Hôm nay,  

Bầu Cử NSW Gay Go vì Cử Tri Chẳng Muốn Chọn Ai

26/03/200700:00:00(Xem: 2068)

Thời sự nước Úc: Bầu Cử NSW Gay Go vì Cử Tri Chẳng Muốn Chọn Ai

Cuối tuần này, cử tri tiểu bang New South Wales lại một lần nữa có quyền thi hành bổn phận công dân của mình để lựa chọn nguời lèo lái tiểu bang này trong suốt bốn năm tới đây. Thế nhưng, có lẽ trong suốt lịch sử hơn 30 năm định cư tại Úc của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, có lẽ chưa bao giờ mà cử tri ở tiểu bang đông dân nhất nước Úc này lại phải có một sự lựa chọn khó khăn như kỳ tổng tuyển cử này: tiếp tục tín nhiệm một chính phủ bất lực, yếu kém vốn đã làm hao mòn tài nguyên của tiểu bang trong suốt hơn một thập niên nắm quyền, vốn lơ là tắc trách để cho hạ tầng cơ sở và những dịch vụ cần yếu ngày càng suy thoái hay quay sang trao trứng cho ác, giao quyền lèo lái tiểu bang cho một nhóm người dường như bất tài vô tướng, mà theo như những sự tường btrình từ giới truyền thông chính mạch, gần như không có được một viễn kiến nào cho sự phát triển của tiểu bang cả"
Hơn thế nữa, trong suốt lịch sử chính trị ở Úc, đặc biệt là ở tại tiểu bang NSW, có lẽ chưa bao giờ có sự kiện một lãnh tụ đối lập lại lên tiếng công khai thừa nhận, một tuần trước ngày bầu cử, sự tất thắng của chính phủ như đương kim lãnh tụ đối lập tiểu bang Peter Debnam đã làm hôm 16/3/07 vừa qua, khi ông lên tiếng nhận toàn vẹn trách nhiệm về sự thua kém của liên đảng đối lập trong kết quả thăm dò ý kiến cử tri được công bố trong tuần và nói: “Thông điệp rất rõ: đảng Lao động sẽ đại thắng trong một tuần nữa”.
Gần như hầu hết tất cả mọi người đều sững sờ kinh ngạc trước sự đầu hàng này của ông Peter Debnam trong một cuộc bầu cử mà lẽ ra liên đảng đối lập phải có rất nhiều cơ hội để chiến thắng vì thành quả của chính phủ Lao động trong suốt hơn một thập niên nắm quyền quả thật là tệ lậu, như sự nhận xét của nhật báo The Australian ngày 17/3/07: “The record of the NSW government is less ordinary than outright awful”.
Trong suốt một thập niên, chính phủ Lao động của Bob Carr đã né tránh không đầu tư vào việc xây dựng, trùng tu, cải thiện hạ tầng cơ sở để có thể đáp ứng với sự phát triển của dân số, của tiểu bang. Những khu vực mà dân số liên tục gia tăng - như vùng Central Coast, như thành phố Sydney và những khu ngoại thành lân cận - có hệ thống trữ nước cùng thủy cục vốn dĩ được thiết lập từ ba, bốn thập niên về trước khi không ai nghĩ rằng dân số sẽ tăng vọt như ngày hôm nay. Thế mà trong suốt một thập niên cầm quyền, chính phủ Carr đã không hoạch định được một dự án nào khả dĩ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng gia tăng này cả.
Còn về hệ thống chuyên chở giao thông công cộng thì không cần phải nói xa, chỉ cần xét lại trong vài tuần vừa thì người ta có thể thấy được hậu quả của 12 năm cầm quyền của chính phủ Lao động. Khi hai chiếc tàu hành khách Queen Mary và Queen Elizabeth cùng ghé vào cảng Sydney, thu hút dân chúng đến ngắm cảnh thì hầu như toàn bộ thành phố bị tê liệt, đường xá, xe cộ bị tắt nghẽn, hệ thống xe lửa điện cũng không đáp ứng nổi với lượng người đổ dồn vào trung tâm thành phố để có dịp chiêm quan một dữ kiện đầy tính lịch sử này. 9Lần cuối cùng mà cả hai chiếc tầu cùng ghé cảng Sydney là trong thời Thế Chiến II, khi cả hai được trưng dụng làm tầu tải lính). Chỉ cần một chuyến xe điện bị hư bất chợt là toàn bộ hệ thống xe điện của Sydney bị tắt nghẽn, như tuần qua, khi hơn 3,000 hành khách bị trễ nãi hơn 3 giờ đồng hồ chỉ vì một xe bị hư trên cầu Harbour.
Nếu có một lãnh vực nào mà phe đối lập tiểu bang có thể đưa ra một chính sách khả tín để thuyết phục cử tri về tài quản trị và lèo lái của mình, thì có lẽ đó là giao thông vận tải. Nếu phe đối lập liên đảng của ông Debnam đưa ra được một chính sách có chiều sâu, và chiều rộng, với một viễn kiến cho tương lai về giao thông chuyên chở công cộng thì có lẽ cử tri NSW có thể tin rằng họ có thể có được nhiều viễn kiến khả tín trong những lãnh vực khác. Thế nhưng, hỡi ôi, phe đối lập liên đảng đã không có được một kế hoạch, một chính sách toàn diện trong lãnh vực này, bởi vì, theo phát ngôn nhân đối lập về giao thông, bà Gladys Berekjiklian, thì phe liên đảng không đưa ra một kế hoạch chi tiết nào bởi vì họ không muốn bị rơi vào cái bẫy ”ddể đảng Lao động cho chúng tôi biết chúng tôi đã sai laầm khi tính toán về phí tổn”!


