Hôm nay,  

Đòn Bảy Của Ông Bush

03/03/200600:00:00(Xem: 5469)

- Lãnh đạo một siêu cường, ông Bush có cái đòn bảy rất dài… nhưng bị cưa làm hai. Đáng tiếc!

Tuần cuối của Tháng Hai quả là là một tuần hoạn nạn cho ông Bush, dẫn tới một biến cố được loan báo khắp nơi: tỷ lệ ủng hộ tổng thống đã sụt dưới mức tâm lý 35%, xuống tới chỗ thấp nhất, có 34%.

Tuần lễ hoạn nạn khởi đầu ngày 22 - ngẫu nhiên cũng là ngày hệ thống CBS và nhật báo Washington Post tiến hành việc khảo sát mức độ hậu thuẫn tổng thống. Mờ sáng hôm đó, ngôi đền thếp vàng al-Askariyah của dân Shia bị đánh bom tan tành tại thành phố Asarra của Iraq. Phản ứng của dân Shia dẫn tới bạo động giữa hai phe Shia và Sunni, người ta nói đến nguy cơ nội chiến tại Iraq.

Hôm sau, dư luận Mỹ bắt đầu rúng động vì một tin rất lạ đã được loan truyền: Mỹ sẽ bán các hải cảng lớn cho tiểu vương quốc United Arab Emirates (UAE) và Tổng thống Bush khẳng định với báo chí rằng ông đồng ý với việc ấy, dù mới chỉ được biết và nếu Quốc hội bác bỏ thì ông sẽ dùng quyền phủ quyết. Tin này trở thành đề tài tranh luận trong tuần.

Hôm sau nữa, ngày 24, tới lượt căn cứ lọc dầu Abqaiq của Saudi Arabia bị al-Qaeda đánh bom, dù không bị thiệt hại, biến cố cũng gây rúng động cho thị trường dầu thô thế giới vì Saudi là một nước sản xuất và xuất cảng dầu hỏa nhiều nhất thế giới.

Sau hàng loạt tin tức bất lợi, nào vụ nghe lén, vụ Abramoff, Katrina, Libby, nào ông Cheney bắn lầm vào bạn, v.v… ông Bush lãnh ba đòn trời giáng lên đầu nên tỷ lệ ủng hộ mới sụt nặng sau khi vừa ngoi lên khỏi mức 40%.

Cả ba đòn ấy thực ra lại là đòn bảy của ông Bush, nay quật ngược vào ông và có thể gieo họa cho nước Mỹ….

* Đòn bảy Clinton thành đòn xóc

Muốn hiểu chuyện đòn bẩy ấy, hãy tìm lại thành tích của cựu Tổng thống Bill Clinton.

Mùng hai Tháng Ba vừa qua, bỉnh bút nổi tiếng Robert Novak đã có một cột báo rất nặng.

Trong vụ chính quyền Bush đồng ý cho công ty Dubai Ports World (DPW) của xứ UAE đầu tư vào Mỹ qua việc mua lại một công ty của Anh và nhờ đó sẽ phụ trách việc quản trị một số cơ sở trong sáu hải cảng lớn của Hoa Kỳ, Nghị sĩ Hillary Clinton là người ráo riết đả kích. Nhưng nguyên Tổng thống Clinton lại giữ im lặng.

Bỉnh bút Novak khui ra trong cột báo vài chi tiết lạ: ông Clinton từng được các tiểu vương UAE chiều chuộng và mời diễn thuyết với tiền thù lao khổng lồ là 300 ngàn Mỹ kim; qua giao tình thắm thiết với các tiểu vương ở Dubai, ông Clinton còn vận động cho một người thân tín là Joe Lockhart - nguyên phát ngôn viên tòa Bạch Ốc - làm tư vấn về giao tế cho công ty DPW để tranh thủ Quốc hội cho hồ sơ đầu tư; dự án đưa Lockhart vào vai trò lobby cho UAE không thành vì Lockhart không đạt thỏa thuận về giá biểu; DPW nhờ một thầy cò nặng ký khác là Jonathan Winer, một đảng viên Dân chủ từng phục vụ Nghị sĩ John Kerry trong 10 năm; ngoài Lockhart hay Winer, còn nhiều tay chạy cờ khác đều là cự phách của đảng Dân chủ…

Đảng Cộng hòa cũng có người được UAE thuê mướn việc vận động và không che giấu gì việc ấy (như nguyên Thượng Nghị sĩ Bob Dole, Trưởng khối Cộng hòa và ứng cử viên Tổng thống năm 1996). Đảng Dân chủ cũng thế, có người vận động bên trong mà các lãnh tụ lớn thì lại kịch liệt chống đối ở bên ngoài.

