Hôm nay,  

Kỳ Bí: Mỹ Nhân Ngư Có Thật?

02/07/200700:00:00(Xem: 2699)

Mỹ nhân ngư (mermaids) nửa người nửa cá, với những đường cong tuyệt đẹp, hình dáng đầy quyến rũ, vẫn thường xuất hiện trong các câu truyện dân gian và ngay cả trong các nhật ký hải hành của những người đi biển. Nhưng sự thực, liệu có những người con gái xinh đẹp nửa người nửa cá hay không"
Các truyền thuyết về các mỹ nhân ngư và cả nam nhân ngư (merman), trải dài từ thuở xa xưa và có thể tìm thấy trong các truyện kể dân gian tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những người cá nầy đã được vô số các nhân chứng tìm thấy xuyên suốt lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại, và dường như những người cá đó vẫn tiếp tục hiện hữu cho đến ngày nay.
Theo nhật báo Pretoria News ở Nam Phi, số ra ngày 20 tháng chạp năm 1977, có người đã phát hiện thấy một mỹ nhân ngư ngồi trên một cống nước, tại thị trấn có tên là Limbala Stage III ở Lusaka. Rồi khi tin tức lan truyền, một đám đông tụ tập lại. Một phóng viên tường thuật: "Mỹ nhân ngư này có hình dáng giống như một phụ nữ Âu châu từ nửa thân người trở lên, trong khi nửa dưới có hình thể như một đuôi cá và có nhiều vẩy cá ở phần dưới".
Nam nhân ngư đầu tiên được ghi nhận trong sách vở là thần Ea có đuôi cá, thường được gọi thân mật là Oannes, vốn là một trong ba vị thần của dân chúng vùng Babylon. Vị thần này làm chủ biển cả và cũng là thần ánh sáng và trí khôn ngoan, mang lại văn minh cho người dân. Nguyên khởi Oannes là thần của dân tộc Akkadian, một sắc dân Semitic ở miền Bắc của Babylon, nơi xuất phát nền văn minh của người Babylon. Vị thần nầy được thờ phượng tại Akkad, khoảng 5000 năm trước Công nguyên.
Hầu như những gì chúng ta biết được về sự sùng bái thần Oannes, xuất phát từ những gì còn lại trong các tác phẩm về lịch sử Babylonia, gồm 3 quyển của sử gia Berossus, một tu sĩ xứ Chaldea ở Bel thuộc Babylon, vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Vào thế kỷ thứ 19, ông Paul Emil Botta, phó lãnh sự Pháp tại Mosul ở Iraq và là một nhà địa chất nhiệt thành, đã khám phá ra bức tượng của thần Oannes và tượng này hiện được giữ tại thành phố Louvre ở Paris. Bức tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ tám trước Công nguyên và ông đã tìm ra tại cung điện của vua Sargon đệ nhị, thuộc nước Assyria ở Khorabad gần Mosul, cùng với những đồ chạm nổi cho thấy con người ăn mặc trong các bộ quần áo giống như cá.
Một vị thần cũng có đuôi cá, được biết từ thời xa xưa là Dagon của dân Philistine, vốn được ghi trong Thánh kinh. Chúng ta được biết Cái Rương chứa Pháp điển của người Do thái xưa (the Ark of the Covenant) được đặt kế bức tượng của thần Dagon trong một ngôi đền thờ vị thần nầy tại Ashod, một trong năm thành phố lớn của xứ Philistine. Ngày sau đó, bức tượng được tìm thấy bị rơi xuống, mặt úp xuống đất trước cái rương của Thượng Đế. Trước những ngạc nhiên và lo sợ khôn cùng, người dân ở Ashod mang bức tượng của thần Dagon trở lại vị trí cũ, thế nhưng vào ngày hôm sau, nó lại rơi xuống trước Rương chứa Pháp điển và lần nầy, cái đầu của bức tượng đã văng ra khỏi thân mình. Người ta đoán rằng, vợ và con gái của thần Oannes cũng có đuôi giống như đuôi cá, thế nhưng những giả thuyết nầy tỏ ra mơ hồ và không chắc chắn lắm.
