Hôm nay,  

Phương Pháp Hết Vô Minh

28/01/200700:00:00(Xem: 3531)

Phương Pháp Hết Vô Minh

(LTS: Bài Phương Pháp Hết Vô Minh, là phần thứ nhì tiếp theo bài Như Lai Tạng đã đăng, để trình bày về các pháp tu nhà Phật đưa chúng sinh ra khỏi sinh tử luân hồi. Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả Ni Sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền, viện chủ Thiền Viện Sùng Nghiêm - nơi đang mở các khóa Thiền hàng ngày, và hàng tuần cho mọi lứa tuổi.)

II./ PHƯƠNG PHÁP HẾT VÔ MINH:

Để không nhận giặc làm con, nghĩa là để chúng ta không còn nhận lầm Kiến, Văn, Giác, Tri (Thấy, Nghe, Hay Biết), và Vọng Niệm Phân Biệt làm Thân Tâm mình, rồi khi tu hành sâu hơn thì lại lầm lẫn mà cho rằng nó là Bản Thể Chân Như! Thật ra nó chỉ là cái Vọng Tâm Thức, còn gọi là Thần Thức, Linh Tính, Linh Giác v…v… là cái tự lở lầm, nên tự chiêu cảm, tự chấp chước và tự lật ngược: Trí Tuệ thành Thức Vô Minh, Phật thành Chúng Sinh, Vô Sinh thành Sinh Tử, Cực Lạc thành Sa Bà; Đã tự chúng ta lỡ lầm thì nay cũng chính chúng ta phải tìm một phương tiện nào thích hợp nhất của Đức Phật, là trong 84 ngàn Pháp Môn được quy tụ lại thành 4 đại loại:

1.- Trì Chú

2.- Niệm Phật

3.- Quán Tưởng (Giáo Môn)

4.- Tổ Sư Thiền (Niêm Hoa Thị Chúng, Giáo Ngoại Biệt Truyền)

Dùng một trong bốn cách tu này để chuyển lại cái khái niệm Vô Minh điên đảo, kiên cố chấp chước ấy trở về nguyên thủy của nó là cái vốn dĩ chân chính (vô ngôn, vô thuyết, vô thị, vô Thức) là cái ra ngoài mọi lý luận, tranh cãi và gán ghép…v…v…

Trước khi đi vào phương tiện thì chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ càng từng Pháp Môn để tránh mọi phức tạp chưa được rốt ráo, mất thì giờ vì phải đi loanh quanh.

Vì bất cứ Pháp Môn nào mà không vào được những điều sau đây thì khó mà đến được kết quả rốt ráo:

-- Phủ định Tương Đối

-- Thể hiện Bình Đẳng

-- Hiển bầy Tuyệt Đối

-- Siêu việt cả Bình Đẳng, Tương Đối lẫn Tuyệt Đối

Lối Về Nguồn

Tám tư ngàn Pháp Môn, Khai Ngộ chúng sinh

Phương tiện Phật dậy, sao thoát khỏi điêu linh

Vì nghiệp chướng, căn, cơ, cao thấp chẳng đồng đều

Nên thiên biến, vạn hóa, tùy duyên khéo độ quần sinh

Chọn đúng lối về, nhanh, dễ, vẫn hơn

Mau, chậm về nguồn tùy ở Pháp Môn

Đừng Tu nhiều đời, loanh quanh luẩn quẩn

Đừng tốn thời gian trở lại cô thôn!

Dù Pháp Môn nao, dù Giáo Môn nào

Mục đích Giác Ngộ, giải thoát lao đao

Chuyển hóa Thức Tâm, toàn Tri Kiến Phật

Sáng soi mặt trời! Tĩnh lặng làm sao!

Tứ Thánh Đế, Thập Nhị Nhân Duyên

Cả, Ba Bảy Phẩm Trợ Đạo, đòi hỏi thật chân chuyên

Thiền: Chỉ, Quán, Giáo Môn, cũng hơi rắc rối

Quán, Chỉ thái quá nên chưa tròn viên.

Tu theo: Tứ Thánh Đế

Tu Thiền: "Chỉ" (Thừa Thanh Văn)

Muốn xả Thọ, Tưởng nên nhiếp Lục Căn

Dứt Tư Tưởng, Diệt Cảm Giác khó khăn

Chỉ Tịnh, Vô Động là chưa thấy Tính

Tuy lặng bề mặt, sâu dưới còn nguyên

Tu theo: Thập Nhị Nhân Duyên

Tu Thiền: "Quán" (Thừa Duyên Giác)

Thiền Quán, Đoạn Diệt Nhất Niệm Vô Minh

Quán đi, Quán lại, cũng khó viên minh

Chỉ Động, Không Tịnh, cũng chưa thấy Tính

Chân Như, Niệm gì mà Diệt mà Sinh"

Tu theo: Lục Độ Ba La Mật

Thiền: "Chỉ, Quán Đồng Tu" (Thừa Bồ Tát)

Tâm Vật hiệp nhất, bi, lực hy sinh

Lục Độ, Thiền Quán, Phá Vô Thủy Vô Minh

Khi Quán, khi Chỉ sâu vào:

Một Thức, một Trần, một Căn hay Đại

Thất Thức chuyển thẳng, thẳng vào Bát Thức

Ấy vậy còn chưa Tự Định, Tự Minh!

