Hôm nay,  

Điều Chỉnh Tác Xạ

08/10/200500:00:00(Xem: 5144)
- Thiên tai bão lụt bất ngờ làm Tổng thống Bush đọc bài diễn văn trễ hơn một tháng để giải thích động lực và mục tiêu của chiến tranh. Nhận thức kém khiến ông đã trễ mất vài năm…
Thành phố New York đang hồi hộp dè chừng quân khủng bố có thể sẽ tấn công hệ thống xe điện ngầm.
Trong các đợt tảo thanh khủng bố tại Iraq, các đơn vị Mỹ đã bắt được một số tù binh và thu thập được một số tin tức, rằng các thành viên của lực lượng "Thánh chiến" dự tính tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ trong vòng 90 ngày tới. Một số thông tin chính xác hơn cho biết là từ 15 đến 20 đặc công đang ở Hoa Kỳ sẽ đánh bom hệ thống chuyên chở công cộng tại New York. Ngày ba tháng Mười, cơ quan quân báo Defense Intelligence Agency chuyển các thông tin ấy cho nhà chức trách New York.
Những thông tin ấy khiến New York quan tâm, nhưng chưa đủ chính xác và thiếu cơ sở kiểm chứng để nhà chức trách có thể phản ứng, trước tiên là thông báo cho công chúng biết.
Qua ngày năm tháng Mười, cuộc truy lùng tại thị trấn Musayyib ở miền Nam Baghdad - một cơ sở của mạng lưới al-Qaeda do Abu Musab al-Zarqawi chỉ huy - đã bắt được một số đặc công của al-Qaeda. Những thông tin khai thác được từ đó cho thấy âm mưu tấn công New York là đáng ngại. Cảnh sát New York không tìm được gì thêm để bổ túc hay bác bỏ những nguồn tin ấy, nhưng không thể không báo động. Thà quá thận trọng còn hơn là bất cẩn. Vì vậy, Thị trưởng Michael Bloomber và Cảnh sát trưởng Raymond Kelly mới chính thức thông báo cho dân chúng biết, nhưng ông Bloomberg vẫn dùng xe điện đi làm, để dư luận khỏi hốt hoảng.
Bài tốn của New York, sau khi đã bị mấy trận khủng bố trong quá khứ, là một hồi chuông cảnh tỉnh cần thiết vì dân chúng chưa ý thức được nội dung và kích thước của trận chiến.
Nhưng, ra khỏi New York mà nhìn trên toàn cảnh, người ta thấy gì" Tin tức tình báo tại Iraq cho thấy New York có thể bị khủng bố đặt bom. Nếu như vậy, vì sao một số dư luận Mỹ, nhất là trong đám phản chiến, lại nêu vấn đề về mối quan hệ giữa chuyện Iraq và khủng bố, và một số lãnh tụ Dân chủ còn đòi chính quyền Bush phải lập kế hoạch triệt thối khỏi Iraq"
Câu hỏi ấy cho thấy sự dại dột của đảng Dân chủ khi bọc xuôi theo sự hoài nghi của quần chúng mà tấn công chính quyền thuần túy vì lý do chính trị và tranh cử. Người ta không thể tin được đảng này khi an ninh của Mỹ bị đe dọa. Nhiều nhân vật Dân chủ như Nghị sĩ Joe Lieberman và Hillary Clinton vì vậy cố gắng đứng xa trào lưu phản chiến ấy. Bà Clinton càng phải giữ lập trường nguyên thủy chứ không thể đổi trắng thành đen vì là nghị sĩ của New York.
