Hôm nay,  

Trang Phạm Phong Dinh: Nỗi Oan Tình (04/02/2007)

02/04/200700:00:00(Xem: 3016)

(Cảm tác tiếp theo truyện Niềm Vui Bất Ngờ trong tập truyện Lời Tình Trong Lửa Đỏ sắp xuất bản)

(Tiếp theo...)

Làn da nâu bóng trên khuôn mặt khó đăm đăm của vị giáo sư giãn ra trong một trạng thái hòa hoãn, ông mỉm cười hiền hậu:
-Cậu là học trò của tôi mà tôi không biết.
Thái lễ phép:
-Dạ thưa thầy, em ít có dịp đến nghe thầy giảng ban ngày, vì em phải đi làm, mong thầy nương tay cho em nhờ.
-Ừ, thôi cậu ngồi xuống ghế đi. Nói cho cậu rõ, tuy là chỗ quen biết, nhưng tôi cứ công tâm tôi truy bài, cậu nghĩ sao"
Còn trăng với sao gì nữa, ngoài mỗi cách vểnh tai nghe thầy hỏi rồi gắng mà thao thao thao bất tuyệt để kiếm điểm.

*

Một buổi chiều, lúc Thái dẫn xe ra khỏi trường luật, thì chàng trông thấy một ông già đạo mạo, dáng dấp rất trí thức, tay cắp một chiếc cặp táp da, hẳn phải là một vị giáo sư trong trường rồi. Ông già đứng tựa người bên một thân cây, cứ đưa tay lên nhìn đồng hồ mãi. Thái nhận ra ngay cái vẻ nôn nao sốt ruột của vị giáo sư, dường như ông không thể để bị trễ vì một công việc khẩn cấp nào đó. Thật không may cho ông, bọn taxi chiều hôm nay đã biến đi đâu mất cả. Thái dẫn xe bước đến gần nhỏ nhẹ hỏi:
-Thưa thầy, nếu thầy có việc cần đi ngay thì em xin phép được chở thầy đi.
Ông giáo sư ngần ngừ nhìn Thái:
-Cám ơn cậu, tôi đang chờ con cháu, thôi để tôi chờ thêm tí nữa xem sao.
-Nếu vậy em xin được đứng đây thêm chút nữa để cùng... chờ với thầy, ngừa trường hợp...
Vị giáo sư gỡ cặp kính ra để nhìn Thái cho rõ:
-Cậu học luật"
-Dạ, em học năm thứ hai.
Ông thầy mang kính lên sốt ruột nhìn ra phía cái hồ con rùa bên đường Duy Tân:
-À... Năm thứ hai... Tôi dạy mấy năm chót...
Thái kiên nhẫn chờ thêm chừng mươi phút, xem chừng cái cô cháu quý hóa của ông thầy đã không thể đến được rồi, chàng liền hỏi:
-Thưa thầy, em nghĩ rằng có khi xe không đến là do tình trạng kẹt xe giờ tan sở hoặc xe không may bị hư giữa đường, thầy định đi đâu xin cứ để em được chở thầy đi.
Vị giáo sư thở dài:
-Thật làm phiền cậu quá, tôi có một cái hẹn quan trọng chiều nay. Thôi... đành nhờ cậu vậy.
Thái sốt sắng:
-Thầy muốn đi đến đâu ạ"
-Cậu chở tôi đi Trương Minh Giảng được không"
Thái hân hoan:
-Dạ được quá đi chứ, em cũng đang trên đường về ngang qua đó, mời thầy ngồi lên cho.
Ông giáo sư già chậm chạp trèo lên cái yên sau:
-Cậu làm ơn đừng lạng lách quá , tôi ngồi không vững đâu.
-Dạ, bảo đảm em chạy rất an toàn trên xa lộ, thầy yên tâm.
-Nhà cậu ở đường nào vậy"
Thái vừa nổ máy, vào số cho xe nhẹ nhàng lăn bánh vừa trả lời:
-Dạ đường Hiền Vương.
