Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả – Hoàng Tuấn Phụ Trách (04/28/2008)

28/04/200800:00:00(Xem: 2018)

Vụ án John Newman là bi kịch của một người Việt tỵ nạn thành công trong chính trường Úc

Vũ Đức Cảnh - Perth WA

Theo dõi chương trình "4 Corners" của ABC và bài tóm lược "Mở lại vụ án John Newman" trên Sàigòn Times, tôi là một độc giả trung thành của quý báo, nên có vài ý kiến mạo muội gửi tới Diễn đàn Độc giả. Trước hết, chúng ta phải đồng ý, tội ác xưa nay xảy ra thường xuyên trên thế giới nhưng không phải lúc nào cũng tìm ra được hung thủ. Ngay ở Mỹ, nơi có đầy đủ tiện nghi tiên tiến nhất thế giới, mạng lưới cảnh sát FBI hùng hậu bao trùm cả quốc gia, vậy mà chính FBI cũng phải thú nhận, trong năm 2004, có 16,137 vụ án mạng, thì có tới 6,035 vụ không tìm ra hung thủ (unsolved cases), chiếm tỷ lệ 37.4%. Số còn lại, tuy được thừa nhận là đã tìm ra hung thủ, nhưng không ai có thể bảo đảm 100% không có sai lầm. Bằng chứng trong thời gian 10 năm trở lại đây, với kỹ thuật mới lạ về DNA, nhiều tử tù tại Mỹ đang chờ ngày hành quyết bỗng nhiên được tuyên bố vô tội, trắng án. Như vậy, việc không tìm ra hung thủ cuả vụ án John Newman, hoặc kết án sai ông Ngô Cảnh Phương, là chuyện rất có thể xảy ra. Nhất là qua những bằng chứng MỚI được chương trình "4 Corners" phanh phui, thì khả năng này càng có thể xảy ra.
Xuất phát từ thực tế này, khi một vụ án mạng xảy ra, điều nguy hiểm đối với xã hội không chỉ vì hung thủ của một vụ án mạng thoát khỏi sự trừng phạt của công lý (got away with murder), mà còn vì nguy cơ những công dân lương thiện bị kết án oan ức. Nguyên tắc tố tụng hình sự tại các nước tự do dân chủ trong đó có Úc, đã thiết lập nền tảng công lý, "Thà tha nhầm kẻ có tội, còn hơn kết án lầm người vô tội". Điều này có nghĩa nguy cơ người lương thiện bị kết án oan còn nguy hiểm gấp bội so với nguy cơ hung thủ còn tại đào.
Nhưng không phải ai ai trong xã hội cũng hiểu rõ điều này. Nhất là những cơ quan như cảnh sát, công tố viện, hoặc các chính trị gia,... vì áp lực của dư luận, vì trách nhiệm truy lùng hung thủ càng sớm càng tốt, nên họ thường điều tra không đến nơi đến chốn, đi đến những kết luận vội vã, thậm chí thêu dệt bằng chứng, để đạt được mục tiêu trừng phạt hung thủ. Ở đây, tôi không nói đến âm mưu làm nghiêng lệch cán cân công lý của giới chức hữu trách, tôi chỉ nói đến những sai sót khó có thể tránh khỏi, khi giới chức hữu trách phải làm vội vã dưới áp lực của dư luận, của thời gian, cùng những định kiến về người/những người mà họ coi là "thủ phạm".
Trong vụ án John Newman, nhiều người có thể là hung thủ, vì bản thân ông John Newman đã gây ra khá nhiều kẻ thù. Từ thế lực tội phạm của Mafia địa phương, đến các băng đảng tội ác Á Châu, đến những tư thù cá nhân (như trong chương trình "4 Corners" đã nêu), đến những chính trị gia tranh giành chức dân biểu vùng Cabramatta... Qua những bằng chứng được nêu trong "4 Corners", ai cũng phải đồng ý, trong số những kẻ thù có thể giết John Newman không có ông Ngô Cảnh Phương. Ông Ngô Cảnh Phương ghét John Newman thì có, nhưng thù hằn đến phải giết John Newman để giành chiếc ghế MP tại Cabramatta, thì chắc chắn không. Bằng chứng, chính những nhân vật quyền lực trong đảng Lao Động đã xác nhận điều đó trong chương trình "4 Corners". Tuy nhiên, khi cuộc điều tra truy lùng hung thủ giết John Newman đi đến chỗ bế tắc, thì áp lực đè nặng lên giới chức hữu trách, và nhu cầu tìm ra hung thủ càng lúc càng trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh giữa một bên là áp lực của dư luận, của chính giới, và một bên là sự bế tắc không tìm ra hung thủ, ắt