Nhưng trong một gia đình, ông Clinton thì ủng hộ và còn giới thiệu người thân tín cho việc ấy mà bà lại chống! Nếu Hillary Cliton làm tổng thống sau cuộc bầu cử năm 2008 này, lập trường hay nghề nghiệp của ông Clinton ra sao, sẽ ảnh hưởng thế nào tới quốc sách, v.v… cũng là một đề tài vui.

* Và hơi nhức đầu.

Theo bỉnh bút Novak, sau khi gửi gấm tay em Lockhart vào DPW không xong, hôm Thứ Sáu 24, ông Clinton lại xoay về vị trí cũ với một câu chết người phát biểu từ New Zealand: "công ty DPW là từ UAE, nơi đã góp phần rửa tiền cho vụ khủng bố 9-11". Ông gián tiếp tố giác thân chủ cũ (mà cũ được bao lâu) là có liên hệ đến khủng bố, để khỏi phương hại cho sự nghiệp của vợ"

Bill Cinton biết dùng đòn bảy, và khi chuyện không thành thì xoay đòn bảy thành đòn xóc hai đầu. "Xúi nguyên giục bị" vốn là nghề của thầy cãi!

Nhưng, chuyện ấy ăn nhằm gì với ba đòn bảy của ông Bush nay đang bị quật ngược"

Câu trả lời là cả ba biến cố - ngôi đền al-Askariyah bị phá, kho dầu Abqaiq bị tấn công, và DPW vào Mỹ - đều là biểu hiện của chiến lược George W. Bush. Ông dùng đòn bảy tạo thế mạnh để lần lượt khắc phục các khó khăn nhằm đi tới giải pháp cho cuộc chiến chống khủng bố. Khi bắt đầu đạt kết quả, đòn bảy của ông bị cưa đôi ở nhà.

Ông Bill Clinton thì biết xoay ngược lập trường, ông Bush thì không. Cho nên tỷ lệ ủng hộ sẽ còn sa sút và Hoa Kỳ có thể đại bại.

Chuyện này rất dài mà cũng đáng tìm hiểu để biết vì sao nước Mỹ có thể gặp một vụ Mậu Thân 68 nữa, khi đang thắng!

Hãy bắt đầu bằng chuyện đền vàng al-Askariyah khiến truyền thông cho rằng Mỹ bị bắt đền.

* Đòn bảy Iraq, giữa điểm tựa Sunni và điểm động Shia

Người Mỹ bình thường đã quên các chiến dịch tảo thanh và tấn công thị trấn Fallujah vào cuối năm kia.

Đây là thành đồng của dân Sunni, nơi có đến 200 ngôi đền và đầu năm 2004, bốn nhân viên dân sự Mỹ bị thảm sát, xác lôi ngoài đường, dưới ống kính truyền hình. Lúc ấy, Hoa Kỳ bắt đầu hiểu ra phản ứng của dân Sunni: họ được ưu đãi dưới chế độ Saddam Hussein (tàn dư đảng Baath) hoặc không chấp nhận việc Mỹ vào Iraq (Sunni "ái quốc") và họ cũng sẵn sàng dung chứa bọn khủng bố, vốn cũng đồng đạo theo xu hướng Sunni (Sunni "Thánh chiến".) Làm sao tách rời ba lực lượng chống đối này theo lối bẻ đũa từng chiếc"

Sau chiến thắng chớp nhoáng tại Baghdad vào tháng Năm năm 2003, Hoa Kỳ ngỡ ngàng hiểu ra sự thể quá rắc rối của Iraq và mối thù không đội trời chung - dù cùng thờ một chúa - giữa dân Sunni và dân Shia. Từ đấy, Hoa Kỳ bắt đầu dùng thế đòn bảy, trước tiên là liên kết với dân Shia, nạn nhân của chế độ Saddam, để hóa giải mầm đối kháng của dân Sunni. Vụ Fallujah cuối năm 2004 là cao điểm của chiến lược ấy về mặt quân sự.