Ông già coi bộ ngồi không vững, ông ta quàng tay ôm lấy hông Thái cho chắc ăn, trông như một cô gái đang ôm tình nhân không bằng:
-Cậu chạy chầm chậm nghe, tôi hay chóng mặt lắm. Cậu biết Viện Đại Học Vạn Hạnh không"
-Dạ biết, thầy đến đó phải không"
-Ừ, mấy ông ấy mời tôi dạy theo tư cách thỉnh giảng ăn giờ, hôm nay đến ký công tra, tôi chỉ sợ mấy ông chờ lâu thì khiếm nhã quá.
Thái muốn ghẹo ông già cho vui:
-Nếu vậy thì thầy cho phép em chạy nhanh thêm một chút.
Ông giáo sư già hoảng hốt kêu lên trong tiếng gió thổi ngược vù vù:
-Ấy đừng….
Khi chiếc xe chạy vào trong khuôn viên sân đại học, Thái cho xe dừng lại trước một cánh cửa bên trên có gắn một tấm bảng kẻ chữ VĂN PHÒNG VIỆN TRƯỞNG. Người thầy già lển mển leo xuống xe, ông vuốt lại mấy nếp áo, rồi ngẩng lên nói với Thái:
-Cám ơn cậu rất nhiều nhé, không có cậu thì tôi lúng túng lắm. Thôi bây giờ thì cậu về nghỉ, mình gặp lại sau.
-Em có thể đợi thầy xong việc rồi em chở thầy về nhà luôn.
Vị giáo sư nhìn chàng trai với ánh mắt cảm động:
-Cám ơn cậu, tôi về muộn lắm cậu không chờ được đâu, tôi tự lo liệu được.
Ông già thân mật vỗ vai Thái:
-Ráng học nghe cậu, nay mai ra làm thầy cãi với người ta.
-Dạ, em nhớ mãi lời thầy.
-Ừ thế nào thầy trò mình cũng gặp nhau ở lớp trên. Thôi cậu về đi.

*

Giờ đây, Thái có cái cảm giác chàng đang là một phạm nhân đứng trước vành móng ngựa trả lời những câu hỏi của ông thầy. Vị giáo sư rà mắt trên phiếu thi của Thái, gật gù:
-À, cậu là Nguyễn Thành Thái, giống tên đức vua triều Nguyễn của nươc ta nhỉ, một ông vua anh hùng. Câu hỏi đầu tiên tôi tạm để cho cậu thư thả và chạy đều cho nóng máy lên dần, cậu nói tổng quát trong năm phút về Bộ Luật Gia Long đi.
Thái mừng thầm, chàng tri ân Mỹ Phương biết ngần nào, vì nàng đã nhắc nhở Thái nên gạo hai bộ luật Hồng Đức và Gia Long cho nhuần nhuyễn vào. Có nghĩa là mới vừa ra quân mà chàng đã thắng lớn, trúng phóc được một câu tủ. Thái đứng lên đọc làu làu như nước cuốn hoa trôi, say sưa bình phẩm ưu khuyết điểm của bộ luật Gia Long. Ông giáo sư ngồi vắt chân chữ ngũ, rung đùi coi bộ khá hài lòng, đầu gật gù. Ông già càng gật đầu bao nhiêu thì Thái càng phấn khích bấy nhiêu, văn chương chữ nghĩa cứ lũ lượt xếp hàng diễn binh trước mặt ông thầy. Thái sắp sửa đi vào câu kết luận thì giáo sư Vũ Quốc đã đưa tay ra:
-Tốt lắm, bây giờ cậu phân tích những điểm chính yếu trong bảng Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ năm một bảy bảy sáu coi nào, cũng năm phút thôi.
Thái thấy lòng sướng rên lên. Lạị trúng tủ nữa. Thật chẳng bõ những đêm chàng thức tận khuya gạo bài. Thái khởi đầu bài hùng biện của mình bằng câu: "Mọi con người được Thượng Đế sinh ra trên trái đất này đều có quyền bình đẳng..."
