Hôm nay,  

Hội-nghị Nôm-học Ở Temple U, Phila

15/04/200800:00:00(Xem: 7042)

Cuối tuần qua, trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy 11-12 tháng Tư, 2008, đã diễn ra một Hội-nghị về Nôm-học ở Gladfelter Hall do Trung-tâm Nghiên cứu Triết-học, Văn-hoá và Xã-hội VN thuộc Temple University đứng ra tổ-chức.  Cả Trung-tâm, mới có được mấy năm nay (từ năm 2004), và một hội-nghị về Nôm-học đều là những phát triển khá mới trong lãnh-vực Việt-học (nghiên cứu về VN) ở xứ này.

Một hội-nghị quốc-tế

Được thông-báo từ nhiều tháng nay, Hội-nghị Nôm-học này đã thu hút được sự quan-tâm của một số chuyên-gia về Chữ Nôm từ năm quốc gia gồm Việt-nam, Liên-bang Nga, Mỹ, Canada và Pháp.  Trả lời sớm sủa nhất có lẽ là ông Nguyễn Quảng Tuân, được biết là một chuyên-gia hàng đầu về Kiều-học, đã gửi bài sang (nói về “Chữ Nôm trong Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) trước từ tháng Giêng tây.

Từ Pháp có ông Jean Claude Ginhoux thuộc Viện Sinh-ngữ và Văn-minh Đông-phương (tức Trường Langues O’ cũ), một cựu-tuỳ-viên quân-sự bên cạnh Toà Đại-sứ Pháp ở Hà-nội, giờ quay ra học Chữ Nôm.  Ông cho biết: “Ở Pháp, các chuyên-gia về Chữ Nôm ngày nay gần như không còn ai, và tôi hình như là người độc-nhất theo học ngành này ở Paris bây giờ.”  Theo ông, các bậc giỏi Nôm của Việt-nam ở Pháp như G.S. Hoàng Xuân Hãn, G.S. Tạ Trọng Hiệp hay B.S. Nguyễn Trần Huân đều đã mất trên mười, mười mấy năm nay rồi, còn các chuyên-gia về Nôm người Pháp như B.S. Maurice Durand hay ông Paul Schneider (Xuân Phúc) lại còn ra đi sớm hơn nữa.  Thậm chí, cả một giáo-sư ngữ-học như G.S. Nguyễn Phú Phong, trước dạy ở Paris VII, cũng không còn nữa.

Từ Liên-bang Nga, G.S. Nguyễn Tài Cẩn, do tình-hình sức khoẻ không cho phép, đã phải gửi bài sang (nói về “một số vấn-đề trong các văn-bản in Nôm” mà chúng ta cần lưu ý) để cho G.S. Ngô Thanh Nhàn tóm lược vào sáng thứ Bảy, 12/4.

Mở đầu hội-nghị

Khai mạc hội-nghị và chào mừng các tham-dự-viên là G.S. Philip Alperson, Giám-đốc Trung-tâm Nghiên cứu về Triết-học, Văn-hoá và Xã-hội VN ở Temple University.  Sau đó, G.S. Sophie Quinn-Judge, trước kia là nhà báo và cách đây ít năm đã viết một cuốn sách rất được chú ý về những năm ông Hồ lặn mất ở Liên-xô, nhất là trong thập niên 1930 (Hồ Chí Minh, the Missing Years), giới-thiệu diễn-giả chính trong buổi sáng thứ Sáu, 11/4.  Đó là G.S. Sử-học Trần Tuyết Nhung, hiện đang dạy ở Viện Đại-học Toronto, Canada.

Giáo-sư Nhung đưa ra một vấn-đề khá nhạy cảm, đó là vấn-đề cộng-tác giữa các học-giả ngoại-quốc và các chuyên-gia Hán-Nôm người Việt.  Tỷ-dụ, một tác-giả Tây-phương có thể viết một cuốn sách về VN dựa vào những bản dịch hay những tài-liệu do người Việt cung-cấp nhưng khi ghi tên tác-giả lại không nhắc gì đến các cộng-sự-viên kia hay cùng lắm chỉ ghi thoáng qua trong một lời cám ơn ngắn ngủi (Đó là trường-hợp một số tự-điển Việt-Latinh hay Việt-Pháp mà ngày nay ta chỉ được biết dưới tên các tác-giả người nước ngoài).  Sự-thể này gần đây còn xảy ra trong cả trường-hợp người Việt với người Việt.