phải dẫn đến khả năng chấp nhận những bằng chứng ngẫu nhiên, chấp nhận những lời khai mâu thuẫn, thậm chí chấp nhận cả những chuyện vô lý để có thể ghép tội người bị tình nghi là hung thủ. Như vậy ai có thể bị tình nghi là hung thủ ở đây" Trong số những nhân vật đáng bị coi là tình nghi, có ông Ngô Cảnh Phương. Ngay khi tên của ông Phương được xếp cạnh những nhân vật đáng bị tình nghi là hung thủ giết John Newman, lập tức ông trở nên nội bật hơn cả. Ông nổi bật không phải vì có nhiều bằng cớ hiển nhiên chứng tỏ ông phạm tội mà vì ông có nhiều kẻ thù trong chính giới, trong thế giới tội phạm, cũng như trong truyền thông chính mạch (mainstream media) của Úc. Và đó là lý do khiến tôi kết luận: Vụ án John Newman là bi kịch của một người Việt tỵ nạn thành công trong chính trường Úc! Tại sao tôi có thể kết luận như vậy" Xin thưa như sau.
Thứ nhất, xuất thân của ông Phương là một người Việt tỵ nạn. Đến Úc làm nghề đánh cá. Trong quan niệm của người Úc, khái niệm một thuyền nhân và dân đánh cá là một khái niệm không có gì là cao sang, xứng đáng chen vai sát cánh với thành phần lãnh đạo của Úc. Đại đa số người Úc không hiểu, một người Úc xuất thân nghề đánh cá thì thường họ có trình độ của người đánh cá. Còn người Việt tỵ nạn mà làm nghề đánh cá, thì chẳng qua chỉ vì lỡ thời lỡ vận, chứ ai cũng có vài mảnh bằng dắt lưng. Nhưng người Úc họ không hiểu vậy nên họ ghen tức. Đồng ý, họ có thể thương xót có thể giúp đỡ chúng ta mới tới trong cảnh bần hàn với chiếc quần sà lỏn. Điều đó đúng. Nhưng nếu chúng ta thành công thì họ sẽ ngạc nhiên và ghen tức. Với những người Úc hiểu biết, chuyện này ít xảy ra, hoặc có xảy ra thì cũng ở mức độ thấp. Rất tiếc, xã hội nào cũng vậy, người hiểu biết thường ít hơn những người không hiểu biết. Cách đây mấy năm, bản thân tôi đã từng đến Cabramatta, lái một chiếc BMW mới cáu cạnh, kiếm một chỗ đậu xe trong car park, cả ba lần đậu đều bị mấy người Úc sổ nho "4 chữ", mặc dù tôi rất lịch sự và không hề giành chỗ của họ lần nào. Họ chửi vì thấy tôi là thằng tóc đen đi xe BMW thôi. Nếu tôi đi cái xe tàng tàng cũ độ chục năm thì chẳng bao giờ nghe chửi. Tôi biết là chính những người đó, khi tôi mới tới Úc cách đây hơn 20 năm, họ rất thương yêu, giúp đỡ tôi. Tôi biết điều đó. Bản chất của họ không thay đổi, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội của tôi thay đổi nên họ thay đổi thái độ. Đó là lẽ thường tình. Vì vậy khi ông Phương từ một gã đánh cá gốc thuyền nhân trở thành một nghị viên và có triển vọng trở thành một dân biểu, nghị sĩ tiểu bang, thì điều đó gai mắt nhiều người. Nếu quý vị theo dõi chương trình "4 Corners" quý vị sẽ thấy họ ngạc nhiên khi thấy ông Phương trong thời gian 10 năm tới Úc đã leo lên được chiếc ghế nghị viên. Sự ngạc nhiên của họ bắt nguồn từ sự coi thường ông Phương nói riêng, người tỵ nạn Việt Nam nói chung. Chính vì coi thường, nên một ngày nọ mở mắt ra thấy ông Phương là nghị viên thì họ phải ngạc nhiên, phải chửi thề... Chuyện đó hợp lý đối với họ, nhưng không hợp lý đối với chúng ta. Không hợp lý ở chỗ hầu hết nghị viên ở Úc đều là dân lao động, ít học, thì cái chuyện một người có ăn học đàng hoàng như phần đông người Việt tỵ nạn chúng ta, làm nghị viên như họ đâu có gì là khó. Và tôi nghĩ bản thân ông Phương cũng coi chuyện làm nghị viên của ông là chuyện nhỏ, nên nhiều người lại càng ghét ông tợn. Đã vậy, ông Phương còn có tham vọng làm dân biểu, nghị sĩ, và tham vọng này đang thành sự thật, thì chắc chắn khi nhìn những nghị viên đồng viện Fairfield Council, ông Phương dù có khéo léo mấy đi nữa cũng không giấy được vẻ kiêu căng, sự coi thường.