Trong nửa giờ vấn đáp, giáo sư Vũ Quốc đã quay Thái cật lực bằng những câu hỏi hóc búa, nhưng Thái đều vượt qua được hết, hay ít nhất chàng đã dễ dãi nghĩ như vậy. Thái ước lượng rằng chàng đã trả lời khá tốt khoảng bảy đến tám mươi phần trăm những vấn đề do vị thầy đặt ra. Ông già đã không nghĩ gì đến "ơn nghĩa" mà ông đã thụ nhận từ chàng trước đây, truy bài tận tình, lắm lúc Thái biết mồ hôi đã đẫm đầy trên trán, mà chàng cũng không dám rút khăn ra lau, vì đó là dấu hiệu của sự thua cuộc. Đến cuối giờ, eo ơi, lần đầu tiên Thái nhận được nụ cười thân thiện của vị thầy, ông đưa tay ra cho chàng bắt với giọng êm nhẹ:
-Cậu khá lắm, chúc mừng cậu, coi như cậu có thể mang danh hiệu sinh viên năm thứ ba được rồi đó.
Thái nắm mãi bàn tay với những làn da khô xếp nếp của ông thầy, xúc động không nói được thành lời:
-Dạ... E... Em... cám ơn thầy .
Giáo sư Vũ Quốc vỗ nhẹ lên vai chàng trai:
-Cậu không có gì phải cám ơn tôi hết, cậu đã đậu cuộc sát hạch rất xuất sắc. Khi cậu nói về Bộ Luật Gia Long thì tôi đã nghĩ rằng cậu chơi được đây, nhưng tôi muốn hỏi thêm vài câu để coi cậu học hành thế nào. Thôi về nhà ăn mừng với gia đình đi.
Thái rụt rè hỏi:
-Thầy cho phép em đưa thầy về.
Ông thầy cười lớn:
-Không được đâu cậu ơi, từ nay tôi sẽ không bao giờ còn có thể ngồi được trên xe của cậu nữa rồi.
Thái chợt hiểu. Chàng mới vừa thi với ông thầy xong mà ông ngồi ôm eo ếch chàng chạy nhong nhong trong sân trường, rất dễ trở thành một đề tài để cho người ta nghi ngờ sự trung thực của thầy trò chàng.
Thái đứng dưới cái mái tôn hẹp chạy dài che trên những con đường tráng xi măng nhỏ làm chỗ dựng xe của sinh viên, chàng ngước nhìn bầu trời xám đen đã sa xuống thật thấp, làm cho người ta có cảm tưởng những đám mây đã vần vũ ngay trên nóc những tòa cao ốc. Một luồng gió lạnh mang nhiều hơi nước lùa vào dưới mái hiên. Thái biết một trận mưa giông sẽ vỡ bùng ra trong vài giây phút ngắn ngủi nữa, trong lòng dậy lên một nỗi âu lo, chắc sẽ về nhà muộn, bởi chàng quên đem theo áo mưa. Thái nhận ra rằng, bọn sinh viên đang đứng chen chúc dưới mái hiên nhiều người cũng không mang áo mưa như chàng. Nào có ai ngờ đâu, buổi trưa trời nắng đổ lửa là thế, mà chỉ một khoảnh khắc sau trời đất đã chìm trong cõi mờ mịt.
Một vài giọt mưa đã bắt đầu rơi lộp độp trên mái tôn, mà Thái biết chắc chỉ trong vài giây tiếp theo, trận mưa đầu mùa sẽ ầm ầm đổ, hàng trăm ngàn giọt mưa sẽ nhanh chóng trút xuống thành một màn nước dầy đặc như thác lũ. Tia nhìn của Thái chợt rơi lên một chiếc áo dài trắng từ ngoài sân trường, khuôn mặt nhạt nhòa trong những làn mưa xiên chéo, nhưng chàng trông quen thuộc lắm. Cô gái vén tà áo dài trước cơn gió mạnh, một tay đưa lên che đầu bằng một cây gậy tròn dài, không, hẳn là một chiếc dù còn xếp thì phải, nàng đưa mắt nhìn quanh, có lẽ đang tìm kiếm một người quen. Chợt Thái thảng thốt kêu lên:
-Thúy Anh...