Nữ thần Atargatis đôi khi còn gọi là Derceto, là vị nữ thần Mặt trăng của người dân Semitic. Trong quyển sách có tên là De Dea Syria, nhà văn Hy Lạp Lucian, chào đời vào năm 120 và mất năm 180 sau Công nguyên, đã mô tả nữ thần nầy như sau: "Tôi thấy một bức tranh vẽ giống nữ thần Derceto tại Phoenicia, trong đó bà xuất hiện trong một hình dáng kỳ lạ, nửa trên là một phụ nữ, thế nhưng từ hông trở xuống lại là đuôi của một con cá".
Những vị thần có đuôi cá có thể tìm thấy trong hầu hết các nền văn hóa trong thời cổ đại, thế nhưng vào thời Trung Cổ, họ được xem là một giống người sống dưới biển. Một trong những ảnh hưởng khoa học nguyên khởi quan trọng nhất là ông Pliny the Elder, sinh năm 23 và mất năm 79, là một vị quan La Mã và là người viết quyển tự điển bách khoa, qua đời khi núi lửa Vesuvius chôn vùi thành phố Pompei. Trong hàng các học giả thời Trung Cổ, nếu ông Pliny nói ra điều gì thì hầu như chẳng ai phản bác được. Vì vậy, họ chấp nhận những gì ông tường trình về những nhân ngư nầy. "Tôi có những binh sĩ La Mã làm bằng chứng, rằng họ đã thấy một người cá tại Vịnh Cadiz, hoàn toàn giống như người thật về phần thân thể của họ..." Nhưng nếu một người giống hoàn toàn con người, thì tại sao các binh sĩ La Mã lại nghĩ rằng họ đã bắt gặp một nhân ngư" Điều nầy quả không rõ, thế nhưng ông Pliny thuyết phục rằng người cá là có thật.
Các truyện kể về nhân ngư truyền đi khắp nơi và lạ lùng hơn nữa, lại được giáo hội công khai khuyến khích, khi thấy rằng truyền thuyết nầy kết hợp với các câu truyện thần kỳ, đã phụng sự vào mục đích riêng. Các mỹ nhân ngư trong những hình ảnh một sinh vật và những tượng điêu khắc về người cá xuất hiện tại nhiều nhà thờ và những đại thánh đường. Một thí dụ đặc biệt mỹ thuật về hình điêu khắc của một mỹ nhân ngư, có thể tìm thấy ở nhà thờ Zennor ở Corwall thuộc miền Nam nước Anh. Người ta cho rằng, hình nầy có tuổi độ 600 năm và có liên hệ đến câu chuyện về Mathy Trewhella, con trai của ông bõ giữ nhà thờ, một ngày kia biến mất mà chẳng ai giải thích được. Nhiều năm sau đó, một thuyền trưởng cặp bến tại hải cảng Saint Ives và kể lại, khi ông bỏ neo ngoài khơi hang động Pendower và gặp một mỹ nhân ngư nói với ông rằng "chiếc neo của ông làm ngăn trở Mathy ở trong động và các con của tôi bị kẹt trong đó". Đối với những người ở Zennor, bí mật về vụ biến mất của Mathy đã được giải thích.
Nói chung, mỹ nhân ngư không phải là hình ảnh để thờ phượng. Người ta truyền tụng rằng những tiếng hát êm dịu đã ru hồn và bắt sống nhiều thủy thủ của những con tàu và theo truyền thuyết của Hy Lạp, những người cá nầy đã dụ dỗ các con tàu, đi vào những vùng biển có đá ngầm hiểm trở.

NHỮNG LẦN GẶP GỠ MỸ NHÂN NGƯ

Vào cuối niên đại của Nữ Hoàng Elizabeth và đầu vương triều Jacob ở nước Anh, niềm tin về các mỹ nhân ngư được thêu dệt và thổi phồng, nhưng sau đó tàn dần. Những người như triết gia Frances Bacon và thi sĩ John Donne, đã giải thích rất hữu lý về nhiều hiện tượng thiên nhiên, trong đó có các nàng mỹ nhân ngư. Đó cũng là thời gian các chuyến hải hành nở rộ và một vài thủy thủ của thời nầy đã kể lại những lần gặp gỡ với người cá. Vào năm 1608, ông Henry Hudson, một người đi biển và cũng là một nhà thám hiểm, mà sau nầy tên ông được đặt cho vịnh Hudson Bay, đã ghi lại trong nhật ký hải hành một sự kiện như sau: "Sáng nay, một trong các bạn đồng hành nhìn qua boong tàu và ngạc nhiên thấy một mỹ nhân ngư, liền vội gọi các bạn cùng ra xem. Mọi người vội vã đổ ra coi và lúc đó nàng tiên cá đến gần bên hông tàu, mắt nhìn tha thiết vào những chàng thủy thủ, rồi một lúc sau đó một cơn sóng biển chợt phủ lên người mỹ nhân ngư, cuốn cô ra xa. Theo lời họ kể khi thấy rõ cô nàng, từ rốn trở lên, lưng và ngực giống như một phụ nữ, thân hình cũng bằng với chúng ta, da rất trắng và tóc dài màu đen đong đưa bên mình và khi nàng lặn xuống biển, họ thấy cái đuôi có điểm lấm chấm như đuôi cá heo. Hai người có dịp thấy mỹ nhân ngư, tên là Thomsa Hiller và Robert Raynar".