Những chứng-tích sớm nhất về chữ Nôm từ đời nhà Lý (TK XII)

Thu hút được khá nhiều chú ý là bài thuyết-trình của G.S. Nguyễn Quang Hồng hiện đang dạy ở Đại-học Quốc gia Hà-nội.  Ông nêu ra được một số tài-liệu viết bằng chữ Hán mà ta còn lại từ đời nhà Lý (TK XII), trong đó có lọt đôi ba chữ Nôm tên người hay tên đất, tên đầm, chứng tỏ chữ Nôm đã có trước thời Nguyễn Thuyên hay Nguyễn Sĩ Cố, dưới thời nhà Trần. 

Nhưng giả-thiết đáng chú ý nhất của ông là cho cuốn kinh mang tên Phật thuyết Đại báo Phụ mẫu ân trọng kinh (trong đó có kèm theo bản dịch chữ Nôm cổ) có thể là một sản-phẩm của thế-kỷ thứ 12.  Theo ông, trong cuốn kinh này có tất cả là 74 trường-hợp một đơn-âm-tiết ngày nay được ghi xuống thành hai âm-tiết (xuất hiện 104 lần) và 63 trường-hợp viết thành một đơn-ấm-tiết nhưng trong đó có ghi hai phụ-âm đầu (xuất hiện 100 lần).  Điều này chứng tỏ là các cách viết đó còn rất cổ, cổ hơn cả cách viết Nôm trong các phú Nôm đời nhà Trần của thế-kỷ thứ 13 (như trường-hợp mấy phú Nôm của Trần Nhân-tông).  Ngoài ra cũng còn những phát âm cho thấy ảnh-hưởng của phụ-âm chữ Hán đời Đường-Tống như “mân mân” cho “dần dần” trong tiếng Việt sau này.

Vai trò của Chữ Nôm trong việc phổ-biến chữ Quốc-ngữ

Phần trình bầy của Tiến-sĩ Nguyễn Nam, hiện đang làm việc ở Harvard-Yenching Institute ở Harvard, Boston, nêu được ra một sự-kiện khá lý thú.  Đó là không phải một sớm một chiều, người ta đổi từ chữ Hán, chữ Nôm sang chữ Quốc-ngữ.  Ngược lại, đã có một thời-gian khá dài (khoảng một nửa thế-kỷ) trong đó, các sách báo chữ Nôm như Đồng văn Nhật báo đã có những bài viết bằng chữ Hán để giới-thiệu cách đọc, cách viết chữ Quốc-ngữ, hoặc các sách dạy lính tập cũng chuyển dần từ Nôm sang Quốc-ngữ. 

Sang phần thuyết-trình của ông Nguyễn Quảng Tuân, G.S. Ngô Thanh Nhàn cho biết đáng nhẽ ông Tuân đã có mặt (đã xin xong giấy xuất ngoại và đã mua vé) nhưng vào giờ chót, bác-sĩ đã giữ ở lại VN vì lý-do sức khoẻ.  Do đó bài của ông đã phải thâu tóm lại, theo đó ông nêu ra một số trường-hợp văn-bản Lục Vân Tiên, do các đệ-tử của cụ Đồ Chiểu, ghi chép (bởi cụ bị mù từ sớm), đã cho thấy ảnh-hưởng của tiếng Việt miền Nam. 

Bài của diễn-giả Phan Anh Dũng từ Huế, viết về tuồng Đàng Trong thế-kỷ 17-18, cũng đã được G.S. Ngô Thanh Nhàn thâu tóm lại để cho thấy một lãnh-vực nghiên cứu mới khá phong phú do những người như G.S. Nguyễn Văn Sâm, hiện ở Texas, đi tiên-phong từ những năm 70 của thế-kỷ trước.

Chữ Nôm Dao và chữ “là” trong tiếng Việt cổ

Chiều thứ Sáu, 11/4, các tham-dự-viên được nghe một bài thuyết-trình khá đặc-sắc của một chuyên-gia trẻ người Mỹ, anh Bradley C. Davis thuộc Khoa Sử Đại-học Washington ở Seattle, WA, trình bầy.  Anh Davis cho biết, không hiểu vì sao, từ đời ông nội của anh, trong gia-đình anh đã có nhiều loại tiền cổ của VN, thời Đông-dương thuộc Pháp.  Tò mò, anh đi tìm hiểu và cuối cùng, điều này đã dẫn anh sang VN để có hồi làm “ông tây ba-lô” đi thăm thú những nơi như Lào-cai, Sa-pa.  Dần dần, anh đâm yêu đất nước và người VN, và hiện giờ anh đang là cố-vấn trong một chương-trình bảo tồn và phát huy chữ Nôm của thiểu-số người Dao.  Anh cho biết, trong một tương-lai không xa, anh sẽ hoàn-tất một cuốn sách về vấn-đề chữ Nôm Dao.