Tham vọng và tài ba nhiều khi làm cho con người trở nên rực rỡ đầy hào quang, nhưng cũng vì vậy, khiến con người trở thành mục tiêu của thù hận, ghen ghét. Vậy nên Lão tử mới dậy con người khi xử thế ở đời, phải biết che giấu cái tham vọng, cái tài ba của mình, thì mới tồn tại. Dao sắc phải làm như cùn, đèn sáng phải làm như mờ, thần quang phải nội liễm... thì mới là bậc đại trí. Chắc chắn ông Phương chưa phải là người đã đạt đến mức độ đại trí. Vì vậy, có nhiều chính trị gia địa phương ghét ông Phương cay đắng, trong đó có ông KC, thậm chí ngay cả ông nghị người Việt là NTN cũng không ưa ông.
Kẻ thù thứ hai của ông Phương là những thế lực bài bạc, mà Mekong Club là một cái gai trong mắt họ. Ông Phương muốn dùng Mekong Club như là một cái máy cung cấp tiền cho ông làm những việc xã hội phục vụ cộng đồng người Việt. Rất tiếc, trong con mắt của những thế lực bài bạc địa phương, họ coi Mekong Club là chướng ngại vật phải loại bỏ trên con đường cạnh tranh.
Nhưng có lẽ cả hai kẻ thù trên gộp lại không nguy hiểm bằng kẻ thù thứ ba là truyền thông. Ông Phương vì thành công, cộng với có tham vọng làm lớn, nên cả hai đã khiến ông trở thành người quá tự tin, sẵn sàng ra tay trừng phạt những tờ báo nào dám đụng chạm đến ông. Trong khi sự thành công của một chính trị gia gốc thuyền nhân đánh cá đã làm cho giới Establishment ở Úc ngứa mắt, thì việc ông Phương kiện tụng mấy tờ báo Úc về tội phỉ báng mạ lị lại càng làm cho giới truyền thông cay cú. Và sự cay cú này dai dẳng bám sát ông Phương ngay cả khi ông Phương đã vô tù. Điều này chắc bây giờ ông Phương thấm thía, nhất là sau cái vụ tết nhất liên hoan gì đó trong tù, báo chí của Úc chạy bài chụp cho ông Phương cái mũ, ngồi trong tù mà vẫn điều hành Fairfield Council (tôi không nhớ rõ chuyện này xảy ra năm nào"")...
Nói tóm lại, vụ án John Newman cùng với những oan ức mà ông Phương phải chịu với cái án tù chung thân quả thật là bi kịch của một người Việt tỵ nạn thành công trong chính trường Úc. Và bi kịch này không phải chỉ có ông Phương, mà còn là bi kịch chung của rất nhiều người Việt tỵ nạn chúng ta, nó diễn ra một cách đa dạng, qua nhiều hình thức mà tôi tin chắc, quý độc giả ai ai cũng đã hơn một lần gánh chịu, hoặc chứng kiến.

*

Ý nghĩa của Quốc Hận 30-4 đối với dân tộc Việt Nam và thế giới...