Nhưng, vì sao quần chúng Mỹ lại hoài nghi, khiến phe phản chiến có cơ hội và lập luận khai thác"
Câu hỏi ấy dẫn ta trở về một lầm lẫn tai hại của chính quyền Bush. Hôm thứ Năm vừa qua, ông Bush cố gắng sửa sai với một bài diễn văn đọc gần nửa tiếng đồng hồ, về mục tiêu và nội dung của cuộc chiến. Đây là bài diễn văn đầu tiên, bốn năm sau khi Hoa Kỳ khai diễn cuộc chiến tại Afghanistan, mà ông Bush giải thích một cách rõ ràng, thuần nhất, về bản chất của cuộc chiến. Hoa Kỳ đã từng đổ quân vào tham chiến tại Việt Nam mà không biết để làm gì, nên tiến hành như thế nào. Lần này, lãnh đạo Mỹ có vẻ khá hơn, cuối cùng đã hiểu ra nội vụ để giải thích cho dân chúng. Trễ còn hơn không…
Ngay từ đầu, cuộc chiến này bị ông Bush gọi sai là "cuộc chiến chống khủng bố". Ông còn sai lầm khi nói đến cuộc chiến bằng chữ "Thập tự chinh", Crusade, mang âm hưởng lạc hậu thời Trung cổ và xúc phạm tâm lý của dân Hồi giáo, nghĩa là rơi vào lý luận của quân khủng bố.
Khủng bố chỉ là phương pháp không là mục tiêu, và cách gọi ấy không minh định được kẻ thù lẫn đặc tính và kích thước của cuộc chiến. Trên cột báo này, chúng ta đã quá nhiều lần nêu vấn đề nên sẽ không nhắc lại.
Khi tấn công Iraq, chính quyền Bush đã lấy một quyết định đúng, mà lòng vòng giải thích sai cái lý do tham chiến - như vì võ khí tàn sát, hay vì mục tiêu xây dựng dân chủ, là điều sau này mới được nói ra.
Lý do chính là minh chứng cho thế giới Hồi giáo thấy quyết tâm của Hoa Kỳ để phản bác lại lý luận của al-Qaeda, rằng Hoa Kỳ suy đồi về văn hóa và suy nhược về tinh thần nên sẽ tháo chạy khi bị tấn công, như Liên xô đã tháo chạy khỏi Aghanistan.
Hoa Kỳ mà tháo chạy khỏi Iraq hay Trung Đông, cả thế giới Hồi giáo sẽ đổ theo xu hướng cực đoan quá khích, nhờ vậy, bọn quá khích có thể xây dựng một Vương quốc Hồi giáo toàn cầu, cai trị bằng giáo luật cực đoan và lạc hậu nhất của đạo Hồi. Một lá thư mật của thủ lãnh số hai của al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri gửi cho al-Zarqawi tại Iraq vừa tái xác nhận điều ấy: al-Qaeda đang mất tiềm lực tại Afghanistan nên sẽ phải chọn Iraq làm trung tâm phát huy và xây dựng ra vương quốc Hồi giáo này.
Theo dõi hoạt động của quân khủng bố, từ Liên bang Nga xuống Maroc, qua Trung Đông, Trung Á, Nam Á, tới Indonesia hay miền Nam Thái Lan, người ta thấy ngay sức cám dỗ của giải pháp khủng bố.
Thành thử, nội dung của cuộc chiến bị gọi sai là "chống khủng bố" chính là một trận chiến tranh tâm lý, hỗ trợ bằng quân sư và ngoại giao chính trị, nhằm tiêu diệt xu hướng cực đoan của Hồi giáo, ngụy danh "Thánh chiến" để khuynh đảo cả thế giới Hồi giáo.
Đối tượng cần tiêu diệt là nhóm Hồi giáo cực đoan, là "Thánh chiến" trong ngoặc kép, đối tượng cần tranh thủ là quần chúng và lãnh đạo Hồi giáo trên toàn cầu.
Hoa Kỳ có thể quay lưng lại thách đố này và thế giới sẽ loạn to.