Về chính trị, Hoa Kỳ dùng hai tộc Shia và Kurd làm đòn bảy để tiến tới một giải pháp chính trị cho Iraq, với bài toán được tung ra cho phía Sunni: không tham dự sinh hoạt chính trị Iraq là đứng ngoài và bị thiệt. Dân Sunni sống trong một vùng không có dầu hỏa, như một đòn gánh ở giữa hai khu vực dầu hỏa của dân Kurd phía Bắc và dân Shia phía Nam. Nhưng, với dân Shia chiếm đa số (60% dân số), Hoa Kỳ cũng biết là có đại cường Iran đằng sau đòn bảy Shia. Vì vậy phải sử dụng cho khéo.

Suốt năm 2005, Hoa Kỳ đạt được mục tiêu: các lãnh tụ Sunni từ thế chống đối bước qua thế đối lập và cho dân tham gia bầu cử. Tàn dư Baath của chế độ Saddam cũ thì được mời ra lưu dụng, các lãnh tụ tôn giáo Sunni và xu hướng Sunni "ái quốc" (chống Mỹ vì tinh thần dân tộc) cũng được trấn an và quan trọng nhất, các lãnh tụ Sunni khuyên dân không hợp tác hay dung chứa khủng bố Thánh chiến nữa. Nghĩa là chính quyền Bush tận dụng lá bài Shia và bắt đầu nói chuyện với phe Sunni, trước đấy vẫn cứ được truyền thông Mỹ trình bày như kẻ thù.

Mục tiêu chính yếu là cô lập các cơ sở khủng bố của al-Qaeda và các tay đặc công Sunni xâm nhập từ bên ngoài vào vùng sinh hoạt Sunni.

Mục tiêu ấy coi như hoàn thành được một phần, dân Sunni đi bầu và các lãnh tụ Sunni bắt đầu đấu tranh chính trị với phe Shia lúc ấy đang chiếm thế thượng phong vì 1) giúp Mỹ ép Sunni và 2) có sự yểm trợ của Iran. Cao điểm của thành quả ấy là việc dân Sunni tham gia bầu cử tháng 12 năm ngoái. Thành tích không nhỏ này lại chẳng được truyền thông Mỹ nhìn ra hoặc trình bày cho rõ.

Nhưng sau cuộc bầu cử ấy thì trong thế "tam phân" Sunni, Shia và Hoa Kỳ, đến lượt phe Shia chột dạ: Mỹ đã đối thoại với kẻ thù cũ và hết chiều mình như xưa. Còn al-Qaeda hay Abu Musab al-Zarqawi thì chẳng những chột dạ mà thấy bị thốn tới cổ họng. Al-Zarqawi ra tuyên ngôn kêu gọi dân Sunni đừng đi bầu nhưng không đạt kết quả. Mà ám sát các lãnh tụ Sunni thì càng dễ bị cô lập hay bị tố giác, vì khủng bố Thánh chiến phải sống nhờ dân Sunni, trong khu vực Sunni.

Vì những xoay chuyển đảo điên của tình hình, đầu năm 2006 đáng lẽ phải là một cao điểm của Hoa Kỳ: lách đòn bẩy bên này rồi bên kia để cuối cùng hai phe Sunni và Shia đều phải nói chuyện sống chung.

Đấy là lúc al-Qaeda ra đòn phá bĩnh: vụ đánh bom ngôi đền vàng có mục tiêu gây hiềm khích giữa Sunni và Shia. Bầy cừu truyền thông và bình luận gia Mỹ nhảy ngay vào cuộc. Họ nói đến nguy cơ nội chiến giữa hai phe, theo đúng nước cờ của khủng bố.

Chính quyền Bush dàn dựng vở kịch cho tới cao điểm thật đẹp, nhưng thành quả lại bị suy diễn sai và dàn vỗ tay hoàn toàn vắng bóng vì bận chuyện khác.

