Hôm nay,  

Làm Tổng Thống Mỹ Khó

07/02/200700:00:00(Xem: 4171)

Làm Tổng Thống Mỹ Khó

Làm Tổng Thống Mỹ trong thời chiến tranh cũng khó. TT Bush không phải là vị tổng thống Mỹ đầu tiên hay tổng thống chót phải đối phó  một thử thách vô cùng gay go trong chiến tranh --  không phải chỉ ngoài chiến trường mà ngay trong chánh trường Mỹ.

Trong  thời Nội Chiến, trong thập niên 1860, TT Lincoln đã từng bị đối lập chánh trị và công luận làm khó dễ vô vàn. Ong đã bị búa rìu dư  luận chống đối tơi tả khi con số thương vong của Bắc Quân lên cao. Chính vị tướng từng điều hành chiến trận của Ong là người chỉ trích Ong không tiếc lời khi ra tranh cử chức vụ tổng thống, đương đâu với Ong. Nhưng TT Lincoln đã dũng cảm và kiên trì vượt qua, tái đắc cử tổng thống năm 1864, và chiến thắng, giải phóng được người Mỹ Da Đen. Nhưng Ong đâu có hưởng được bao lâu niềm vui đại thắng và và thống nhứt,. Một người kỳ thị Bắc Nam cuồng tín đã ám sát Ong!

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trong thập niên 1940, TT Roosevelt cũng không yên với chủ nghĩa hoài nghi và bi quan về chiến tranh khi Ong huy động nhân tài vật lực để phục vụ cho một quân lực lớn lao và tốn kém đi đánh trận ở Au Châu. Hầu như  TT Roosevelt phải liên tục dùng làn sóng phát thanh thuyết phục dân chúng  thế tất thắng gần kề, ngày chiến tháng sau cùng sắp đến. Mỹ  tạo niềm tin Mỹ sẽ là nắm trong tay quyền chủ động,  thế tấn công, và giải quyết hòa bình. Ong được Quốc Hội cho phép ứng cử lần thứ ba nhưng kiệt sức vì nhiệm vụ và chết vì bịnh hoạn khi đang tại chức.

Trong Chiến tranh Triều Tiên trong  thập niên 1950, TT Truman không được dễ dàng như người tiền nhiệm chết trong nhiệm kỳ mà Ong thay thế. Ong đã từng công khai trần tình với dân chúng Mỹ, rằng ngay một số người từng ủng hộ và hoan nghênh  cuộc chiến tranh khi Mỹ quyết định tung quân đi ngăn chận làn sóng đỏ ở Triều Tiên cũng đổi ý. Những người đó mau quên lý do căn bản, chánh nghĩa cốt yếu của cuộc chiến. Ý Ong nói là thiếu kiên nhẫn. Ong liên tục thuyết phục dân chúng Mỹ, lý do và chánh nghĩa ban đầu của chiên tranh đến tháng 6 năm 1950 vẫn trước sau như một, đó là phải chiến thắng, phải chận cho được  làn sóng Đỏ ở Triều Tiên.

Trong Chiến tranh VN trong gần hai thập niên 1960 và 1970, bốn đời tổng thống hết sức khó khăn để giữ quyết tâm chiến đấu, Thời đầu, chỉ sau một năm mấy can dự vào Chiến tranh VN, trước áp lực nội bộ TT Kennedy đã bàn với phụ tá ngoại giao  Bundit tìm cách rút ra trong vòng danh dự.

Một hay hai năm sau. TT Johnson được Quốc Hội gần như ủy quyền toàn diện để giải quyết chiến tranh VN. Để rồi vài năm sau, trước số quân nhân Mỹ chết và bị thương nhiều, ngân sách quốc gia tốn hao lớn, áp lực Phản Chiến nôi công ngoại kích ngày càng gia tăng, vào tháng 3 năm 1968, TT Johnson  ra trần tình trước  dân chúng Mỹ,  suốt thời gian làm tổng thống Mỹ,  Ong chưa bao giờ Ong bỏ một ngày, một  giờ nào để hoạt động vì quyền lợi đảng phái, Ong luôn toàn tâm, toàn trí phục vụ cho đất nước và nhân dân Mỹ nói chung, rồi  ngậm ngùi  tuyên bố không ra tái ứng cử nữa. Rồi vụ Watergate làm hỏng thêm một mức nữa. Rồi Jane Fonda, rồi Henry Kissinger... Toàn là những nhát búa phản chiến, với dàn kèn rút quân thôi...

Trong Chiến tranh Iraq trong thập niên 2000,  TT Bush cũng không tránh khỏi những thăng trầm, khó khổ  mà những thổng thống tiền nhiệm đã gặp phải. Sau cú sóc do cuộc khủng bố 911 gây ra, khí quyết định Chiến tranh Iraq, dân chúng ủng hộ Ong khoảng 80%, Quốc Hội hậu thuẩn với một ngân sách cao hơn hơn TT Bush yêu cầu. Trong kỳ bầu cử năm 2004, ứng cử viên đối lập TNS Kerry dùng tiêu đề chiến tranh nhưng không hạ TT Bush được, TT Bush đắc cử tỷ lệ cao. Nhưng  2 năm sau cuộc bầu cử Quốc Hội, mức được lòng dân của TT Bush xuống thấp. Đảng đối lập Dân Chủ thắng lớn, kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội. Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang năm 2007, năm thứ bảy làm tổng thống của Ong, TT Bush  thành khẩn xin cho một cơ hội để giải quyết Chiến tranh Iraq. Ong tăng thêm cho chiến trường hơn 21 ngàn quân. Dân biểu nghị sĩ khối Dân Chủ kết hợp với một thiểu số Cộng Hòa thực dụng chống đối. Ong phải mạnh dạn tuyên bố đó là quyền tổng tư lịnh của Ong và phản bác lại chủ nghĩa hoài nghi và phản chiến. Ngày làm việc nào TT Bush cũng dành thì giờ hết tiếp xúc hết với nhóm chánh trị áp lực này đến nhóm kia để trình bày. Cứ mỗi cuối tuần là TT Bush ra khỏi thủ đô, đi hết tiểu bang này đến tiểu bang khác để thuyết phục.

Sau cùng cơ hội mà TT Bush thành khẩn xin đó không thể kéo dài cho đến hai năm chót nhiệm kỳ của Ong được đâu. Phong trào Phản Chiến đã tái phục hoạt. Khác với Chiến tranh VN, quân đội Mỹ hiện thời gồm toàn những người tình nguyện, nên Phản Chiến lôi kéo những người thân của quân nhân tử sĩ để kê nề, làm bung xung. Nhưng những người Phản Chiến nòi như Jane Fonda lại cầm cờ và giựt dây. Phản Chiến đã tăng cường độ biểu tình hai ba ngày, tăng con số lên hàng ngàn, và kéo về gần thủ đô hơn.

TT Bush phải chạy đua. Nếu trong vài tháng tình hình Iraq cải thiện, Ong hy vọng thuyết phục được dân chúng, lật ngược được tình hình. Bằng không, những tháng ngày còn lại của nhiệm kỳ là những ngày của người lãnh đạo cô đơn, làm tổng thống rất khó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.