Chàng đã nhận ra cô gái chính là Thúy Anh. Nhưng nàng có việc gì phải vào trường luật trong giờ phút này. Thái chạy ra vẫy tay, tiếng kêu của chàng tan loãng trong cơn gió lộng:
-Cô Hai... Thúy Anh...
Thúy Anh ngước mắt lên, trông thấy Thái, khuôn mặt rạng rỡ nỗi vui mừng xốn xang, nàng luống cuống bước nhanh về phía chàng. Trong tiếng sấm vang rền, cùng những tia chớp lòe sáng cắt ngang bầu trời, xoèn xoẹt như tiếng lụa xé, khối nước đã bắt đầu tuôn xuống như một cái đập bị vỡ. Không gian mờ mịt một màn nước trắng xóa, những giọt nước mưa theo gió quất vào mặt rát rạt như hàng ngàn mũi kim châm. Bọn sinh viên đứng trú dưới mái hiên nhà chứa xe thụt lùi sâu vào túm tụm cùng nhau. Những anh chàng hào hoa làm thành một bức tường người hứng lấy làn mưa ồ ạt tạt vào, che chở những cô gái ở bên trong. Thúy Anh bối rối đứng giữa sân trường cố trương chiếc dù, nhưng mãi không thể được. Thái phóng mấy bước đã đến gần bên, chàng vuốt vội dòng nước chảy ròng ròng trên mặt:
-Cô Hai để tôi làm cho...
Thái cảm thương nhìn làn da tái nhợt trên khuôn mặt nàng, một vài giọt nước mưa đọng trên đôi má lóng lánh như những hạt ngọc. Thái nhận cây dù, chỉ trong một phần mười giây, Thái đã bung được cái ô che. Thái nghiêng dù che kín trên đầu cô gái mà mái tóc của nàng đã ướt đẫm, bệt lại thành nhiều lọn xoắn. Thúy Anh nắm lấy cán dù xô về phía Thái:
-Anh che đi, kìa... anh đã ướt hết rồi.
-Không, để tôi che cho cô Hai...
Thúy Anh nhìn Thái mỉm cười dịu dàng:
-Thôi, khỏi cần ai che cho ai, mình vào núp dưới mái hiên xe đi.
Thái rút chiếc khăn trong túi trao cho cô gái:
-Cô lau mặt cho khô, coi chừng cảm lạnh đấy.
Thúy Ánh chớp mắt cảm động:
-Cám ơn... anh...
Vừa dìu cô con gái ông chủ vào dưới mái hiên, Thái vừa hỏi:
-Cô Hai có việc gì phải vào trường luật vậy"
Thúy Anh thẹn thùng quay mặt nhìn những dòng nước chảy rào rào từ mái tôn xuống con rãnh bên chân ấp úng:
-Tôi đi tìm... anh...
Thái sửng sốt tưởng là chàng nghe lầm, chàng lắp bắp:
-Tội cho cô chưa... sao cô không gắng chờ tôi về nhà đã, nhưng có việc gì mà...
Thúy Anh cúi mặt trông theo những chùm bong bóng nước đuổi nhau lũ lượt trong lòng rãnh nói nhỏ, dường như để cho mỗi nàng nghe:
-Tôi muốn đến... xem anh... thi cử thế nào...