Gn như trong suốt một thập niên nắm quyền, chính phủ Lao động của cựu thủ hiến Bob Carr, người tiền nhiệm của ông Iemma, dường như chỉ quan tâm đến những dự án phát triển có các công ty tư nhân đầu tư để các công ty này thi hành những công việc mà lẽ ra chính phủ phải làm. Chuyện này đã mang đến nhiều thiệt thòi về đủ mọi mặt cho tiểu bang bởi vì những dự án này, như sự nhận xét của The Australian ngày 17/3, chỉ nhằm vào việc ”tư hữu hóa lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ trong lúc không đạt được một kết quả quan trọng nào cho công chúng (“privatise profit on service provisions but meet no important public purpose”) và quả thật là một sự tắc trách tránh né những trách nhiệm thực thụ của tiểu bang là kế hoạch đô thị ve cung cấp dịch vụ. Thí dụ điển hình là đường hầm xuyên Sydney ở Kingcross.
Và có lẽ chính vì thế mà đương kim thủ hiến Iemma đã phải cố tình đẩy xa thật xa những hình bóng của cựu thủ hiến Bob Carr cùng các chính sách của ông, và cố tạo nên một hình ảnh của một chính phủ non trẻ, tươi tắn, vẫn còn năng nổ phục vụ cộng đồng, phục vụ cử tri, tuy đang đi đúng hướng nhưng vẫn còn nhiều dự án để hoàn thành “Heading In the Right Direction - Still More To Do”.v.v.
Thế nhưng, kể từ khi kế vị thủ hiến Carr đến nay, như The Australian nhận xét trong số báo ngày 17/2/03, ông Iemma đã không làm được một điều gì để chứng minh cho thấy ông có được một ý kiến nào để tu bổ lại những thiệt hại vốn là hậu quả tai hại của sự lơ là từ chính phủ Lao động trong việc đáp ứng cho nhu cầu của tiểu bang trong những lãnh vực giao thông, đường xá, xe điện, nhà thương, gia cư.v.v.
Chủ Nhật vừa qua cả Sydney, nếu không nói là cả tiểu bang NSW, kỷ niệm 75 năm ngày khánh thành cầu Harbour - một thắng cảnh và đồng thời là một huyết mạch quan trọng về giao thông của Sydney. Cây cầu này được xem như là một kỳ công thế giới khi nó được hoàn thành vào năm 1932. nó được hoàn thành vì những nhà lãnh đạo tiểu bang thời bấy giờ có viễn kiến, có đủ can đảm vượt qua nhiều trở ngại, trong đó có dư luận quần chúng phản đối, để đầu tư một số công quỹ khổng lồ hầu xây dựng một dự án mà thời bấy giờ được xem như là ở ngoài rìa của sự khả thi của khoa học và kỹ thuật. Và cây cầu này, trong suốt hơn bảy thập niên qua thường xuyên được nhắc đến như một biểu hiện cho quyết tâm vượt khó, vượt khổ để đạt kỳ tích của người xưa.