Ông Hudson là một thủy thủ dày dạn nhiều kinh nghiệm, biết rõ tính khí của những người dưới quyền ông và chắc chắn không bao giờ chịu ghi lại những chuyện dối gạt làm gì. Hơn nữa, lời ghi chép tự nó cho thấy những thủy thủ nầy quen thuộc với các sinh vật dưới biển và dường như đối với họ đây là những sinh vật đặc biệt. Nếu sự diễn tả của họ chính xác, thì câu chuyện đó có thật trên cõi đời nầy.
Truyền thuyết về mỹ nhân ngư rầm rộ nhất là vào thế kỷ 19. Có nhiều chuyện giả tạo, diễn ra trước cặp mắt kinh ngạc của đám đông tại những lễ hội và các cuộc triển lãm, hơn là vào những giai đoạn khác. Đó cũng là thời kỳ có vài việc trông thấy đáng kể được ghi nhận, trong đó có hai chuyện được chứng thực.


Vào ngày 8 tháng chín năm 1809, báo The Times xuất bản lá thư sau đây từ vị hiệu trưởng William Munro: "Khoảng 12 năm trước đây, khi tôi làm hiệu trưởng của một trường thuộc giáo xứ Reay ở Tô cách Lan. Trên đường đi ra bờ biển của vịnh Sandside vào một ngày hè nắng ấm, khi tôi rảo bước đến mũi Sandside, tôi chú ý đến một hình ảnh giống như một phụ nữ không có quần áo. Dường như người nầy đang ngồi chải tóc và mái tóc màu nâu nhạt xõa xuống qua vai. Thân hình đẹp như một pho tượng, với những đường nét của các phần thân thể trông thấy rõ, lúc đó người đẹp ngồi trên phiến đá dường như như tắm nắng. Tôi phải tự chế để xem đó là một con người thật hay không và đôi mắt tôi không quen với hình ảnh như thế, thế nhưng rõ ràng người đó đã xuất hiện nguyên trạng như vậy. Đầu của người cá phủ tóc màu nâu nhạt và dường như có hình một vương miện trên đầu, trán tròn, gương mặt bầu bĩnh, đôi gò má hây hây, đôi mắt xanh biếc, miệng và môi xinh đẹp, không nhìn thấy răng vì miệng không mở, ngực bụng cánh tay và chân của một người phụ nữ đã nẩy nở. Ngón tay dường như không dính vào nhau và điều nầy tôi khẳng định là sự thật. Nàng tiên cá vẫn ngồi trên phiến đá độ ba đến bốn phút, khi tôi quan sát lúc nàng chải tóc với mái tóc dài và dầy và dường như nàng hãnh diện về mái tóc của mình, sau đó nàng nhào xuống lòng biển, bơi đi mất".
Bất cứ những gì ông Munro trông thấy và mô tả từng chi tiết như vậy, đều được khẳng định vì không phải chỉ có một mình ông chứng kiến. Ông cho biết, có vài người "im lặng theo dõi mà không dám gây một tiếng động nhỏ nào", họ cũng cho ông biết người mà họ chứng kiến là nàng tiên cá. Do sự kiện ông thấy bằng chính mắt mình, những lời kể của ông được xem rất thuyết phục.