Trương Văn Hùng - Darra QLD

Là một nạn nhân của chế độ CS trong suốt 3/4 thế kỷ (trải qua ba đời, ông nội, bố tôi và tôi), nhưng tôi đã vươn lên trên mọi thù hận để bình thản viết những dòng chữ này để chia sẻ cùng quý vị về ý nghĩa của ngày Quốc Hận 30-4. Có lẽ ý nghĩa đầu tiền đối với người dân miền Bắc, ngày 30 tháng tư năm 1975 đã có giá trị khai nhãn cho họ. Sau bao năm người dân miền Bắc bị tuyên truyền, bưng bít sự thật về một miền Nam nào là "mất tự do bị bóc lột kìm kẹp bởi đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, khiến nhân dân miền Nam cơm không có mà ăn, áo không đủ mặc, trại tù nhiều hơn trường học và bệnh xá, đĩ điếm, trộm cắp đông như rươi…" Ôi sự thật đã bị bàn tay đảng vo tròn bóp méo, bao nhiêu điều xấu xa nhất đã bị tập đoàn lãnh đạo đảng CS tuyên truyền gán ghép, vu khoát, mục đích để cổ động cho thắng lợi, bất chấp mọi thủ đoạn, dù rằng có những điều làm thương tổn đến tình người, danh dự dân tộc!… Vì tình máu mủ ruột thịt, người dân miền bắc sau ngày 30 tháng 04 năm 75 đã lũ lượt vào Nam tìm thân nhân, họ mang theo từ cân đường , lạng đậu, ký khoai, vài ống gạo, ít chén bát đất… để chia xẻ cho người thân trong Nam. Nhưng họ đã quá ngỡ ngàng về sự giàu sang phú qúy của người dân trong Nam. Họ đã xấu hổ không biết cất mớ chén đất đi đâu… vứt đi thì tiếc; vì đây là tài sản của họ sau bao năm sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa!
Đó là ý nghĩa thứ nhất. Ý nghĩa thứ hai, ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975 phơi trần tính cách dối trá phỉnh gạt của CS miền Bắc đối với nhân dân cả nước và quốc tế về bộ mặt xâm lược. Điều mà đảng CSVN thường tuyên bố với báo chí quốc tế là không hề có bộ đội miền Bắc tham dự trong Nam; cuộc chiến đấu hoàn toàn do người dân miền Nam phẫn uất vùng lên giải phóng. Một minh chứng cho sự lừa dối là bộ đội Bắc Việt đã vào dinh Độc Lập ăn cướp chính phủ miền Nam lúc bấy giờ.
Ý nghĩa thứ ba là cũng chính ngày Quốc Hận 30-4, chiếc mặt nạ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị đánh rơi, đó chỉ là công cụ của CS Bắc Việt. Chỉ ít lâu sau "ngày giải phóng" toàn bộ Mặt Trận Giải Phóng MN bị CS Bắc Việt giải thể, ngay đến "Câu Lạc Bộ Kháng Chiến Cũ" của nhóm này cũng bị cấm hoạt động. Những nhân vật có côngg trong MTGPMN như Trương Như Tảng phải đào thoát, BS Dương Quỳnh Hoa bị cô lập vv…
Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 cũng chính ngày này đã mở mắt cho thế giới thấy được sự bạo tàn của CS và khát vọng tự do của người dân sống dưới chế độ CS. Khi hàng triệu người VN thuộc đủ mọi thành phần đã bỏ nước ra đi bất chấp mọi nguy hiểm, dù phải chết trên biển cả hay trong rừng sâu trên đường đào thoát. Đấy cũng là ngày mở mắt cho số người miền Nam, từng tin tưởng vào chủ nghiã xã hội và đã che chở, nuôi dưỡng cho CS ẩn trú trong thành phố, xóm làng.
Cũng chính ngày đó bao cuộc sống trù phú của dân miền Nam biến mất và chịu nhận một sự "đổi đời" bi thảm: Những trại cải tạo được lập ra nhốt những thành phần ưu tú của VNCH. CS đánh tư sản mại bản vơ vét chiếm hữu tiền của những người giàu. Đổi tiền, thành lập Hợp tác xã, biến nông dân thành kẻ làm công; khi mà ruộng đất, lúa gạo chính là huyết mạch của họ cũng phải đưa vào hợp tác xã. Khi có giỗ chạp, ma chay, cưới hỏi, người nông dân muốn lấy lúa gạo ra theo tiêu chuẩn cho mỗi hộ đều phải xin phép lên xã, mới được phép rút ra, nhưng mấy ai được cấp phát theo đơn xin! Sách lược kinh tế mới là hình thức cướp tài sảm của lớp người giàu có, cô lập để dễ kiểm soát những đối tượng được quy là mầm mống của sự hậu thuẫn «phản động» và đày họ đi kinh tế mới để chiếm nhà cướp của. Ở trong các thành phố CS kủng bố tinh thần người dân bằng cách cấm hội họp tụ tập. Không khí trấn áp đè nặng lên từng khu xóm, con hẻm, góc phố…
Cũng chính ngày Quốc Hận 30 tháng 04 năm 1975 người dân miền Nam đã nhìn rõ bộ mặt dã man và thủ đoạn làm tiền của CS khi tổ chức những cuộc vượt biên bán chính thức để trấn lột nữ trang vàng bạc của người vượt biên.
Ngày 30 tháng 04 năm 1975 cũng là ngày «đổi đời» của chính đảng CS bằng chiếm hữu tài sản của miền Nam để tự biến thành «tư bản đỏ»; và từ đó nạn quan liêu tham nhũnng hối lộ ngày trở nên trầm trọng và đã thành quốc nạn hôm nay!
Cũng chính khởi đi từ ngày Quốc Hận này mà người dân miền Nam khám phá ra vô số những bộ mặt trá hình, hai lòng, núp bóng trong tôn giáo, đảng phái, quân đội, viên chức chính quyền miền Nam «Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản». Chính ngày này đã gạn lọc: Ai thực lòng yêu nước, ai là kẻ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân miền Nam để mưu lợi riêng tư. Và sau 33 năm người ta còn nhận biết qua lớp người tị nạn chính trị tại hải ngoại: ai kiên định lập trường quốc gia, ai chao đảo" Ai giữ đúng tính cách tị nạn" Người xưa nói «phải đợi đến lúc đóng quan tài mới biết ai trung ai xảo», ngày nay chưa vô quan tài đã lộ chân tướng, câu nói xưa có cần bổ túc thêm chăng"!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.