Cái may của Hoa Kỳ - và thế giới - là một người như George W. Bush lại làm tổng thống vào đúng thời điểm, khi minh chứng của al-Qaeda lên tới cực điểm là vụ khủng bố 9-11. Ông không quay lưng lại vấn đề như nhiều người tiền nhiệm, kể cả thân phụ là nguyên Tổng thống George H. Bush, mà quyết tâm đánh trả. Điều không may là chính quyền của ông không trình bày được nội vụ cho rõ ràng từ đầu, khiến chính quyền lúng túng và quần chúng hoài nghi khi al-Qaeda thực sự đã thất bại trong mục tiêu chiến lược của họ: không một xứ Hồi giáo nào sụp đổ để phe quá khích lên cầm quyền và phổ biến tư tưởng, phương pháp lẫn võ khí tàn sát cho các xứ Hồi giáo khác. Ngược lại, al-Qaeda đang bị truy lùng và khủng bố bị triệt hạ tại Iraq. Lá thư của al-Zawahiri gửi al-Zarqawi - từ tháng Bảy và Hoa Kỳ mới lấy được gần dây tại Iraq - còn nói là việc giết hại dân Hồi giáo vô tội bằng hành động khủng bố đã khiến al-Qaeda mất cơ sở…
Hôm Thứ Năm mùng sáu vừa qua, Tổng thống Bush mới lần đầu giải thích chuyện ấy cho minh bạch rõ ràng.
Ông phân biệt "Hồi giáo" và "Thánh chiến", còn dám dùng một từ rất nặng mà chính xác là bọn "Hồi giáo Phát xít" (Islamofacist), ông giải thích vì sao phải vào Iraq và vì sao việc xây dựng dân chủ tại đấy lại cần thiết cho nỗ lực diệt trừ xu hướng phát xít này. Sau khi minh định kẻ thù, không là "khủng bố" hay đạo Hồi mà là xu hướng phát xít trong đạo Hồi, ông minh định luôn quy luật đấu tranh, là "bạn thù phân minh": quốc gia nào dung chứa khủng bố là tiếp tay cho bọn phát xít quá khích.
Cũng trong bài diễn văn chứa đựng rất nhiều lý luận này, Tổng thống Bush tái khẳng định quyết tâm của mình, là sẽ chiến đấu đến cùng. Buông xuôi vì mệt mỏi hoặc triệt thối khỏi Iraq không là giải pháp.
Tuy nhiên, bài diễn văn này vẫn chưa đủ sức thuyết phục, vì quá mới lạ, lại trình bày trong hoàn cảnh bắt đầu cùng quẫn của ông Bush vì những lý do không đâu (thiên tai và Harriet Miers) khi xu hướng phản chiến vô trách nhiệm đang huy động quần chúng và một số lãnh tụ đối lập thì chỉ nhìn đến chuyện đấu tranh chính trị cục bộ. Vì vậy, trong thời gian tới đây, chính quyền Bush sẽ phải khai triển, giải thích và minh chứng cho rõ ràng mạch lạc hơn.
Và trong nỗ lực ấy, chính ông Bush phải giải thích được cho tường tận vài lý luận quan trọng sau đây, nếu không là lại gặp mâu thuẫn.
Thứ nhất, vì sao ngay trong tháng trước ông đã nói là khi nào dân chúng và quân đội Iraq có khả năng tự vệ thì Mỹ sẽ lập tức rút quân" Bị sức ép của dư luận, ban tham mưu và bản thân ông đã chỉ chú ý đến hai vế chính trị (Hiến pháp) và quân sự (khả năng tự vệ) của Iraq mà quên mất mục tiêu trường kỳ là chống "Thánh chiến" hay mục tiêu giai đoạn là xây dựng dân chủ cho Iraq. Mà Iraq cũng chỉ là mục tiêu giai đoạn, là môt phần cục bộ của toàn bộ cuộc chiến. Có bảo vệ và xây dựng dân chủ tại Iraq mà không bảo đảm sự ổn định cho các chế độ Hồi giáo ôn hòa ở chung quanh thì nguy cơ khủng bố vẫn còn.