Vào khoảng năm 1830, cư dân tại Benbecula trên quần đảo Herbrides khai rằng, họ trông thấy một mỹ nhân ngư trẻ đẹp chơi đùa ngoài biển. Một số người tìm cách bơi ra và bắt được nàng, thế nhưng cô nàng dễ dàng vuột đi và bơi mất. Thế rồi một đứa bé ném đá vào người cá nầy, một viên đá trúng vào nàng và mỹ nhân ngư nầy lặn mất. Một vài ngày sau đó cách chỗ cũ độ 3 cây số, thi hài của một người cá bị sóng dạt vào bờ. Thân hình nhỏ bé thu hút đám đông kéo đến bãi biển, họ quan sát kỹ lưỡng từng chi tiết và kể lại như sau "Thân trên của mỹ nhân ngư nhỏ bé độ chừng bằng một đứa bé lên ba hay bốn tuổi, với bộ ngực nhô cao một cách lạ thường. Tóc dài và đen bóng, trong khi làn da trắng nuột mềm mại. Phần dưới giống như một con cá hồi, nhưng không có vẩy".
Trong số những người được chứng kiến thi thể nhỏ bé đó có ông Duncan Shaw, một nhân viên địa ốc tại Clanranald và cũng là cảnh sát trưởng quận hạt. Ông ra lệnh làm một cỗ quan tài vừa vặn với nàng tiên cá để khâm liệm, hầu sau đó nàng có thể yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu.
Cũng có nhiều truyện giả tạo về nhân ngư xảy ra trong thời kỳ nầy, thế nhưng chỉ có một hay hai truyện được lưu ý, cho thấy tính chất giả tạo của người dựng ra câu chuyện.
Một thí dụ nổi tiếng được ghi lại trong quyển "The Vicar of Morwenstow" của tác giả người Anh là Sabine Baring-Gould. Vị cha xứ bị nghi ngờ là ông Robert S. Hawker. Vào tháng bảy năm 1825 hay 1826, một mỹ nhân ngư giống như người được trông thấy ngoài khơi bờ biển Bude ở Corwall, thuộc miền Nam nước Anh. Vào một đêm trăng rằm, ông chèo thuyền đến một tảng đá không xa bờ, rồi tại đó ông thắt một mái tóc giả làm bằng rong biển kết lại, bôi dầu vào chân và cởi trần phần trên cho đến ngang bụng. Sau đó ông ca hát, có lẽ tiếng hát cũng chẳng tuyệt diệu cho lắm, thế nhưng lập tức gây sự chú ý của những người trên bờ. Khi tin tức về mỹ nhân ngư được truyền đi khắp thị trấn Bude, người ta lũ lượt kéo đến xem đông như mở hội và ông Hawker lập lại màn trình diễn nói trên. Tuy nhiên sau vài màn diễn xuất, do quá mệt mỏi trong trò đùa nầy qua giọng nói bắt đầu khàn đi, ông diễn một màn trong God Save the King rồi phóng mình xuống biển. Sau đó, ông chẳng bao giờ xuất hiện dưới hình dạng một nhân ngư nữa.
Câu chuyện thứ hai là của ông Phineas T. Barnum, sinh vào năm 1810 và mất năm 1891, vốn là một diễn viên người Mỹ xuất sắc, đã kể hai chuyện sau đây. Ông cho biết đã xem một người cá, mà ông phải trả một shilling để thấy một lần tại quán cà phê Watson ở Luân đôn. Đó quả là một vật dễ sợ, run rẩy và có lẽ là một con cá kỳ dị. Ông Barnum đã mang ý tưởng nầy đến các khán giả tò mò, trong "Một show diễn xuất vĩ đại nhất trên địa cầu". Ông treo bên ngoài rạp hát quảng cáo về buổi diễn mỹ nhân ngư, với một tấm ảnh bắt mắt của ba người đẹp, đang ngâm mình dưới một hang động. Bên dưới tấm ảnh, ông chú thích với hàng chữ "Một mỹ nhân ngư được thêm vào viện bảo tàng, thế nhưng quí khách không phải trả thêm tiền". Hàng ngàn người bị lôi cuốn qua bức ảnh và những lời chú thích về những gì họ được xem, đã ồ ạt mua vé để vào xem cảnh tượng gây nhiều chú ý nầy.
Những nàng tiên cá tiếp tục xuất hiện, trong những năm gần đây. Chẳng hạn như một ngư phủ nhìn thấy một người cá vào năm 1947, trên đảo Muck thuộc quần đảo Herbrides. Cô nàng ngồi trên một chiếc thùng đựng cá, nổi trên mặt nước và đang chải tóc. Ngay khi người cá biết có người quan sát, cô nàng bèn phóng xuống biển. Người ngư phủ nầy cho đến khi  qua đời vào cuối thập niên 1950, ông luôn luôn tin rằng mình đã gặp được một nàng tiên cá.
