Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Hải Hoàng Tâm Tình Trước Ngày Trình Diễn

19/10/200700:00:00(Xem: 5361)

Thi Nguyễn
Vào Thứ Bảy 20-10, Nguyễn Hải Hoàng và Thi Nguyễn sẽ cùng trình tấu nhạc thính phòng tại Cal State Fullerton, trong đó có nhạc phẩm do P.Q Phan sáng tác, cùng với một nữ nhạc sĩ người Nam Hàn Sylvia Kang. Hải Hoàng cho Việt Báo biết, ca khúc Unexpected Desire của Phan Quang Phục, giáo sư âm nhạc Đại Học Indiana-Bloomington, được sáng tác năm 1997.

Theo tác giả, bản nhạc được sáng tác từ cảm xúc khi đọc truyện Kiều của Nguyễn Du. Cây đàn violon của anh được ví như nàng Kiều và cây đàn cello và piano được so sánh như Kim Trọng. Người nhạc sĩ tưởng tượng rằng lúc đầu hai người gặp nhau trong nỗi e dè, khó xử nhưng sau cuộc chuyện trò thì họ cảm thấy thoải mái, gần gũi hơn, và từ đó trở thành hai người tri kỷ. Tác giả sáng tác bản nhạc này để diễn tả cảm xúc khi mới tới Hoa Kỳ định cư, khi mới 20 tuổi. Tác phẩm chứa đựng dấu ấn của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam theo giai điệu hát chèo và ả đào. Phan Quang Phúc đã vượt qua thử thách của dòng nhạc cổ truyền Việt Nam đầy ngẫu hứng. Nhạc của ông giữ được nhịp chính xác cộng với kỹ thuật mới của quảng ba để tạo ra những âm thanh như tiếng gõ của nhạc cụ cổ truyền VN.

- Nếu coi bản nhạc của Phan Quang Phục là sáng tác đương đại thì làm sao lại chọn để trình diễn chung với nhạc của Bach, Brahms và Beethoven"

- Khi chọn bài cho chương trình hòa tấu này, Hải Hoàng và Bảo Thi muốn mang tới cho khán thính giả những dòng nhạc của những giai đoạn khác nhau: baroque (Bach), classical (Beethoven), lãng mạn (Brahms) và đương đại (Phan Quang Phục). Vì đây là buổi biểu diễn tại trường đại học nên chắc chắn có nhiều giáo sư và sinh viên âm nhạc tới nghe nên việc trình diễn những tác phẩm kinh điển là rất cần thiết. Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh tới điều quan trọng trong buổi hòa nhạc này là giới thiệu tới khán thính giả một tác phẩm Việt Nam có giá trị nghệ thuật, bởi vì có hai người trình diễn là người Việt Nam và nhiều khán giả dự thính là người Việt Nam.

- Trình diễn tác phẩm của một nhà soạn nhạc đương đại có khác gì so với tác phẩm cổ điển"

- Sự khác biệt lớn nhât là người trình diễn phải có suy nghĩ thoáng và không chịu tác động bởi bất kỳ nguyên tắc nào trong âm nhạc trước đây như cấu trúc, hòa âm…Thông thường những tác phẩm cổ điển được trình bày, người nghe có thể đoán trước phần tiếp theo. Trong khi âm nhạc hiện đại có nhiều bất ngờ, không bị hạn chế. Rất tiếc lần này nhạc sĩ Phan Quang Phục không tới dự được vì ông đang bận viết một vở opera tại Đại Học Indiana-Bloomington. Hải Hoàng có may mắn được tiếp xúc và nói chuyện nhiều lần với nhạc sĩ về sáng tác này.

- Hai anh đã có dịp cùng hòa tấu"

- Chúng tôi có một lần đàn chung trong chương trình Mẹ Việt Nam của dàn hợp xướng Ngàn Khơi tại thính phòng La Mirada cách đây hai năm.

- Kinh nghiệm hòa tấu nhiều nhạc cụ và độc tấu có khác nhau không"

- Hòa tấu tạo ra các cuộc chuyện trò âm nhạc giữa những người trình diễn. Những buổi tập dợt rất vui và thú vị, càng hay hơn nếu người bạn đàn hợp với mình. Cả hòa tấu và độc tấu đều có những nét đặc trưng riêng. Giống như cá nhân trong gia đình, ai cũng cần gia đình và bạn bè nhưng đôi khi cũng cần những khoảng trống cần thiết cho bản thân.

- Cám ơn Hải Hoàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.