Trái lại, ông Ginhoux thì tìm cách nghiên cứu ngữ-pháp tiếng Việt qua các bản Nôm cổ, như sách Phật thuyết nói trên.  Dựa vào bản Nôm này, ông cho thấy tiếng Việt cổ hay dùng chữ “chưng” hay “là” để dịch chữ “chi” của bản chữ Hán.  Mặc dầu bằng-chứng do ông nêu ra khá rõ ràng nhưng xem chừng hãy còn có người ngờ vực, chưa muốn tin hẳn cách giải thích của ông.

“Từ Điển Chữ Nôm Trích Dẫn”

Sang sáng thứ Bảy, ngoài phần tóm lược bài thuyết-trình của G.S. Nguyễn Tài Cẩn, có phần trình bày của G.S. Ngô Thanh Nhàn về một dự-án lớn ông đang làm chung với một số chuyên-gia Chữ Nôm và điện-toán ở trong nước và ở Bỉ, nhằm phân-tích chữ Nôm ra thành khoảng 600 “ideographeme” (tự-tố) để có thể dùng mô-tả được hầu hết các chữ Hán-Nôm trên thế-giới (vì hệ-thống Unicode cho chữ Hán hiện đang gặp bế-tắc, có tới ít nhất 6000 chữ Nôm hiện còn đang phải chờ để được công-nhận). 

Song bài thu hút được sự chú ý một cách rộng rãi có lẽ là bài về “Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, quyển tự-điển đầu tiên xây dựng trên nguyên-tắc sử-học” của G.S. Nguyễn Ngọc Bích, thuộc Viện Việt-học (Westminster, CA) và Đại-học George Mason (Trung-tâm Nghiên cứu Đông-dương).  Bài nói chuyện của ông đã duyệt lại tình-hình 600 năm từ-điển-học chữ Nôm (bắt đầu với Chỉ nam ngọc-âm giải nghĩa) và hơn 350 năm từ-điển-học Quốc-ngữ (bắt đầu từ Alexandre de Rhodes, 1651) để làm tiền-đề cho việc soạn thảo cuốn Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, đã được đưa lên Website của Viện Việt Học từ Tết năm 2005 (www.vienviethoc.org) và hiện đã được bổ túc và duyệt lại để chuẩn-bị in ra dưới dạng sách, khoảng 1700 trang, sắp ra mắt trên thị-trường trong vài tháng tới.

Sau khi được xem một số trang mẫu của TĐCNTD, G.S. Nguyễn Quang Hồng, người chủ-biên Tự Điển Chữ Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà-nội (tác-phẩm được giải thưởng quốc gia 15 triệu đồng năm 2007), đã có nhận-định: “Chính chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc in lại trích dẫn theo các bản Nôm cổ nhưng lúc bấy giờ chưa có khả-năng làm chuyện đó.  Bây giờ, cuốn TĐCNTD đã làm được chuyện đó, chứng tỏ là nhóm làm tự-điển này đã bắt kịp với tiến-bộ của khoa-học thông tin và vi-tính của ngày hôm nay.”

Kết: Những khả-năng mở rộng của ngành Nôm-học

Và cũng để kết, G.S. Nguyễn Quang Hồng chia sẻ: “Ngành Nôm-học từ trước đến nay chủ-yếu là ngữ-văn-học, nghĩa là nghiên cứu các văn-bản, nhưng tới đây tôi thấy mình có thể quan-niệm các tài-liệu Nôm như một khách-thể chứ không còn chỉ là một đối-tượng nghiên cứu.  Có nghĩa là ta có thể viết sử, viết về xã-hội-học, viết triết, viết lịch-sử khoa-học VN… mà dùng các tài-liệu Nôm làm cơ-sở nghiên cứu.  Được như thế thì ngành Nôm-học trở thành mênh mông, không còn giới-hạn vào một số văn-bản nhất định nữa.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.