* Chuyện nội chiến sẽ có hay không"

Phe Sunni không thể chứa chấp khủng bố và đi vào nội chiến với thế tất bại vì chỉ có 20% dân số. Do đó, họ có vùng vằng nói thách thì sau cùng vẫn phải bước vào thế đấu tranh chính trị. Và phải chấm dứt yểm trợ quân khủng bố. Phe Shia cũng chẳng dại, gây căm phẫn vì vụ ngôi đền bị phá để châm ngòi cho nội chiến là vừa tuyên chiến với Hoa Kỳ vừa tựa lưng vào Iran, chưa biết ngày nào mới có quyền tự chủ sau mấy thập niên bị chế độ Saddam Hussein đàn áp.

Vụ đánh bom ngôi đền Shia là đòn "Mậu Thân" của khủng bố nhằm chuyển bại thành thắng. Và chỉ thắng khi Hoa Kỳ thoái chí rút lui.

Nếu Hoa Kỳ bền chí thì vụ phá bĩnh ấy sẽ gây phản tác dụng là khiến các lãnh tụ Sunni càng nóng ruột tìm giải pháp chính trị với phe Shia, và xoay ra dẹp quân khủng bố: al-Qaeda đã hoàn tất nhiệm vụ dân Sunni trông đợi: khiến Hoa Kỳ phải nói chuyện với các lãnh tụ Sunni.

Đòn bẩy của Hoa Kỳ - đẩy phe này rồi ép phe kia - nay đã có kết quả. Đúng lúc ấy, ông Bush bị phe phản chiến ở nhà quy tội là làm tình hình Iraq thêm rối beng. Đòn bảy của ông bị cưa ở nhà! Trong thế bại, al-Qaeda đã tìm ra liều thuốc hồi sinh nhờ hậu trường chính trị Hoa Kỳ.

Chuyện "Mậu Thân 68" lại tái diễn… Thắng mà tưởng bại rồi quất ngựa truy phong.

Đúng lúc ấy lại có chuyện kho dầu Saudi bị al-Qaeda tấn công.

* Đòn bảy Hoa Kỳ trong giếng dầu Saudi

Ngày 24 vừa qua, trung tâm dầu khí Abqaiq của Vương quốc Saudi Arabia bị đánh bom.

Tổn thất không đáng kể: hai xe vận tải nhẹ chở một tấn ammmonium nitrate và nhiều chất nổ khác như RDX, BIT và nitroglycerine của quân khủng bố bị chặn từ ngoài, hai tay đặc công bị bắn hạ, hai nhân viên an ninh thiệt mạng. Nếu quân khủng bố lọt vào trong nhiều vòng d0ai bảo vệ, trên khuôn viên rộng một mẫu vuông của khu vực (bằng Mile Square Park trong khu vực Little Saigon của người Việt tại quận Cam), tổn thất có thể cao hơn. Nhưng dù cao cũng không thể đánh xập hệ thống dầu khí Saudi hoặc gây khủng hoảng dầu khí cho toàn cầu.

Một ngày sau, lực lượng al-Qaeda lên tiếng tự nhận chiến công và dọa sẽ còn tấn công nữa: họ xác nhận điều đã được lãnh tụ số hai Ayman al-Zawahiri loan báo từ tháng 12 năm ngoái trong một cuốn băng hình. Al Qaeda sẽ tấn công kỹ nghệ dầu khí đang cướp mất tài nguyên của dân Hồi giáo. Xin đọc lại cho kỹ: tấn công kỹ nghệ dầu khí không tấn công dầu khí của dân Hồi giáo. Trong đòn tấn công, quân khủng bố đã có lý luận tranh thủ để khỏi mang tiếng là phá hoạt tài nguyên Hồi giáo.

Ngay sau vụ tấn công, an ninh Saudi mở cuộc truy lùng và bắn hạ ít nhất là năm tay đặc công khác trong danh sách những tên bị truy nã ráo riết nhất. Dù vụ tấn công bị chặn và coi như thất bại, dư luận thế giới và Hoa Kỳ vẫn coi đây là một thắng lợi của al-Qaeda.

* Người ta không nhìn ra một kết quả của đòn bẩy Hoa Kỳ.

Trước vụ khủng bố 9-11 năm 2001, Vương quốc Saudi Arabia vẫn đi hàng hai, vừa hợp tác với Mỹ vừa kín đáo dung dưỡng xu hướng Hồi giáo cực đoan và chứa chấp khủng bố al-Qaeda: đó là sự khôn ngoan của người nạp tiền cho băng đảng để được yên thân. Sau khi Hoa Kỳ tung quân vào khống chế Iraq và đẩy Hoàng gia Saudi vào chỗ phải thay đổi lập trường.