Vào năm 1978, một ngư phủ người Phi luật tân 41 tuổi tên là Jacinto Fatalvero, không những chỉ thấy một mỹ nhân ngư vào một đêm trăng sáng, mà còn được cô nàng giúp một tay trong việc thu được một mẻ cá lớn. Ngoài ra nữa thì người ta chẳng biết gì hơn, vì khi kể câu chuyện nầy Fatalvero trở thành đầu mối của những trò đùa, đối tượng của những lời chế nhạo và không tránh khỏi sự săn đuổi của báo chí. Do đó ông chẳng nói thêm một lời nào khác.
Người ta chấp nhận truyền thuyết về các mỹ nhân ngư có lẽ đầu tiên dấy lên do sự nhầm lẫn của hai con vật dưới biển, con hải ngưu (manatee) hay con bò biển (dugong), hay có lẽ những con hải cẩu (seal). Rõ ràng nhiều câu chuyện có thể giải thích bằng cách nầy, thế nhưng chắc chắn nó không thỏa mãn câu chuyện của các thủy thủ trông thấy người cá của Henry Hudson kể lại, hay mỹ nhân ngư do ông hiệu trưởng William Munro chứng kiến. Những chuyện nầy và các cảnh tượng khác có phải chỉ là những con vật dưới biển như trâu biển, bò biển hay hải cẩu chăng"
Vài người tin rằng những nhân ngư quả có thật và là những con cháu của tổ tiên xa xưa có liên hệ với chúng ta hãy còn dưới biển, trong khi chúng ta đã lên bờ.
Tại miền Nam Việt Nam cách nay vài chục năm, ở những sông lớn người dân thường chứng kiến các bầy cá nược thuộc dạng cá heo (dolphin) sống ở các cửa sông hay trong những con sông nước ngọt, nhiều nhất là tại Vàm Nao thuộc tỉnh An Giang hoặc Cần Thơ. Chúng hay bơi đua trên mặt nước và một điều lạ lùng người ta không giải thích được, khi nhiều người đi trên bờ sông và kêu lên hai tiếng "nược đua", thì bỗng nhiên một hay nhiều cá nược nổi lên và bơi đua nhau trên mặt nước.
Người miền Nam và người Việt gốc Miên rất mực kính trọng, gọi là "ông nược" và chẳng hề dám làm hại đến những con cá nầy. Mỗi khi cá nược vướng vào lưới, các ngư phủ vội tháo lưới cho cá thoát thân và cầu nguyện lâm râm, vì khi cá nược vào lưới thì chẳng có con cá nào khác dính vào lưới cả và ngư dân xem đó là một điềm xui. Nếu cá nược chỉ xuất hiện xa xa, nó sẽ đánh động khiến các loại cá khác chui vào trong lưới và đó là một điều hên, vì mẻ lưới đầy cá. Người miền Nam chẳng ai ăn thịt cá nược, chỉ trừ những người theo Hồi giáo hay săn bắt chúng, bằng cách phóng lao giết hại chúng một cách khá dễ dàng, vì cá nược dường như thở bằng phổi nên phải trồi lên mặt nước để thở.
Người ta kể lại cá nược cái cũng giống như một phụ nữ, tức là cũng có vú. Có người còn cho rằng chúng cũng bộ phận sinh dục bên dưới đầy đủ như một người đàn bà. Vài truyện kể, ngư phủ bắt được cá nược cái và làm tình với cá. Sau đó bộ phận sinh dục của người nầy sưng tấy lên, không thuốc nào chữa khỏi, rồi chết. Dĩ nhiên đó là những truyện kể, còn chứng kiến nạn nhân bị bệnh như thế nào, thì chưa ai dám khẳng định.
Những năm về sau vào cuối thập niên 1960 và 1970, ghe tàu chạy nhiều trên các sông rạch và chiến tranh khởi phát, khiến những con cá nược cũng lần lượt đi vào dĩ vãng và chỉ còn là những hồi ức trong trí nhớ của người dân miền Nam mà thôi.
Sự thực về các nàng mỹ nhân ngư như thế nào thì chẳng ai rõ, thế nhưng chắc chắn các câu chuyện tình và những truyện kể trong dân gian có lẽ sẽ nghèo nàn đi, nếu không có những nàng tiên cá như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.