Hôm nay,  

Làm Gì Cho Lý Tống

31/03/200600:00:00(Xem: 6024)
Có một điều thật đáng buồn. Ngày 8 tháng 12 năm 1998, nhà thơ Lê Mai Lĩnh tổ chức một buổi vinh danh “Anh Hùng Việt Nam Lý Tống” tại thư viện Hartford, thủ đô tiểu bang Connecticut, có mời ông Lý Tống về dự. Tôi cũng được nhà thơ Lê Mai Lĩnh mời về họp mặt. Tôi hăng hái ra đi.

Trước đó mấy hôm, tôi có rủ vài anh em ở thành phố tôi đang cư ngụ (Worcester/ Mass) cùng đi với tôi. Ba người tôi mời đều từ chối. Sau nầy hiểu ra tôi thấy tôi ngu. Ba ông nói trên thuộc một “đảng phái quốc gia” từ trước 1975. Họ từ chối vì có lý do chính trị của họ, mặc dù trong số họ cũng có một nhà văn “thành danh” trước 1975. Tham dự buổi họp xong, trên đường về xa một mình, trời nhá nhem vì mùa đông trời tối rất sớm, tôi cảm thấy buồn vô cùng. Cộng Sản nhìn chúng ta rất đúng và chúng đã đánh ta những đòn đau. Chúng cho rằng chúng ta là bọn tiểu tư sản, háo danh, hoạt đầu, cạnh tranh, ganh ghét, chống phá lẫn nhau, thấy có ăn thì vào, không có ăn thì đạp đổ. Những nhận xét đó, cũng có thể là quá đáng nhưng thành thật mà nói rằng không phải giai cấp tiểu tư sản chúng ta không phải là không có nhiều tật xấu. Dĩ nhiên, giai cấp tiểu tư sản cũng có nhiều cái tốt cái hay vậy. Chính giai cấp tiểu tư sản lãnh đạo các cuộc cách mạng trên thế giới. Cái đó là hào quang, nhưng bản tính xấu giai cấp cũng làm mờ đi cái hào quang đó không ít. Điều đáng tiếc là chúng ta rất ít khi biết tự nhìn lại mình để “tu thân”.

Bây giờ thi Lý Tống đang bị tù ở Thái Lan và có thể bị Thái Lan dẫn độ về cho Việt Cộng Hà Nội.

Khi nói chuyện dẫn độ ấy, cũng lại nhà thơ Lê Mai Lĩnh khăng khăng với tôi rằng chuyện ấy sẽ không thể, không xảy ra được, không có được. “Thằng Mỹ sẽ không làm việc đó.” Anh ấy khẳng định như vậy và nói chắc với tôi rằng giả như Mỹ để cho Thái Lan dẫn độ “một công dân Mỹ” như thế thì ông sẽ là “người đầu tiên xé bỏ quốc tịch Mỹ, trả cái citizenship lại cho tụi Mỹ”. Ông khẳng định một cách cương quyết như vậy.

Vậy mà tôi cũng không yên tâm.

Mới đây, đọc báo, tôi thấy nhà văn Phan Nhật Nam có nêu ra ý kiến nên tẩy chay hàng Thái Lan. Ý kiến rất hay, cũng nên để cho bọn Thái Lan biết người Việt Nam chúng ta như thế nào, khỏi mất mặt với cha ông.

Không phải nhắc lại để thù hận nhưng trong quá trình lịch sử, Thái Lan có nhiều “ân oán giang hồ” với chúng ta.

Trước hết là chuyện đàn bà

Theo giáo sư Nguyễn Lý Tưởng trong cuốn “Đưa em tới chốn nhà Hồ…” thì khi Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đuổi chạy qua Xiêm La, ông có mang bà thân mẫu của ông theo. Bà nầy, (quê ở làng An Do, phủ Vĩnh Linh, Quảng Trị) vừa đẹp vừa đảm đang, vua Xiêm có ý ngấm nghé, đòi cưới bà ta. Bà không chịu. Khi tình hình ở miền Tây tạm yên, các tướng thân cận của Nguyễn Ánh lập được căn cứ thì Nguyễn Ánh muốn về lại miền Nam. Vua Xiêm cản không cho về. Nguyễn Ánh lén về, đem mẹ theo. Việc nầy làm vua Xiêm giận lắm. Bên cạnh đó, vua Xiêm cũng tởn Nguyễn Huệ vì ông nầy đã phục binh ở Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan hai vạn quân Xiêm do Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem qua đánh nhà Tây Sơn giúp Nguyễn Ánh.