Hoa Kỳ dùng đòn bẩy Saudi để truy lùng al-Qaeda và khiến Hoàng gia Saudi phải hợp tác về tình báo. Có lẽ đây là một mục tiêu chính của chiến dịch Iraq mà không được chính quyền Bush nói ra cho rõ. Có nói thì cũng khó! Kết quả là al-Qaeda xoay ra tấn công chế độ Saudi và Hoa Kỳ được Saudi cung cấp nhiều tin quý báu về quân khủng bố. Saudi Arabia thực sự trở thành đồng minh của Mỹ trên trận tuyến chống khủng bố chứ không thể nhập nhằng du dây như xưa.

Suốt một năm, từ giữa năm 2003 đến giữa năm 2004, al-Qaeda coi như bị triệt hạ tại Saudi Arabia và phải chứng minh sự hiện hữu của mình ở tại đây. Sau lời cảnh cáo của al-Zarqawi, đặc công của al-Qaeda ra tay tấn công kho dầu Abqaiq. Và thất bại.

Khi tấn công kho dầu này, quân khủng bố mong là sẽ chứng minh khả năng của mình và sẽ gây tổn thất mang kích thước chiến lược cho nền kinh tế hoặc ít ra là cho kỹ nghệ dầu khí của Tây phương. Mục tiêu gọi là chiến lược ấy không thành, quân khủng bố bị hạ ngay từ vòng rào ngoài cùng và trên thị trường quốc tế, dầu thô có lên giá chút đỉnh rồi lại sụt ngay.

Al-Qaeda chỉ chứng minh là 1) muốn ra tay, 2) nhưng chỉ tới mức ngoài da, 3) vì an ninh và tình báo Saudi có khả năng chống đỡ, 4) có khi còn xâm nhập vào hạ tầng cơ sở al-Qaeda để chặn trước các đòn tấn công. Các xe bom đều bị phát giác và bị diệt trước khi lọt vào kho dầu.

Ngược lại, Hoa Kỳ chứng minh là việc tấn công Iraq khiến Hoàng gia Saudi hết đi hai hàng mà phải trực tiếp đối đầu với khủng bố và phải ra tay diệt trừ các xu hướng Hồi giáo quá khích bên trong vương quốc. Al-Qaea tự khoe chiến công thực sự chỉ có kết quả của một quả pháo chuột.

Đòn bẩy của Mỹ đã tách lực lượng khủng bố Thánh chiến ra khỏi bộ máy an ninh của Saudi. Điều này, dư luận Hoa Kỳ không nhìn ra, hoặc ít nói tới. Al Qaeda đã gặp tổn thất sau chiến công "Mậu Thân" mà truyền thông Mỹ vẫn gây ra ấn tượng là Hoa Kỳ bị thất bại!

Ngay giữa khung cảnh ấy ("nội chiến" Sunni và Shia tại Iraq và kho dầu Saudi bị tấn công) lại xảy ra vụ tranh luận về AUE và các hải cảng của Mỹ.

* Đòn bẩy Dubai bật về Hoa Kỳ

Trong cuộc chiến chống khủng bố, chính quyền Bush muốn tranh thủ các chế độ Hồi giáo để cô lập xu hướng quá khích. Họ nhắm vào mục tiêu chiến lược ấy mà không đặt vấn đề về lập trường của các chế độ này trước khi có vụ khủng bố 9-11. Tại Iraq, Hoa Kỳ còn nói chuyện với phe Sunni sau nhiều tháng vừa đánh vừa đàm tại Fallujah thì các nơi khác cũng vậy thôi.

Trên bàn cờ Hồi giáo, có vài chế độ chí thiết như xứ Kuwait từng được Hoa Kỳ giải cứu năm 1991, nhưng cũng có chế độ thuộc loại "nhập nhằng" về lập trường giữa hai thái cực là dung dưỡng khủng bố al Qaeda hoặc hợp tác với Mỹ, và những chế độ chống Mỹ ra mặt. Không muốn đối đầu với cả khối Hồi giáo thống nhất trong lập trường chống Mỹ thì phải tranh thủ thành phần ở giữa và triệt hạ ảnh hưởng của thành phần chống Mỹ.