Hỡi ơi, không hiểu nếu những nhà lãnh đạo chính trị tiểu bang hiện nay nắm quyền thời đó thì cây cầu này có được xây cất hay không" Như nhật báo The Sydney Morning Herald nhận xét ngày 15/3/07 vừa qua, cây cầu này là một sự nhắc nhớ thật rõ rệt khi so sánh xưa và nay, bởi vì trong chính trường NSW hiện nay hoàn toàn không có được một viễn kiến nào cả (the bridge.. is most potent as a reminder of the utter lack of vision in NSW politics today).
Và quả thật là như thế. Chính trường NSW hiện nay chỉ có những tay chính khách cố tìm sự an toàn cho phe cánh của mình bằng cách cố thu gọn thật nhỏ lại, càng nhỏ càng tốt, để không có cơ hội cho đối phương dùng chính sách của mình làm bia nhắm, và hầu như không phe nào đưa ra một chính sách nào về bất kỳ một lãnh vực quan trọng nào với những chi tiết cặn kẽ để cử tri có dịp suy xét, phát đoán. Như mục “Thời Sự Úc Châu” đã từng nêu lên trong các bài phỏng dịch trong vài tuần gần đây về chính trường tiểu bang trong các lãnh vực giáo dục, gia cư, giao thông, y tế, xã hội, cả hai phe hầu như không có một chính sách nào thỏa đáng để giải quyết những vấn đề trọng yếu trong các lãnh vực này cả.
Và chính vì thế mà cử tri NSW sẽ phải đối diện một sự lựa chọn thật khó khăn và u tối. Hơn thế nữa, theo như kết quả của tất cả các cuộc thăm dò dân ý gần đây, thì chính phủ Lao động nằm ở thế bất bại và phe liên đảng bị dồn vào góc bất khả thắng.
Có lẽ vì thế mà ông Debnam mới làm câu tuyên bố lịch sử hôm tuần qua, với hy vọng rằng cử tri NSW tuy không tín nhiệm ông và liên đảng đối lập sẽ gởi thông điệp phản kháng đến chính phủ Iemma qua lá phiếu, và qua đó, tạo nhiều cơ hội cho phe liên đảng như cử tri Victoria trong năm 1999 đã bất ngờ hất đổ chính phủ liên đảng của thủ hiến Kennett trong lúc chỉ muốn gởi thông điệp cảnh cáo họ mà thôi hay chăng" Nếu thế thì ông Debnam đã quên mất hai sự khác biệt chính yếu. Thứ nhất, ông Iemma không bị quá nhiều cử tri NSW ghét bỏ như cử tri Victoria đối với sự ngạo mạn của ông Kennett lúc bấy giờ. Thứ nhì, phe đối lập tiểu bang Victoria lúc bấy giờ có một số chính sách rõ rệt để cử tri dễ dàng xét đoán, một việc mà phe liên đảng đối lập NSW hiện naay không có.
Hy vọng rằng bốn năm nữa, trong kỳ tổng tuyển cử tiểu bang 2011, cử tri sẽ có được một sự chọn lựa tốt đẹp hơn để có thể thực sự thực thi quyền công dân của mình: bầu đúng, cử xứng. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.