Tới việc tranh giành ảnh hưởng

Sau khi nhà Nguyễn dựng ngôi ở Huế, Cao Miên trở thành miếng mồi tranh giành xâu xé giữa một bên là Xiêm La và một bên là Việt Nam. Thường Xiêm La chịu thua nước ta. Tuy nhiên, Xiêm cũng “quậy” dữ lắm, có lần đem quân đánh phá Hà Tiên và suốt vùng bờ biển từ Hà Tiên đến Rạch Giá như Hòn Chông, Lình Quỳnh, Hòn Đất, v.v… giết người, cướp của. Mặc Cửu là một tướng tài, mấy lần đánh bại quân Xiêm, giữ vững bờ cõi. Đó cũng là một lý do khiến nhà Nguyễn phong ông làm “khai quốc công thần”. Quí vị có thể đọc trong “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim hay “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang” của Sơn Nam để biết thêm các vụ tranh chấp nầy.

Suốt trong thời gian nước ta bị Pháp đô hộ, mặc dù sợ Pháp, Xiêm La cũng gây chiến mấy lần. Vì sức yếu, thực dân Pháp mạnh hơn nên quân Xiêm chỉ đánh phá ở biên giới Lào và Cao Miên mà thôi, không dám phiêu lưu đem quân đi xa hơn.

Tội ác không dung

Từ khi có những đợt vượt biên bằng thuyền băng qua vịnh Thái Lan sau tháng Tư/ 1975 thì dân đánh cá Thái Lan quá lắm. Bắt thuyền vượt biên để cướp tài sản những người chạy trốn Cộng Sản; hiếp dâm, đánh chìm ghe giết hết người trên thuyền để không còn nhân chứng. Chỉ trong khoảng 1989 – 90, thời gian tôi ở trại tỵ nạn trên đảo Poulo Bidong, rất nhiều thuyền đã bị Thái Lan tấn công, bắt đàn bà con gái và đâm bể thuyền vượt biên, giết toàn bộ người trên thuyền. Những thuyền mang số như MB 480, trên 130 người không một ai sống sót. MB 513 trên 100 thuyền nhân bị đâm bể thuyền, chỉ có 14 người sống sót sau khi ôm ván nổi lềnh bềnh trên biển hơn ba ngày. Trên đảo Bidong có một đài tưởng niệm thuyền nhân phía trước nhà thờ Thiên Chúa Giáo, trên “Đồi Tôn Giáo” kỷ niệm hơn 120 thuyền nhân bị hải tặc Thái Lan giết chết, không một ai sống sót.

Phần nhiều, bọn hải tặc tấn công thuyền nhân Việt Nam không phải là bọn chuyên nghiệp. Chúng là những ngư dân Thái, thấy hoàn cảnh thuyền vượt biên cô đơn trên biển, vô phương chống chỏi khi bị tấn công nên chúng lợi dụng cơ hội mà manh động. Về sau, khi tình trạng hải tặc càng ngày càng gia tăng, làm chấn động lương tâm dân tộc nhiều nước trên thế giới thì Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hợp Quốc chi ra cho Thái Lan mỗi năm một trăm triệu đô la để diệt trừ hải tặc thì tình hình không những không bớt đi mà lại gia tăng. Một điều đáng nói là bọn chủ ghe đánh cá Thái Lan thường là bọn tướng tá cao cấp trong quân đội Thái. Chúng đã dùng thế lực của chúng để bao che cho đám ngư phủ làm việc cho chúng. Nhiều tên cứ ở hẵn trên ghe đánh cá, khi ghe đầy cá về bến thì chúng nhảy qua những ghe cùng một chủ đang trên đường ra khơi nên khó bắt được chúng. Thỉ thoảng cũng có bắt được vài ba tên hoặc có hình ghe cũng như mặt mày bọn chúng. Cao ủy Delle, cha là người Thái, mẹ là người Việt, nhiều lần dẫn nạn nhân hải tặc qua Thái Lan để nhận mặt bọn cướp biển, khi tới biên giới Mã – Thái Lan, cô phải cải trang để che mắt bọn ngư phủ Thái và băng đảng của chúng.