Thái sững sờ không thể tin rằng Thúy Anh đã dành cho chàng một tình cảm tha thiết đến như vậy. Có phải chăng đó là dấu hiệu cánh cửa vườn xuân nữ đã hé mở chờ đón bước chân chàng vào. Thái chỉ cần bước thêm một bước nữa, hái một cánh hoa hồng trao cho nàng, thủ thỉ những lời tình tứ ngọt ngào, thì con tim Thúy Anh sẽ vĩnh viễn thuộc về chàng. Là phận gái thẹn thùng, Thúy Anh chỉ có thể nói được đến thế, nàng đã xấu hổ lắm, cứ cúi mặt không dám ngẩng nhìn ánh mắt ngơ ngẩn của con người mà từ giây phút gặp gỡ đầu tiên, nàng biết trái tim đã rung động trong một nỗi xốn xang kỳ lạ. Sự hiện diện của chàng trai lạ trong ngôi biệt thư kín cổng cao tường đã làm biến đổi cuộc sống tình cảm của Thúy Anh, nàng như bị cuốn chặt trong một cuộn tơ tình, càng vùng vẫy thì càng sa vào một mê hồn trận không lối thoát. Thúy Anh chỉ có thể mượn những phím dương cầm để giải tỏa mối u tình trong lòng. Từng chùm âm thanh mượt mà như những cánh bướm đêm bay lượn chập chờn bên khung cửa sổ của căn nhà nhỏ cuối sân vườn. Đầu tựa lên chiếc bàn bên chồng sách vở, mệt mỏi thiu thiu nửa tỉnh nửa mê, hồn phách Thái được ru ngủ từ những ngón tay mềm mại, dìu dặt lướt trên những phím đàn của người con gái trên tầng lầu hai. Những giai điệu thổn thức, như một cô sơn nữ sầu buồn ngồi bên bờ suối nước trong chờ mong bóng tình quân đến. Hay những nốt nhạc gởi gấm lời tự tình của một cô gái nguyên trinh, Tout l'amour que j'ai pour toi, Em xin dành hết cả tình yêu cho anh.
Thái hoang mang đứng chết lặng như một bức tượng đá nhìn đôi má ửng hồng của Thúy Anh, bất giác trong lòng chàng trào dâng một ý tưởng điên rồ, rằng nếu chàng được đặt một nụ hôn lên vùng da thịt huyền ảo ấy chỉ một lần thôi, rồi chàng có chết cũng cam đành. Thái đâu có bao giờ biết rằng, Thúy Anh đã cất công vào tận trường luật mấy ngày trước, nàng dễ dàng tìm ra cái tên Thái của chàng trong danh sách, ngày, giờ, phòng thi. Những giờ học trong giảng đường văn khoa trong buổi sáng trôi qua chậm chạp, kéo dài như hàng thế kỷ. Thúy Anh cứ lén nhìn đồng hồ mãi, trong ý nghĩ hình dung Thái đang ngồi cắn bút hí hoáy đánh vật với những bài thi, mà chắc chàng phải vất vả lắm, vì chàng đâu có được cắp sách đi học đàng hoàng và bình thường như nàng, để lắng nghe từ đáy tim một nỗi thương cảm bồi hồi. Thúy Anh khổ sở với tám giờ đồng hồ nhàm chán trong giảng đường, những gì người giáo sư nói trên bục như một cơn gió thoảng qua khung cửa sổ và tan biến mất vào bầu trời xanh trong. Chiếc cằm nhỏ tựa vào lòng bàn tay, đôi mắt chăm chăm nhìn lên bục giảng, nhưng ý nghĩ của Thúy Anh đã bay bỗng sang khuôn viên trường luật mất rồi. Khi người thầy xếp cặp táp ra hiệu đã hết giờ, Thúy Anh bừng tỉnh từ cơn mộng kỳ diệu, nàng bước nhanh ra bãi đậu xe, nhưng khi ngồi lên trên chiếc nệm da êm ái của chiếc Yamaha, bối rối không biết sẽ đi về đâu và tự hỏi nàng muốn cái gì. Thúy Anh lắc đầu cố xua đuổi hình ảnh của Thái, nhưng trời ơi, nó như chất keo gắn chặt vào trong tim nàng, nàng chỉ có thể ấp ủ nó chứ không thể gột rửa được. Thúy Anh cắn môi phóng xe sang con đường Phan Đình Phùng.
Buổi sáng đi học, mẹ đã âu yếm đưa cho cho hai chị em mỗi người một cây dù Hongkong nhỏ rất xinh xắn, có thể cho vào trong cặp học được. Thúy Ái dẫy nẩy:
-Con không lấy đâu, trời nóng như thiêu, mang dù theo bọn bạn chúng cười quê chết.
