Hôm nay,  

Biển Đông Đánh Ngại

02/09/200700:00:00(Xem: 5287)

Xực xong một cái bánh bao, người khổng lồ vẫn chưa thấy đủ, bèn đòi thêm một tô hủ tíu hải sản. Chuyện nghe rất bình thường, rất đơn giản, như dường đang xảy ra ở khắp các tiệm mì, quán ăn… Nhưng không đơn giản tí nào, khi chuyện này không xảy ra ở các tiệm mì, mà là nơi khác.

Câu chuyện không đơn giản là ở chỗ: người khổng lồ phương Bắc này bước qua biên giới, ăn xong một cái bánh bao ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam hồi năm 1984, và bây giờ vừa tròn hai con giáp sau, tức năm 2007, đàn anh lại đòi ăn tô hủ tíu ở Biển Đông, nơi thành phố Đà Nẵng nhìn ra. Đó là chuyện của người đàn anh phía Bắc đối xử với Việt Nam theo kiểu tình anh em xã hội chủ nghĩa, hay gọi là anh em hậu xã hội chủ nghĩa cũng được.

Một điều tai hại của chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam là: dân chúng không có quyền biết rằng lãnh thổ lãnh hải quê nhà còn bao nhiêu và mất bao nhiêu. Hoàn toàn không có tin gì về cái bánh bao đã mất năm 1984, và bây giờ chỉ có tin rỉ rả về tô hủ tíu Trường Sa, khi các ngư dân Việt Nam mới đây bị hải quân Trung Quốc bắt và đòi gia đình gửi tiền chuộc vì vào đánh cá vùng biển Trường Sa.

Trong cuộc chiến biên giới 1979, Việt Nam đánh thắng Trung Quốc và giành lại được 6 tỉnh bị quân Trung Quốc tràn sang chiếm. Cuộc chiến 1979 có tổn thất lớn cho cả 2 nước, nhưng dân Việt Nam đều được một phần thông tin về các trận biên giới này. Thêm nữa, lúc đó mà bưng bít thì cũng không được, không nổi, vì thiệt hại của hai bên quá lớn. Trích tự điển Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung%2C_1979), thiệt hại ghi là:

"…Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.

Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống…" (hết trích)

Nhưng trong cuộc chiến 1984, Việt Nam mất ngọn núi chiến lược Lão Sơn tại tỉnh Hà Giang. Điều bi thảm của cuộc chiến kéo dài từ 1984 tới 1988 này không chỉ là chuyện Việt Nam mất đi một ngọn núi chiến lược, mà còn là hầu như toàn dân Việt Nam đã bị bưng bít tin này toàn triệt. Cho tới khi trang web Quốc Phòng Trung Quốc tiết lộ, và điều đó cũng chỉ là sau khi  ba tác giả Trung Quốc -- Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang Wei Ming - xuất bản cuốn "Secret Records of Sino-Vietnamese War"  (Hồ Sơ Mật về Cuộc Chiến Việt-Trung). Link: http://china-defense.com/history/laoshan/laoshan_1.htmlcó trích đăng một số trang về trận Lão Sơn, trong bối cảnh các trận đánh những năm 1984-1988 khi Hồng Quân Trung Quốc tấn chiếm một số vùng rừng núi tỉnh Hà Giang của VN.

Hồ sơ về cuộc chiến Lão Sơn được dịch đầy đủ ở web http://www.vietnamexodus.org/. Độc giả cũng có thể đọc phần tổng quan trong bản dịch khác của nhà thơ Trần Trung Đạo ở link http://www.trantrungdao.com/van/laoson.htm.

Quyền của người dân muốn biết đã được Hà Nội tôn trọng ra sao" Có phải Hà Nội không chỉ bịt miệng dân, mà còn bịt cả mắt, bịt cả tai người dân.

Tình hình mới nhất xảy ra là chuyện tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt cóc. Và thông tấn nhà nước loan tin rất mờ nhạt, cố ý biến thành một tin hình sự ngắn ngủi. Rồi chúng ta sẽ đọc và so sánh với cách loan tin của quốc tế.