Nếu trong một xứ Iraq thì khi tranh thủ phe Shia, khi lại nói chuyện với phe Sunni để tiến tới giải pháp chính trị nhằm cô lập và tiêu diệt khủng bố, trên toàn cầu nước cờ cũng không khác. Nhưng tranh thủ bằng cách gì"

Một là dọa hai là dụ. Với lực lượng quân sự hùng hậu tại Iraq, Hoa Kỳ có thể mạnh để gây sức ép: sợ al-Qaeda hơn hay sợ Mỹ hơn. Và vì lý do an ninh, Saudi Arabia đã chọn con đường hợp tác khắng khít hơn với Hoa Kỳ, với cái giá là phải tấn công al-Qaeda và có khi bị tổn thất. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng còn một đòn bẩy khác là mối lợi.

Tiểu vương quốc Á rập Thống nhất UAE là một nước nhỏ nằm trên kho dầu và dưới vùng lửa đạn. Tham vọng của xứ này là giống như Thụy Sĩ, hay Hong Kong, một đất làm ăn an toàn thịnh vượng cho mọi người.

Việc kinh doanh là lẽ sống còn của các tiểu vương UAE, kinh doanh thương cảng là một sở trường của họ. Vì vậy, nếu họ có mua lại công ty P&O của Anh để vào Hoa Kỳ quản trị một số thương cảng cũng là bình thường. Không có lợi thì họ đã chẳng chi tiền cho các con bài sáng của cả hai đảng Dân chủ lẫn Cộng hoà để vận động Quốc hội và Chính quyền Mỹ thông qua dự án đầu tư ấy.

Lòng "tham" của UAE tạo ra cái thế cho Hoa Kỳ. Chuyện thường tình. Nếu xứ này dửng dưng với mọi chuyện và coi Hoa Kỳ như kẻ xa lạ thì mới là vấn đề. Huống hồ họ đã quản trị rất nhiều quân cảng lẫn sân bay cho quân lực Mỹ tại vùng Vịnh.

Bảo rằng UAE là con ngựa chiến thành Troy của quân khủng bố là lý luận của chính khách. Nghĩa là lập lờ đánh lận con đen. An ninh thương cảng Mỹ là trách nhiệm của các cơ quan biên phòng Hoa Kỳ, không do UAE hay công ty DPW quyết định. Mà nếu al-Qaeda có muốn xâm nhập hoặc gài võ khí tàn sát trong các containers chuyên chở vào Mỹ thì đã dùng ngả khác hơn là qua mộtxứ Hồi giáo, dù là một xứ Hồi giáo xưa nay vẫn yểm trợ quân lực Mỹ. Nhất là một xứ Hồi giáo đầu tiên đã mời nhân viên công lực Mỹ vào kiểm soát hàng hóa rời bến cảng Dubai vượt trùng dương sang Hoa Kỳ.

Cho nên chuyện đả kích Dubai và chính quyền Bush là trò chính trị trong mùa bầu cử, trong khi đòn bảy của ông Bush để huy động hoặc xoay chuyển lập trường các nước Hồi giáo đã bắt đầu có tác dụng. Thế giới Hồi giáo, từ Indonesia, Malaysia đến Pakistan, Syria, Lebannon, v.v… đang xem Hoa Kỳ nói và làm ra sao với việc kết bạn cùng các nước Hồi giáo. Các nước hung đồ thì xem Hoa Kỳ có thể dài hơi đánh lớn đến chừng nào để chuẩn bị hai lẽ chiến hòa.

Điều không ngờ là đòn bảy ấy nay lại bật ngược về Hoa Kỳ.

Lỗi lầm nặng nhất của chính quyền là không dự đoán được tai nạn ấy để trình bày nội vụ một cách sáng tỏ từ đầu cho dư luận cùng thấy. Lỗi lầm ấy lập tức được khai thác và nhiều nhân vật Cộng hòa lật đật nhảy vào cuộc, tức là nhảy lên lưng ông Bush để khỏi bị thất cử vào tháng 11 này.

Vụ Dubai khiến tỷ lệ ủng hộ tổng thống sụt dưới 35%. Nếu có điều chỉnh lại những thiên lệch của hệ thống CBS-Washington Post trong cách đặt câu để tham khảo dân ý thì tỷ lệ ủng hộ ông Bush vẫn mấp mé ở mức 37-39%. Tức là rất thấp.

