Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Kevin Andrew Thổi Bùng Ngọn Lửa Kỳ Thị Tại Úc

16/10/200700:00:00(Xem: 1925)

Hôm thứ Hai 8/10/07 vừa qua, một cử tri gốc Sudanese tại Queensland đã công khai tuyên bố qua giới truyền thông rằng tuy ông là một người luôn luôn đầu phiếu cho đảng Tự Do trong tất cả mọi cuộc bầu cử ở cả ba cấp chính phủ, nhưng ông quyết định sẽ không dồn phiếu cho đảng này trong kỳ tổng tuyền cử liên bang sắp tới đây vì ông rất bất mãn với hành động sặc mùi kỳ thị của tổng trưởng di trú Kevin Andrews trong tuần qua.
Tưởng cũng nên nhắc lại, tuần qua khi trả lời giới truyền thông về nhu cầu gia tăng dịch vụ trợ giúp cho người tỵ nạn từ Phi Châu sau việc một thanh niên gốc Sudan bị đả thương trí mạng ở Noble Park, Victoria, ông Andrews trả lời rằng rất nhiều người tỵ nạn Phi Châu được nhận vào Úc có trình độ học vấn thấp, đã sống nhiều năm trong trại tỵ nạn, đã từng trải qua nhiều sự chấn động mạnh mẽ, không quen thuộc với nếp sống sung túc ở Úc, gặp nhiều thử thách khó khăn hơn trong vấn đề hội nhập và vì thế chính phủ liên bang đã quyết định chi thêm $200 triệu trong vòng bốn năm tới đây cho các dịch vụ trợ giúp người di dân. Nếu ông Andrews ngưng lời tại đấy thì có lẽ đã không có sự chỉ trích mạnh mẽ từ khắp mọi giới trong tuần qua và cũng không có việc người cử tri trung thành gốc Sudan lên tiếng bày tỏ sự thất vọng của mình một cách công khai như vậy.
Thế nhưng, ngài tổng trưởng di trú lại không ngưng ngay ở đó mà còn tuyên bố rằng “một vài nhóm có vẻ như đã không định cư và thích hợp một cách nhanh chóng hơn với lối sống ở Úc như chúng ta hằng mong muốn,cho nên chuyện hợp lý là ngoài việc bỏ thêm tiền để cung cấp thêm nhiều tài nguyên còn phải giảm thiểu mức độ thâu nhập (người tỵ nạn) từ một số quốc gia chẳng hạn như Sudan” (“some groups dont seem to be settling and adjusting into the Australian way of life as quickly we would hope, it makes sense to put the extra money in to provide extra resources, but also to slow down the rate of intake from countries such as Sudan”).
Ông Andrews công bố một số lý do khiến chính phủ Howard quyết định giảm thiểu tỷ số người tỵ nạn từ Phi Châu, đặc biệt là từ Sudan, từ 70% tổng số tỵ nạn được nhận hàng năm theo tài khoá 2004 -2005 xuống còn 30% trong tài khoá 2007 -2008 tới đây. Thêm vào đó, ông cũng cho biết rằng chính phủ Úc sẽ dình chỉ việc nhận đơn xin tỵ nạn từ Phi Châu cho đến khoảng giữa năm 2008 mới tái tục việc xét đơn và không hẳn sẽ nhận đơn xin định cư của những người này. Ông Andrews bày tỏ mối quan ngại về khả năng hội nhập của người tỵ nạn gốc Phi Châu, bao gồm những việc như sự thành lập của các băng đảng gốc Phi Châu, các vụ đánh nhau giữa các băng đảng Phi Châu ở hộp đêm, sự say xỉn của thanh thiếu niên uống bia rượu ngoài công viên cũng như những vụ bạo hành trong gia đình. Ông cho biết sự nhận xét này của ông dựa theo một số dữ kiện từ các báo cáo mà bộ Di Trú thâu thập về các cộng đồng, kể cả thống kê từ cảnh sát. Tuy nhiên, ông từ chối không phổ biến các văn kiện này với lý do rằng chúng là những tài liệu mật của nội các (confidential cabinet documents).