Thanh Văn, Duyên Giác, phạm vi Tương Đối

"Ngã, Pháp" còn chấp, luẩn quẩn, lôi thôi

Động, Tịnh không đồng, sao hợp Diệu Tính!

Bồ Tát còn chưa viên trọn chưa rồi

Tổ Sư Thiền

Tham Thoại Đầu, Công Án

Vô Tu, Vô Chứng (Phật Thừa)

Không Vật, Không Tâm, dứt sạch nghiệp sâu

Thiền tham Công Án, hay tham Thoại Đầu

"Phật Thừa", Chân Như là đây Tuyệt Đối

Viên mãn Thật Tướng, Vô Chứng, Vô Cầu

Chẳng Pháp Môn nào mà không nhiệm mầu!

Khó, dễ, nhanh, chậm, thời gian bao lâu

Siêng năng, chân tu một đời là đủ

Công Án, Thoại Đầu, miên mật về mau

Pháp môn nào cũng tuyệt vời vì chung mục đích, chỉ đi nhanh hơn hay chậm hơn mà thôi, do lẽ đó khi tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng thì chúng ta sẽ thấy rằng: Tu cách nào cũng đều về kết quả của đối đãi là Có Chứng, Có Đắc, và khi Đắc đến tận cùng là đi vào Vô Vi Niết Bàn, có nghĩa là rời bỏ hẳn Cõi Sa Bà (Hữu Vi) là cõi chúng ta đang hiện sống để đi vào Vô Vi thì thật là không hợp với Tinh Thần Bát Nhã, (cốt tủy của Phật Pháp), mà Phật Pháp thì chẳng hề rời Thế Gian Pháp bao giờ! Nếu đi ngược lại với Bát Nhã thì chúng ta tự động rơi vào trường hợp có Trí mà không có Thân (Hữu Trí Vô Thân)! Đã gọi là Vô Vi (Trống Rỗng) thì làm sao có thể chứng đắc! Nếu có chứng đắc là có số lượng, do đó mà Vô Sở Đắc (không có gì để Đắc).

Các Khoa Học Gia, các nhà Triết Học từ xưa tới nay dùng bộ óc và dùng toàn vật chất để tìm hiểu Vũ Trụ, Loài Người ở đâu ra. Có biết đâu rằng càng suy nghĩ, càng tìm hiểu, càng phân tích (Duy Vật Luận) thì lại càng đi lạc và kết quả chỉ đến được con số không. Cũng như người học về:

-- Tiểu Thừa chấp ngã (Duy Vật Luận): tu theo Tứ Thánh Đế; Phương tiện: chủ trương Nhiếp Lục Căn để diệt cảm giác, luẩn quẩn trong Năm Thức đầu, tại chấp thật có Ngã, thật có vạn vật nên lấy vật làm đối tượng, vì nghĩ nó liên hệ mật thiết với Tự Ngã, đổ lỗi cho Sáu Căn đã chiêu tập trần cảnh vào, để tạo nên những cảm giác làm chúng ta vướng mắc, do đó người Tiểu Thừa muốn tránh những phiền não ấy nên đóng bít cánh cửa cảm giác, tức là Nhiếp Lục Căn lại, nhưng tiếc thay khi họ nhập định cho dù có trải qua bao thời gian cũng chẳng thể duy trì mãi cái niệm thanh thanh, tịnh tịnh, rút cuộc cũng phải xuất định thì tự động trở lại với những cảm giác cũ của Tự Ngã.