Đòn bảy như dùi trống

Tổng thống George W. Bush đang bị dư luận coi là thất bại nặng về đối ngoại. Người ta không còn chú ý đến tình hình kinh tế rất sáng sủa hiện nay, mà chỉ thấy rằng đâu đâu trong thế giới Hồi giáo hoặc tại Trung Đông, Hoa Kỳ cũng gặp trở ngại.

Khi sức cùng lực kiệt, al-Qaeda, bin Laden, Zawahiri hay Zarqawi đều dốc toàn lực đánh trận quyết định. Đấy là "Mậu Thân" của họ. Ngần ấy trận đều không đem lại kết quả: tại Iraq, các lãnh tụ Shia lẫn Sunni cố gắng kêu gọi dân chúng bình tĩnh; tại Saudi, các đặc công al-Qaeda bị diệt mà kho dầu Abqaiq vẫn hoạt động. Tại Hoa Kỳ, tình hình lại rất tệ hại cho ông Bush.

Cả hai đảng lớn đều chỉ gìn giữ được khoảng 30-40% quần chúng trung kiên của mình, nếu có muốn cầm quyền thì phải tranh thủ thành phần trung dung ở giữa, từ 25 đến 30%. Ông Bush không sợ gì phe Dân chủ trung kiên vì ông có làm gì cũng vẫn bị đả kích. Ông cần tranh thủ thành phần trung dung như đã thành công trong cuộc bầu cử 2004.

Bây giờ, chính thành phần trung kiên của ông đã xoay chiều và đang bỏ rơi ông.

Trong thành phần này, giới bảo thủ xã hội (các tôn giáo) thì vẫn ủng hộ ông, hai giới khác thì mất tin tưởng. Giới bảo thủ kinh tế cho là ông thiếu kỷ luật ngân sách, để bị bội chi quá nặng và thay vì giản lược hóa bộ máy công quyền lại bành trướng nó và can thiệp quá sâu vào sinh hoạt kinh tế xã hội. Giới bảo thủ về an ninh thì vừa hoài nghi kết quả tại Iraq vừa bất mãn với việc Dubai sẽ vào quản lý các thương cảng: họ nghĩ hoặc nói rằng ông Bush thiếu cẩn trọng về an ninh!

Sau sai lầm bổ nhiệm bà Harriet Myars vào chức vụ thẩm phán Tối cao Pháp viện, ông Bush đang bị nội bộ nổi loạn lần thứ hai trong chưa đầy sáu tháng. Ông còn cầm quyền trong ba năm nữa, sẽ phải lấy nhiều quyết định khó xử và cần hậu thuẫn của đảng Cộng hòa trước khi nói đến chuyện vận động thành phần trung dung. Với tỷ lệ ủng hộ rất thấp và bị nhiều nhân vật Cộng hòa vụt gậy vào lưng để có thể thắng cử vào tháng 11 này, ông sẽ khó chơi bạo đánh nước cờ lớn. Ngần ấy đòn bảy đã giúp ông về đối ngoại sẽ là những cây gậy cụt.

Viễn ảnh đó mới là điều đáng sợ. Trên ngưỡng cửa chiến thắng, ông Bush bị lôi xuống bùn, và khủng bố al-Qaeda sẽ ngoi lên từ đáy vực…

Đảng Cộng hòa có góp phần vào sự thể ấy, nhưng chịu trách nhiệm đầu tiên vẫn là tổng thống và ban tham mưu của ông. Nếu Tổng thống Bush không phục hồi được tư thế trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ khó có chánh sách đối ngoại thích hợp với đòi hỏi của tình hình.

Các đòn bảy của ông Bush sẽ là dùi trống, Hoa Kỳ lại trở về cái nghiệp cố hữu là "đánh trống bỏ dùi!"

Hoa Kỳ khó làm nên việc lớn và có ảnh hưởng lâu dài cho thế giới vì tầm nhìn quá nhỏ và quá cạn của nhiều chính khách Mỹ. Đáng lẽ ông Bush cũng phải biết điều ấy, và dùng đòn bảy ở nhà trước khi đòi thay đổi bộ mặt thế giới.

Thật đáng tiếc!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.