Sự việc này đã tạo nên một luồng sóng phãn nộ, không những chỉ từ cộng đồng Sudanese hoặc cộng đồng Phi Châu mà từ đủ mọi giới trong xã hội.
Ông Nguyễn Thế Phong, chủ tịch CDDNVTD/Vic trong cương vị Chủ Tịch Hội Đồng Các Cộng Đồng Sắc Tộc Victoria (Ethnic Communities Council of Victoria) đã nhanh chóng gởi đến trang Thư Độc Giả (Letters) của nhật báo The Age, một bài bày tỏ quan điểm đanh thép để lên án lối biện luận này của ông Kevin Andrews. Ông Phong viết rằng “Chương trình định cư người tỵ nạn của Úc nên được thực hiện dựa theo nhu cầu. Hiện nay, nhiều triệu người Phi Châu đang kẹt lại tại các trai tỵ nạn trong hoàn cảnh vô vọng. Lựa chọn người tỵ nạn dựa theo một số nhận xét về khả năng hội nhập của họ thì quả thật đã mấp mé sự kỳ thị rồi". (Australias refugee program should be conducted on the basis of need. At the moment, millions of Africans are stuck in refugee camps without hope. The greatest need remains in Africa… Selecting refugees on perceptions of their capacity to integrate borders on racism)
Thủ Hiến Queensland, bà Anna Bligh, cũng thẳng thừng lên tiếng tấn công ông Kevin Andrews là một kẻ kỳ thị. Bà nói: “DDã lâu lắm rồi tôi mới phải nghe những lời lẽ kỳ thị trắng trợn như thế được phát ra từ bất kỳ một chính trị gia nào của Úc. Khi những lời lẽ ấy lại là của ngài tổng trưởng di trú thì quả thật là một chuyện đáng lo ngại” (“It has been a long time since I have heard such a pure form of racism out of the mouth of any Australian politician.When it comes from the immigration minister it is particularly disturbing.”) Bà Bligh cũng cho biết thêm rằng thống kê của cảnh sát Queensland cho thấy ngay tại đơn vị của bà là South Queensland, một đơn vị có nhiều cư dân gốc Sudanese nhất tiểu bang này, thì con số người phạm tội gốc Sudanese rất là thấp.


Bà Chistine Nixon, tổng tư lệnh cảnh sát Victoria cũng lên tiếng phủ nhận lời tuyên bố là người gốc Sudanese có tỷ lệ phạm tội cao hơn bình thường.
Các tờ nhật báo lớn, như The Age và The Ausralian cũng dồng loạt lên án việc ông Kevin Andrews chơi lá bài kỳ thị chủng tộc.
Ngày 04/10/09, qua bài quan điểm tựa đề “No Africans Allowed. Has our way of life come to this"” - Cấm Người Phi Châu. Chẳng Lẽ Lối Sống Của Chúng Ta Đã Tệ Lậu Như Thế Này Ư", nhật báo The Age đã đưa ra nhiều câu hỏi về lý do đích thực đằng sau việc chính phủ đợi đến bây giờ mới đưa ra quyết định này. Mạnh mẽ nhất là câu hỏi rằng có phải những lý do mà ông Andrews nêu lên để biện minh cho quyết định giảm người tỵ nạn Phi Châu “ddược hoạch định, khi có cuộc bầu cử gần kề, để khơi động phản ứng thấp kém vốn dĩ đã được tiên liệu từ những người không ưa di dân vì vấn đề chủng tộc” (are they designed, in the face of an election, to arouse a predictably base reaction from those sensitive to immigration on racial grounds) hay không"
Cũng cùng ngày ấy, qua bài quan điểm tựa đề More Dogwhistling - Lại Thêm Trò Thổi Còi Gọi Chó, nhật báo The Australian lên án ông Kevin Andrews đã huỷ hoại thanh danh của nước Úc (undermining Australias good name), và nhấn mạnh rằng “chúng tôi hết sức quan ngại rằng những lời tuyên bố của ông Andrews dường như đã được tính toán nhằm khích động sự phẫn nộ trong quần chúng và huỷ hoại sự yểm trợ cho người di dân và tỵ nạn...Quả thật rất là dễ dàng để thổi phòng ngọn lửa thù hân bằng cách chơi lá bài chủng tộc” (we are deeply concerned that Mr Andrewss comments seem calculated to provoke community outrage and undermine support for migrants and refugees… It is all too easy to inflame hatred by trying to play the race card)