Đây không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là bài tốn thực tế: al-Qaeda và al-Zarqawi có thể đang chuẩn bị rút khỏi Iraq, không chỉ vì bị truy lùng rất gắt, có khi để tiến hành khủng bố và chiến tranh khuynh đảo ở nơi khác mà không phải trực diện đối đầu với các đơn vị Hoa Kỳ.
Thứ hai, khi phân định bạn thù trong bài diễn văn, ông Bush nói đến quảng đại quần chúng Hồi giáo là những người yêu chuộng hòa bình và không chấp nhận giải pháp quá khích của bọn Hồi giáo Phát xít. Nhưng ông lại nói đến tư tưởng Hồi giáo quá khích như một mối đe dọa toàn cầu, tương tự chủ nghĩa cộng sản, và cần nỗ lực toàn cầu. Có thật là cỏ dại "Thánh chiến" chỉ là một bụi nhỏ trong ngôi vườn tự do và bao dung của thế giới Hồi giáo không" Nếu vậy, vì sao cỏ dại ấy lại là mối đe dọa toàn cầu"
Mâu thuẫn ở đây là… dân chủ, một điểm then chốt trong lý luận đấu tranh của chính quyền Bush.
Rất nhiều nước Hồi giáo dù không ưa gì khủng bố Hồi giáo cũng chẳng thiết tha gì tới dân chủ và chưa chắc đã chấp nhận tinh thần bao dung. Hãy xem họ tiêu diệt nhau thì rõ.
Chưa kể là ý niệm dân chủ ấy còn hàm chứa tinh thần "theo Mỹ" hay "bồi Mỹ".
Trong thế giới Hồi giáo, thân Mỹ không là một điểm son đáng khoe mà nhiều người Mỹ lại không hiểu. Với sự chủ quan của họ và lối tuyên truyền của độc tài, cứ yêu chuộng dân chủ là rất dễ thành tay sai của Mỹ. Cho nên, càng phát huy dân chủ trong thế giới Hồi giáo, để phụ nữ được bình đẳng, xã hội trở nên cởi mở, kinh tế phát triển tốt đẹp hơn, người ta càng dễ mang tiếng trong bước đầu. Nếu có thành công được phần nào thì lại gây ra nhiều đổi thay khiến những kẻ không muốn hoặc không thể thay đổi sẽ tìm về giải pháp Thánh chiến.
Đây không là một vấn đề lý thuyết hay trừu tượng. Trong thời chiến tranh Việt Nam, một số người không chấp nhận chế độ Ngô Đình Diệm vì những khó chịu ngoài da khi chế độ này chưa dân chủ như ý họ muốn đã dại dột bước sang bên kia. Và góp phần bành trướng một chế độ còn tồi tệ hơn gấp bội.
Một thí dụ gần gũi hơn, thời sự hơn, các lực lượng Shia tại Iraq đều muốn dùng Mỹ để củng cố thế lực trên hai sắc tộc còn lại là Sunni và Kurd. Họ muốn dùng Mỹ mà chưa chắc đã muốn có dân chủ và càng không muốn mang tiếng là thân Mỹ, hoặc tay sai của Mỹ. Cách hành xử của họ trong việc phê chuẩn hiến pháp tuần tới, hoặc cách ứng xử với quân khủng bố trong khu vực Sunni là một khó khăn thực tế cho chính quyền Hoa Kỳ. Chưa kể là điểm tựa của nhiều lãnh tụ Shia lại là Iran, một quốc gia Hồi giáo quá khích với tham vọng bá quyền trong khu vực.
Cho nên, lý luận của ông Bush có điều gì đó chưa ổn cho dư luận và cần được khai triển và minh diễn cho rõ ràng hơn. Nhưng khó khăn nhất chưa phải là giải thích thiện chí của Mỹ cho thế giới Hồi giáo mà là giải thích nhu cầu sinh tử - và lâu dài - của nước Mỹ cho dân chúng cùng hiểu.
Chẳng lẽ họ chỉ hiểu ra khi bị khủng bố tấn công một lần nữa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.