Bản tin báo Thanh Niên ngày 29-8-2007, viết bởi 2 ký giả Hoàng Thuyên - Tiến Trình như sau, trích:

"26 ngư dân VN bị "bắt cóc" trên biển"

Ngày 29.8, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Ngày 25.8 vừa qua, gia đình của 2 ngư dân ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thông báo với bộ đội biên phòng về việc 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ đang bị tàu của nước ngoài bắt giữ. Đó là tàu mang số hiệu QNg - 6308, do ông Lê Khởi (47 tuổi) làm thuyền trưởng và tàu QNg - 96589, do ông Dương Anh (35 tuổi) làm thuyền trưởng (trên 2 tàu có 26 ngư dân). Được biết, 2 chiếc tàu này ra khơi từ ngày 12.8, hành nghề đánh bắt ở vùng đảo Trung Sa và Trường Sa. Theo điện báo của các ngư dân về cho gia đình, phía tạm giữ yêu cầu phải nạp tiền vào tài khoản của họ với số tiền rất lớn mới thả về." (hết trích)

Bản tin chỉ thế thôi, có một đoạn văn với một nhan đề cho bản tin, trong đó nhóm chữ nhạy cảm "bắt cóc" được ghi vào ngoặc kép. Sự thực ra sao" Có phải đây là một chuyện tương tự đang xảy ra ở Biển Đông, khi người đàn anh phía Bắc đã nhậu no nê đặc sản rừng Hà Giang xong, bèn kéo ra bàn nhậu đặc sản Trường Sa" Có vẻ như thế lắm.

 Bản tin thông tấn xã Đức dpa hôm 30-8-2007 viết về bản tin trên (link: http://www.eux.tv/article.aspx"articleId=13566), dịch như sau:

"Trung Quốc giam 28 ngư dân Việt Nam bắt ở Trường Sa

 Hà Nội (dpa) - Hai tàu đánh cá VN đã bị bắt bởi hải quân Trung Quốc trong vùng biển gần Đảo Trường Sa trước giờ vẫn tranh chấp, và 28 thủy thủ đang bị giam cho tới khi nào gia đình họ nộp đủ tiền phạt, theo lời cán bộ VN hôm Thứ Tư.

Chính quyền Trung Quốc ở đảo Hainan đòi phải nộp  120,000 yuan (khoảng 16,000 dollars) trước khi thả các ngư dân và tàu của họ ra, theo lời Nguyễn Công Danh, cảnh sát trưởng đảo Lý Sơn, ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi.

Hai tàu bị bắt ngày 21-8 phía bắc Trường Sa, nơi tranh chủ quyền bởi cả VN và TQ, cũng như Phi, Mã Lai và Đài Loan.

Các ngư dân được phép liên lạc về gia đình bằng radio ngày 25-8 để nói họ sẽ được thả nếu gia đình chuyển ngân xong, theo lời Lê Văn Phú, Phó đồn công an.

Phú nói, "Họ nói hải quân Trung Quốc bảo họ là họ vi phạm lãnh hải Trung Quốc và sẽ phải nộp phạt."

Ong thêm là các gia đình đang làm việc để quyên tiền nộp phạt, dù là VN chính thức không công nhận thẩm quyền  TQ ở Trường Sa.

Ngư dân Việt ở đảo Lý Sơn đã quen với nguy hiểm khi đánh cá gần Trường Sa, nơi thỉnh thoảng đi tuần bởi hải quân TQ và VN.

Phú nói, "Trong 6 tháng đầu 2007, có 5 tàu khác cùng với 60 ngư dân bị bắt bởi TQ và được thả về rồi."

Ngoài ra, VN đã phản kháng chính thức hồi tháng 7 sau khi quân lực TQ bắn vào 2 tàu đánh cá VN, được phúc trình là làm 2 người chết." (hết dịch)

So 2 bản tin, chúng ta thấy là thông tấn nhà nước cố ý ém tin, giấu rất nhiều chi tiết. Thậm chí, rất nhiều báo không chịu đăng bản tin đã tránh các chữ có thể xúc phạm đàn anh TQ.

Một núi Lão Sơn đã bị ém tin, rồi bây giờ là chuyện Biển Đông. Đều là những chuyện đáng quan ngại cả.

Tại sao nhà nước Hà Nội sợ dân mình đọc sự thực, sợ dân mình biết sự thực" Và nhà nước lấy quyền gì để bịt miệng dân, bịt cả mắt và tai của dân nữa" Trong khi cả thế giới ngoài VN đều dễ dàng tìm đọc bản tin dpa đầy các chi tiết về một sự thực đáng quan tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.