Mối hận ấy, muốn quên cũng khó mà quên được.

Việc bây giờ

Bây giờ Thái Lan lại chơi trò đểu cáng, dọa dẫn độ Lý Tống về giao cho Cộng Sản Hà Nội. Dù Hoa Kỳ có can thiệp cho Lý Tống hay không cũng làm mất mặt cộng đồng. Chúng ta bị bọn chúng coi thường quá lắm!

Chúng ta phải làm gì cho Lý Tống, cho khỏi mất mặt chúng ta"!

Ít ra, ý kiến của nhà văn Phan Nhật Nam như nêu ở trên là hay và nên thực hiện lắm. Thực hiện như thế nào" Chúng ta sẽ gặp những trở ngại gì"

Trên thực tế, hàng Thái Lan nhập vào Mỹ, bán ở các siêu thị Việt Nam và Trung Hoa trên đất Mỹ không phải là hoàn toàn của Thái Lan, của các thương gia Thái, sản xuất ở Thái. Ở Thái, ở Mã Lai, tình hình còn hơn ở Miền Nam Việt Nam trước 1975. Tại những quốc gia nầy, công nghiệp, thương nghiệp đều nằm trong tay những người “gốc Tàu”. Những người gốc Tàu ở Mã, ở Thái, ở Singapore, ở Hồng Kông, ở Đài Loan buôn bán chằng chịt với nhau, trở thành một hệ thống ở vùng Đông Nam Á, siêu quốc gia. Trước khi Hoa Kỳ và Cộng Sản Hà Nội buôn bán thẳng với nhau, nghĩa là khi còn cấm vận thì hàng Việt Nam nhập vào Mỹ phải qua ngã Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, đặc biệt là qua ngã Thái Lan. Chúng ta thấy nhiều hàng mang nhãn hiệu Thái nhưng thật là hàng Việt Nam, rõ nhất là các thứ gạo nếp. Hệ thống nầy buôn bán chằng chịt với nhau từ rất lâu.

Tôi xin kể một câu chuyện sau đây để độc giả thấy thế lực của họ mạnh như thế nào. Anh Du (tên gọi ở ngoài), bạn thân anh chị tôi, nhà ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Tản Đà là một người buôn bán lớn ở Saigon đã mấy đời. 30 tháng Tư/1975 vợ con anh ta đi rồi, anh ta kẹt lại. Chưa được nửa năm sau, nhân dịp một phái đoàn thương gia Singapore đến Saigon, nhờ phái đoàn nầy, anh ta vượt biên bằng… máy bay. Họ liên lạc chuẩn bị đâu đó sẵn sàng rồi, chờ khi phái đoàn thương gia sắp lên phi trường để rời Việt Nam, có xe đến đón anh Du ra phi trường. Theo lời anh chị tôi thuật lại, anh ấy gấp đến nỗi mang lộn hai chiếc tất (vớ) hai màu khác nhau. Có lẽ anh ta là người độc nhất vượt biên bằng cách nầy sau 30 tháng Tư. Dĩ nhiên, khi Việt Nam sắp sửa “cởi mở”, anh ta đã về Singapore và bây giờ thì đang buôn bán ở Saigon, dĩ nhiên là trong cái hệ thống chằng chịt ở trên. Kể lại chuyện nầy, tôi muốn trình bày với độc giả thế lực của người Tàu ở Đông Nan Á. Những người Hoa ở Nam Cali muốn nhập hàng hóa vào Mỹ để bán cho người Việt tỵ nạn cũng qua hệ thống nầy, chưa kể là chính họ cũng ở trong hệ thống ấy nữa.

Như vậy, hàng hóa từ Thái Lan nhập vào Hoa Kỳ để bán cho người Việt không phải là hàng của Thái Lan, hàng Việt Nam hay Kampuchia, v.v… mà chính là hàng của người Tàu ở vùng Đông Nam Á, và nếu như chúng ta có làm gì thì sẽ… rút dây động rừng.

Nói như vậy, không phải để e ngại mà để thấy cái thế chằng chịt của người Tàu vùng Đông Nam Á, nhất là người Tàu ở các nước Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan.

