Hôm nay,  

Các Nhà Lãnh Đạo Apec Đồng Ý Ký Kết Thỏa Thuận Về Khí Hậu

17/09/200700:00:00(Xem: 1664)

SYDNEY: Các nhà lãnh đạo APEC đã gây trở ngại cho hy vọng của Thủ tướng Howard về việc đặt ra một chỉ tiêu “mong muốn” (aspirational target) cho việc giảm thiểu sự thải khí nhà kính trong bản tuyên bố ồn ào nhất của ông tại Sydney về việc thay đổi khí hậu. Nhằm xoa dịu, 21 nhà lãnh đạo APEC đã đồng ý về một lời hứa để cùng làm việc cho một mục tiêu mong ước. Nhưng họ đã tránh đặt ra một con số để cưỡng bách các nước có nền kinh tế mới phát triển phải đạt được cùng chỉ tiêu như các nước giàu có hơn. Họ cũng tán thành tiến trình của LHQ như là phương cách tốt nhất để phát triển các sự xếp đặt về thay đổi khí hậu sau khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012. Ông Howard cùng với Tổng thống Mỹ George Bush là hai nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới không chịu phê chuẩn Kyoto. Do đó, cả Úc lẫn Mỹ đã nỗ lực làm cho vấn đề “một chỉ tiêu mong muốn” là trọng tâm của Hội nghị Thượng đỉnh khối APEC cuối tuần rồi.
Sau cuộc họp kéo dài 2 giờ đồng hồ tại nhà hát Sydney Opera House hồi chiều Thứ Bảy vừa qua, các nhà lãnh đạo đã phê chuẩn Bản tuyên ngôn Sydney mà lời lẽ vốn đã được bàn cãi dữ dội và đẽo gọt kỹ lưỡng bởi các thành viên chính thức trong nhiều tháng thương lượng. Không muốn bị chất vấn về vấn đề lãnh đạo cũng như việc không đạt được thỏa thuận về một con số chỉ tiêu, ông Howard đã chỉ mời các nhà nhiếp ảnh và nhân viên quay phim đến tiền sảnh được canh gác cẩn mật của nhà hát Opera House khi ông đọc bản tuyên bố đã được soạn sẵn. Ông nói: “Bản tuyên ngôn Sydney đã được chấp nhận. Tôi xin cám ơn các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Đây là một cột mốc quan trọng trong cuộc trường chinh để đi đến một thỏa ước quốc tế nhạy cảm về sự thay đổi khí hậu vốn nhìn nhận sự cần thiết phải đạt được tiến bộ nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng các nền kinh tế khác nhau đã đem lại các viễn tượng khác nhau để giải quyết sự thách đố của việc thay đổi khí hậu”.
John Connor, Giám đốc điều hành Viện Khí hậu (The Climate Institute) nói rằng ngôn ngữ yếu kém trong Tuyên ngôn Sydney cho thấy rằng Nghị định thư Kyoto với các mục tiêu bắt buộc vẫn là phương cách tốt nhất để đối phó với sự nóng lên của quả đất. Ông nói, điều mà Úc và Mỹ cố gắng thực hiện là thay thế Nghị định thư Kyoto... họ là các quốc gia phát triển duy nhất đứng ngoài lề. Ông nói, bản tuyên ngôn cho thấy rõ là các nước đang phát triển trên thế giới sẽ chỉ đồng ý cùng cắt giảm sự phóng thích khí thải nhà kính của họ khi Mỹ và Úc chứng tỏ sự lãnh đạo bằng cách phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Ông Connor nói rằng đó là cách duy nhất để chúng ta có thể mời gọi các nước đang phát triển đồng thuận.


Trong khi các nhà lãnh đạo APEC đồng ý về các mục tiêu lâu dài, không cưỡng bách, họ đã không đưa ra thí dụ cho biết về các sự giảm thiểu gì là cần thiết. Họ cũng cam kết các chỉ tiêu khu vực, không cưỡng bách về việc giảm thiểu năng lượng gắt gao, năng lượng xử dụng tỉ lệ với nền kinh tế của quốc gia, tối thiểu là 25 phần trăm cho tới năm 2030 và gia tăng sự phủ rừng tối thiểu là 20 triệu hecta cho tới năm 2020.
Phát ngôn nhân của Ngoại trưởng Nhật, Mitsuo Sakaba nói rằng Nhật đã “ddặc biệt hài lòng” với bản tuyên ngôn Sydney. Ông nói với các phóng viên rằng nó đã làm sáng tỏ các thông điệp mà chúng tôi muốn phát động từ Sydney. Và nó sẽ là một bộ máy vĩ đại để cổ võ cho tiến trình thương thảo trong LHQ. Tuy nhiên các nhóm bảo vệ môi sinh Green đã chỉ trích gay gắt bản tuyên ngôn như là một xảo thuật chính trị và một sự bỏ lỡ cơ hội rất bi thảm. Nữ phát ngôn nhân của Greenpeace Catherine Fitzpatrick đã gọi nó là “Sydney distraction” (thay vì Sydney declaration)về sự thay đổi khí hậu. Bà nói, nếu bản tuyên ngôn này là nền tảng để chúng ta xây dựng cho hành động tương lai về thay đổi khí hậu thì thế giới sẽ lâm vào tình trạng rối loạn. Giám đốc điều hành của tổ chức phản kháng trên mạng internet “GetUp”, Brett Solomon nói rằng bản tuyên ngôn này yếu kém hơn nhiều so với sự mong đơi. Ngay cả việc có thể coi đây là trường hợp tệ hại nhất. Ông nói, thỏa ước này đã thiếu sót quá nhiều so với những gì đòi hỏi về phương diện hành động cho sự thay đổi khí hậu và rằng các nhà lãnh đạo nên cúi đầu xấu hổ. Tổ chức The Australian Conservation Foundation (ACF) thì cho rằng, bản tuyên ngôn quá yếu kém.
Đối lập Liên bang nói rằng Chính phủ Howard phải vượt lên trên mức độ của bản tuyên ngôn hoặc các chỉ tiêu mong muốn để có thể giải quyết được sự thay đổi khí hậu. Phát ngôn nhân Đối lập về môi sinh Peter Garett nói rằng nếu ông Howard ký kết về một chỉ tiêu khí nhà kính xử dụng trong nước, phê chuẩn Kyoto, và làm việc thông qua LHQ thì Úc đã có thể tạo được một cuộc đột nhập lớn trong việc xây dựng trên thiện chí của APEC và hình thành một cơ cấu “hậu-2012". Điều này cho thấy tại sao chúng ta cần phải đi xa hơn các chỉ tiêu mong muốn trong Bản tuyên ngôn Sydney để thực hiện những chỉ tiêu của quốc gia và toàn cầu nhằm giảm thiểu sự thải khí nhà kính.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.