Bà mẹ nghiêm mặt mắng yêu:
-Cái con con nhỏ này chẳng biết gì hết, trời càng nóng thì càng đổ mưa bất ngờ đó.
Thúy Anh mỉm cười đón lấy chiếc dù:
-Mẹ nói phải đấy, kẻo mưa ướt thì bị cảm sẽ làm ba mẹ lo lắng, mà em cũng phải nghỉ học, sắp thi làm cô tú với người ta rồi.
Thúy Ái phụng phịu nhét chiếc dù vào cặp:
-Để xem ai đúng hơn ai. Nếu chị thua thì đền em cái gì nào"
-Bí mật, ngày sinh nhật em dù thắng hay thua chị cũng đền em một món quà thật lớn, chịu không"
Thúy Ái nhìn chị bằng ánh mắt tò mò:
-Quà gì thế, có ăn được không"
Thúy Anh bẹo má cô em:
-Lớn rồi mà cứ đòi ăn mãi, món quà này to lắm chỉ sợ em tôi không nhai hết nổi thôi.
Hóa ra, nhờ có chiếc dù mà giờ đây Thái đang được có diễm phúc che cho nàng, trông tình tứ không khác mấy những đôi tình nhân dìu nhau đi dưới mưa trong những cuốn phim tình cảm thời thượng, hay trong những trang truyện tình lãng mạn của Quỳnh Dao. Thúy Anh trao cho Thái chiếc khăn tay của chàng:
-Cám ơn anh, anh cũng lau mặt đi...
Thái đưa chiếc khăn lên, ngây ngất tưởng chừng hương thơm trên đôi má ướt nước của nàng vẫn còn vương đọng trong từng sớ vải. Thúy Anh nhân đó ngẩng lên hỏi:
-Hôm nay anh thi làm sao, chắc là thành công phải không, anh nói để Thúy Anh cùng vui.
Thái cười tươi:
-Thật may mắn, hôm nay tôi trúng tủ lớn, thầy Vũ Quốc nói tôi được lên năm thứ ba rồi.
Thúy Anh hân hoan nắm lấy bàn tay của Thái bóp nhẹ:
-Hay quá, anh tài quá, xin anh cho Thúy Anh được chia sẻ niềm vui. Ba mẹ biết anh được lên lớp sẽ mừng lắm đó, ba cứ nhắc anh mãi trong mỗi buổi cơm...
Chợt nàng rụt tay về, đôi má lại ửng màu hồng e thẹn, vì cử chỉ thân tình đột ngột đã tố cáo tình cảm của nàng dành cho chàng. Thái ngẩn ngơ muốn trời cứ mưa mãi hoài như thế này, cho đến vô tận càng tuyệt, để chàng có được niềm hạnh phúc làm người hầu che dù cho nàng. Nhưng đến một lúc, tấm màn nước mưa đã mỏng dần, những giọt mưa lớn chỉ còn là những sợi tơ rơi rỉ rả, như còn tiếc nuối cuộc tao ngộ với cõi trần gian. Bọn sinh viên ríu rít dắt xe ra trong những tiếng cười rộn rã, hẳn là trong ấy có nhiều chàng và nàng đã là những con cá lý ngư vượt qua được những con thác dốc ngược như Thái. Thúy Anh nhìn Thái bằng một ánh mắt bịn rịn:
-Thôi, Thúy Anh phải đi, chắc nhỏ Thúy Ái đang sốt ruột chờ ở trường.
-Để tôi che dù cho cô đi ra bãi lấy xe.
Thúy Anh cúi đầu, thẹn thùng lẫn sung sướng, chẳng biết nên nhận hay từ chối, hay nhất là cứ lặng thinh không nói năng gì. Khi người con gái im lặng, thì Thái phải hiểu rằng nó có nghĩa là sự đồng ý. Thúy Anh muốn kéo dài giây phút đôi tình nhân che dù cho nhau đi dưới một cơn mưa lảng đảng, nguyện với lòng là dẫu mai sau có ra sao đi nữa, thì hình ảnh này sẽ theo cùng với nàng đến cuối cuộc đời.