Thực hiện ý kiến của nhà văn Phan Nhật Nam như thế nào"

1)- Trước hết là tổ chức. Việc tẩy chay làm thế nào diễn ra đồng loạt, đều khắp, tích cực, triệt để là điều cần làm. Cách làm như thế nào là việc để cho những người hoạch định kế hoạch nghiên cứu và sắp đặt, tôi không bàn ra ở đây.

2)- Lực lượng tham gia là toàn thể các cộng đồng người Việt, đứng đầu và căn bản là ban chấp hành của các tổ chức nói trên. Các ban chấp hành tham gia, tuyên truyền vận động đồng bào hưởng ứng,

3)- Quan trọng nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, tôi tạm gọi là “lực lượng xung kích”. Ngày thực hiện việc tẩy chay, lực lượng xung kích nầy xuất hiện trước cửa các siêu thị, từ sáng cho đến tối, căng biểu ngữ, phân phát truyền đơn, vận động các bác, các mẹ, các chị hôm nay đi chợ, nhớ “Đừng Mua Hàng Thái Lan.” Lần đầu, việc tẩy chay diễn ra trong một ngày thôi. Sau đó, tùy theo tình hình có thể tiếp diễn, tái tục, mạnh mẽ hơn, tích cực hơn, kéo dài hơn (hai hoặc ba ngày, v.v…). Cứ mỗi chợ, hai hay ba toán thay nhau đứng trước cửa vận động đồng bào đi chợ từ sáng đến chiều. Mỗi toán khoảng năm người. Như tại thành phố tôi ở có 4 siêu thị Việt Nam, tổng cộng có khoảng 20 thanh niên thiếu nữ tham gia các toán vận động trước cửa chợ là vừa đủ. Nếu lực lượng xung kích đông hơn lại càng tốt vì việc hỗ trợ tinh thần cho nhau là điều cần thiết.

Trên đây chỉ là gợi ý, khi bắt tay hành động, các hội đoàn, lực lượng, v.v… liên kết với nhau, làm việc cùng với nhau, hoạch định đường lối kế hoạch chung, v.v…

Có người nghĩ rằng việc tẩy chay hàng Thái Lan chỉ có lợi cho Cộng Sản Việt Nam, hàng VN sẽ thay thế hàng Thái Lan, nên lượng hàng xuất khẩu của VN sang Mỹ sẽ gia tăng. Như vậy việc tẩy chay có nên chăng"

So sánh mối lợi do hàng gia tăng xuất khẩu từ Việt Nam với 4 tỷ đô la do người Việt hải ngoại gởi về nước năm 2005 thì chẳng thấm vào đâu cả. Thứ hai, không phải tất cả hàng hóa đó xuất cảng đều qua ngã “quốc doanh”. Có thể hàng xuất cảng qua các công ty tư doanh hay người ngoại quốc đến làm ăn ở Việt Nam. Thứ ba, điều quan trọng nhất, hàng xuất thẳng, không qua trung gian Thái Lan nên nông dân VN hưởng lợi nhiều hơn.

Đó chỉ là những nhận xét ban đầu, của một bài báo, không phải của những chuyên gia kinh tế và chính trị. Vấn đề nầy nên dành cho họ và yêu cầu họ lên tiếng là đúng nhất.

Việc tẩy chay hàng Thái Lan chỉ có hại cho chính phủ và thương gia Thái, không hại gì cho hệ thống thương mãi người Hoa ở vùng Đông Nam Á. Không lấy hàng ở Thái Lan thì họ lấy hàng ở VN, ở nơi khác đem vào Mỹ bán cho người Việt, quyền lợi của họ vẫn thế thôi.

Điều quan trọng, kẻ địch của chúng ta là chính quyền Thái Lan, không phải là những người Hoa buôn bán ở vùng Đông Nam Á. Họ là đối tượng chúng ta cần làm việc với họ. Nếu những người lãnh đạo cuộc đấu tranh, kết hợp với những người Mỹ gốc Việt hoạt động chính trị ở Mỹ, những nhà hoạt động chính trị Mỹ ra sức ủng hộ công cuộc đấu tranh của chúng ta, cùng với việc vận động với những tổ chức buôn bán của người Hoa ở Nam Cali (Con đường hàng hóa từ Đông Nam Á nhập vào Hoa Kỳ), ở Đông Nam Á. Tất cả những điều đó tiến triển tốt sẽ làm cho chúng ta “bất chiến tự nhiên thành.”

Hoànglonghải

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.