Ông Kevin Andrews sau đó đã lên tiếng phản bác: “Những kẻ chỉ trích lớn tiếng hô hao ”kỳ thị chủng tộc" thật tình không có một luận cứ nào thật sự cả. Đặt trọng tâm một cách thật công bằng xuyên suốt Phi Châu, Trung Đông và Á Châu khó có thể nào được xem là “kỳ thị chủng tộc” cả. Nước Úc có quyền bảo đảm rằng những người nào đến đây đều hội nhập vào một xã hội hết sức gắn bó" (“The critics who shout racism are bereft of real arguments,” he said. “Having a more equal focus across Africa, the Middle East and Asia hardly constitutes racism. Australia has the right to ensure that those who come here are integrating into a socially cohesive community”)
Thủ Tướng John Howard cũng lên tiếng bênh vực ông Kevin Andrews cùng chính sách di trú của chính phủ và đồng thời phủ nhận tuyệt đối rằng Chính phủ của ông đang chơi lá bài chủng tộc.
Thế nhưng, giới truyền thông quốc tế đã đưa ra nhiều nhận xét đáng ghi nhận về vấn đề này. Một phóng viên của đài phát thanh BBC nhắc nhớ rằng chính phủ Hoard trong quá khứ đã từng gặt hái được nhiều lợi nhuận từ các mối quan ngại về vấn đề di trú.
Ấn bản Á Châu của nhật báo “The International Tribune” ngày thứ Sáu 6/10/07, trong bài tường thuật về quyết định của chính phủ Howard, nhấn mạnh: “DDường lối cứng rắn về di trú của Thủ Tướng John Howard từng được xem là đã trợ giúp cho ông trong bốn kỳ tổng tuyển cử trong quá khứ và có một có ngừơi cho rằng lời tuyên bố của ông Andrews nhắm vào việc tạo ảnh hưởng với cử tri bằng cách, một lần nữa, tạo nên sự sợ hãi rằng nước Úc sẽ bị xâm chiếm” “The hard line taken on immigration by Prime Minister John Howard has been credited with helping him win the past four elections, and some assume Andrews comments were aimed at influencing voters by again raising the spectre of Australia being overrun”
Thông tấn xã Reuters, qua bản tường trình nhan đề “Vấn Đề Chủng Tộc Ngoi Lên Trước Bầu Cử Ở Úc” (“Race Looms Ahead of Australian Elections) đã trích thuật lời của một số bình luận gia cho rằng quyết định của ông Andrews ”cho thấy sự tái xuất hiện của chính trị dựa trên kỳ thị chủng tộc" “pointed to a return of race politics” mà bà Hanson đã đề ra một thập niên về trước. Bản tường trình cũng nhắc lại lời tuyên bố cua ông John Howard vào tháng 8/1988, khi còn là lãnh tụ đối lập, lúc ông kêu gọi cắt giảm di dân Á Châu: “Nếu trong mắt nhìn của một số người trong xã hội rằng nó (số di dân Á Châu) quá lớn, thì vì quyền lợi tức thời của chúng ta, và để yểm trợ cho sự đoàn kết trong xã hội, nó (tỷ lệ thâu nhận người Á Châu) được trì hoãn lại một tí để xã hội có thể gia tăng khả năng tiếp nhận” (“If it is in the eyes of some in the community too great, it would be in our immediate-term interests and supportive of social cohesion if it were slowed down a little so that the capacity of the community to absorb were greater”.)
Đâu là sự thực" Xin để quý độc giả tự quyết định. Chỉ xin nói thêm rằng trong suốt tuần qua, chỉ có một cựu chính trị gia công khai lên tiếng ngợi khen quyết định của ông Andrews. Đó là Pauline Hanson, người mà cách đây chỉ vài tháng thôi, đã công khai lên tiếng đòi hỏi chính phủ ngưng việc tiếp nhận người Phi Châu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.