*

Thái được gia đình ông bà Thành Lợi mời lên nhà trên tham dự buổi tiệc mừng Thúy Ái tròn mười tám tuổi. Con gái nhà giàu có khác. Chứ con nhà nghèo bình dân chạy ăn từng ngày, nào đâu dám ước mơ một buổi tiệc sinh nhật trang trọng như thế này. Mười tám tuổi, đối với người con gái là một khúc rẽ quan trọng của cuộc đời, bởi nàng không còn là một cô gái nhỏ nữa để vòi vĩnh nũng nịu với ba mẹ, mà là bước thứ nhất vào ngưỡng cửa đời với tư cách của một con người đã trưởng thành. Ông bà Thành Lợi không mời khách ngoài, bởi muốn buổi tiệc diễn ra trong bầu không khí ấm cúng giữa những người thân. Long ở Đà Lạt không về được, nhưng chàng có gởi một tấm thiệp mừng với những giòng thân ái dành cho cô chị: "Xin lỗi chị Thúy Ái, em Long không về được, nhưng... mẹ sẽ đại diện cho Long tặng cho chị một món quá bất ngờ. Chúc chị đêm sinh nhật gia đình hội ngộ thật hạnh phúc". Nghĩa và mấy đứa em là cháu trong nhà nên dĩ nhiên phải có mặt. Anh em Nghĩa cùng nhau gói một món quà trong một cái hộp giấy rất lớn với loại giấy kiếng đỏ bóng và chiếc nơ thắt rất khéo túm bên trên. Mỹ Phương cũng được coi là một nhân vật của gia đình, nên nàng được ông Thành Lợi ưu ái mời đến. Mỹ Phương hân hoan sung sướng không biết đến ngần nào. Đối với nàng việc dự tiệc không quan trọng, nhưng nó là dấu hiệu của sự tín cẩn mà ông Thành Lợi dành cho nàng, là một điềm lành báo trước những nấc thang cao hơn của sự nghiệp.
Đích thân ông Thành Lợi xuống căn nhà nhỏ mời hết thảy mọi cư dân cư ngụ trong đó lên tham dự buổi dạ tiệc sinh nhật. Ông gõ cửa vào phòng của Thái sau cùng hết, vì muốn có nhiều thì giờ trò chuyện với chàng hơn. Thái đang ngồi xem lại mớ sổ sách chi thu của hãng, thì có tiếng gõ cửa, chàng nhìn ra thì trông thấy ông chủ của mình. Cửa mở rộng, nhưng ông Thành Lợi vẫn thực hiện động tác lịch sự ấy vì coi trọng Thái. Thái đứng dậy bước nhanh ra cửa chào ông già:
-Xin mời ông chủ vào.
Ông Thành Lợi hài lòng nhìn căn phòng sạch đẹp, ngăn nắp của Thái:
-Cứ mỗi lần xuống đây là cứ y như là tôi nhớ lại ngày tôi đến căn gác nhỏ thăm thầy với thầy Mẫn.
Thái kéo chiếc ghế:
-Mời ông chủ ngồi, xin ông chủ cho tôi vài phút pha trà...
Ông Thành Lợi xua tay:
-Thôi khỏi, phiền thầy lắm, mình ngồi nói chuyện được rồi.
Thái cười tươi:
-Không, tôi muốn mời ông chủ nếm chút trà đặc biệt, chắc ông chủ biết loại trà có tên là Hầu Trà chứ"
Ông Thành Lợi xoa tay thích thú:
-Có, tôi có nghe, nhưng chưa từng được nếm thử bao giờ.
-Ông chủ sẽ được nhắp nó trong vòng vài phút nữa.
Ông Thành Lợi đưa mắt lạ lùng nhìn cái phương cách nấu nước ngộ nghĩnh của Thái. Bắt cái ấm nước lên cái lò đốt bằng dầu lửa thì hôi sẽ tỏa ra nồng nặc và lâu quá, Thái thường lấy một chai nước biển hứng nước phông tên vào, rồi chàng lấy một sợi dây điện trở kim loại cho nối liền với một sợi dây điện có phích cắm. Khi cái phích tra vào ổ điện, sợi dây điện trở nóng đỏ lên, trong một vài phút, nước trong chai sôi lên ùng ục. Cái cách nấu nước sôi quái dị này chàng học từ Mẫn, bởi bản tính lười ơi là lười của chàng ta, nhưng phần lớn là do Mẫn đã sạch túi không còn tiền mua dầu cho cái bếp lò, đành ăn cắp điện của chị Vui chủ nhà vậy. Vừa đổ nước sôi vào cái bình trà bằng sứ, Thái vừa giải thích:
-Ông Trường Sinh đi Hongkong mua được loại trà này nhập từ Trung Cộng sang, nên ông tặng cho tôi một gói.
-Chà chà, vậy là nhất thầy rồi, ông Trường Sinh coi trọng thầy hơn tôi nhiều lắm.
-Dạ, ông Trường Sinh mua mấy gói cho ông bà chủ thưởng thức, tôi chưa có dịp trao lại thì may quá ông đã xuống đây rồi.
Thái lấy từ trong tủ một cái hộp bằng thiếc in nhiều màu rất đẹp trân trọng đặt lên bàn:
-Thưa ông, đây là quà của ông Trường Sinh tặng ông bà, tôi đã gởi tiền nhưng ông gởi trả lại không lấy.
Ông Thành Lợi nâng chiếc hộp trà lên ngắm nghía với vẻ cảm động:
-Thầy... thật là một người có tấm lòng….
Thái nói lời khiêm tốn:
-Dạ không, đây là quà của ông Trường Sinh nghĩ ra, tôi chỉ có nhiệm vụ trao lại thôi.
Ông già gật gù nhìn Thái bằng một ánh mắt sâu thẳm:
-Để tôi gọi điện thoại cám ơn ông Trường Sinh.
Ông Thành Lợi xoay tròn chiếc hộp ngắm nhìn hình vẽ một đàn khỉ mang những chiếc gùi nhỏ trước ngực đang tung tăng hái lá trà hoang trên một ngọn núi cao vút được bao phủ bởi những đám mây trắng nõn như bông:
-Thầy học rộng chắc biết sự tích Hầu Trà"
-Thưa ông chủ, tôi có đọc trong tạp chí nào đó, nhà biên khảo cho biết ở tỉnh Hồ Nam có ngọn Vũ Di Sơn, trên đó có loại trà hoang mọc nhiều, nhưng núi hiểm trở con người không thể leo lên được, nên đã huấn luyện bầy khỉ cho chúng hái trà, bởi thế mới có tên là Hầu Trà. Trà hoang dại được ướp với nhiều hương liệu bí truyền của người Tàu, hương vị đậm đà không trà nào sánh nổi. Bây giờ thì chất trà đã tan vào nước, mời ông chủ mếm thử.
Hương trà thơm ngào ngạt theo cùng làn khói mỏng bốc lên từ cái chung sứ phả vào mũi ông Thành Lợi. Trà chưa uống mà cái vị của nó đã luồn lỏi vào tận vòm họng tạo một cảm giác sảng khoái. Ông Thành Lợi chậm rãi đưa chung trà lên nhắp một ngụm nhỏ. Nước trà sóng sánh màu xanh nhạt, trong vắt như mắt mèo, những cái gai nhỏ trên đầu lưỡi cảm nhận một cái vị chát dìu dịu mà lá trà hấp thụ những chất tinh túy hoang dã trên triền núi, nhưng khi nước trà trôi đến cổ họng, thì nó đã biến nên thành một chất nước thơm ngọt lạ lùng tạo cảm giác sảng khoái lâng lâng, khiến cho người uống phải nhắp tiếp thêm một ngụm nữa. Bởi hương vị trà quá quyến rũ, người ta chỉ có thể bỏ cái chung trở xuống chiếc dĩa, khi không còn một giọt nào trong đó. Nếu có chăng, thì chỉ là một vài mảnh lá trà đen tuyền còn đọng lại dưới đáy.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.