-- Trung Thừa chấp pháp (Duy Tâm Luận): tu theo Thập Nhị Nhân Duyên; Phương tiện: chủ trương dứt Nhất Niệm Vô Minh để diệt Tư Tưởng, Thiền Quán mọi sự vật, luẩn quẩn với Nhất Niệm Vô Minh, (Thức số 6), Hướng nội, dùng Bộ Óc, dùng Nhất Niệm Vô Minh để suy nghĩ và quan sát vạn vật đến cái tận cùng của nó, kết quả lạc vào Vô Ký Không! họ tưởng rằng đem Ý Căn ngưng lại thì sẽ diệt được tư tưởng, và khi tới được giai đoạn này thì trong Tâm chỉ còn một Niệm thanh tịnh, nên Hành Giả tưởng là đã thành công, nhưng trong thực tế thì cái Nhất Niệm thanh thanh, tịnh tịnh là Vô Ký Không (Vô Thủy Vô Minh), cảnh giới này giống như đồng nhất, nên lầm tưởng là Bản Thể Tuyệt Đối! Có biết đâu, nó vẫn là Nhất Niệm Vô Minh tạm ngưng hoạt động, rồi lại tiếp diễn hoạt động lại! vì nó không ngoài cơ thể hiện hữu, nên vẫn phải chịu mọi tác dụng của cơ thể với sự hạn chế của thời gian, nên khi Hành Giả bị xuất định thì tự động trở lại với Thế Giới tư tưởng, cảm giác! Vậy phương pháp Lý Niệm vẫn là tương đối không ra khỏi phạm vi của Nhất Niệm Vô Minh.

-- Đại Thừa Chấp Không: Phương tiện: Thiền Tịnh Song Tu theo Lục Ba La Mật, chủ trương phá Vô Thủy Vô Minh nhưng chưa phá được nên luẩn quẩn trong Thức (số 7), chớm vào Thức (số 8). Người tu Đại Thừa không chấp nhận việc ngưng nghỉ Lục Căn  cũng như dứt Nhất Niệm Vô Minh mà lấy độc, trị độc là dùng ngay Lục Căn và Nhất Niệm Vô Minh để phá Vô Thủy Vô Minh, nhưng chưa trọn vẹn, vì chưa phá được cái "KHÔNG". Chân nghĩa của Đại Thừa Phật Pháp là Tuyệt Đối tự Siêu Việt Thời Gian, Không Gian dù trải qua hằng hà sa số Kiếp vẫn như mới, nó lại chẳng lìa Thời Gian và Không Gian nên ứng dụng từng giây từng phút trong đời sống hiện tại mà chẳng có một chướng ngại gì.

-- Tối Thượng Thừa Thực Tướng: Phương tiện: Tham Thoại Đầu, Công Án. Dùng Thức (số 6) vào Thức (số 7) rồi vào Thức (số 8) phá vỡ Không Chấp. Trực Chỉ Chân Tâm, tức trực tiếp chỉ thẳng Phật Pháp tuyệt đối.

Bốn Thừa thực ra chỉ là Nhất Thừa, đều vô cùng quý giá, thấy như khác nhau, đối lập, mâu thuẫn nhau, nhưng đồng một mục đích và khi tiến tới mục đích Tuyệt Đối thì mọi mâu thuẫn, đối lập đều biến thành đồng nhất.

Để không đi loanh quanh và đạt tới đúng tinh thần Phật Pháp là Thực Tướng, Thực Hành và Thực Dụng thì cái Nhất Niệm Vô Minh huyễn hóa không thật kia là thủ phạm của cội nguồn Tương Đối, cũng là chủng tử của Vô Thủy Vô Minh phải được siêu việt, bằng cách dùng ngay nó đi thẳng vào Vô Thủy Vô Minh (Thức số 8) để phá cái KHÔNG CHẤP này mà đạt Bản Thể Tuyệt Đối.

Muốn tiến vào Tuyệt Đối phải phủ định được Tương Đối, tức Ngộ, mà muốn Ngộ thì phải Nghi, vì : Tiểu Nghi Tiểu Ngộ, Đại Nghi Đại Ngộ, Không Nghi Không Ngộ.

Vậy muốn Nghi chỉ có một cách là Tham Công Án, Tham Thoại Đầu.

Cách Tham Thiền:

A./ Căn bản: Ngồi Thiền cho đúng cách, nhưng không có nghĩa là phải ngồi Kiết Già.

B./ Tham Thiền là kiếm cho mình một Công Án, hay một câu Thoại Đầu thích hợp,

Thí dụ:

-- Công Án "MU" hay "Tôi Là Ai".v…v…

-- Câu Thoại Đầu: Khi chưa có Trời Đất Ta là cái gì"

-- Hay Niệm Phật là Ai" .v…v…

Chọn một câu, và cứ tự hỏi liên tục 24/24. Khi thì hỏi ra tiếng, khi thì hỏi thầm, suốt ngày đêm: ăn, ngủ, làm việc, nghỉ ngơi v…v…

¢- - Đừng hiểu lầm Tham Thiền là ngồi Thiền; Tham là hỏi, hỏi để Nghi, Có Nghi thì sẽ có Ngộ, tuy nhiên chỉ Tham Thiền mà không ngồi Thiền là vô cùng thiếu sót! Chúng ta rất cần ngồi, ngồi càng nhiều càng tốt, do lẽ đó mà có những buổi Nhiếp Tâm 2 ngày, 5 ngày, 7 ngày v…v…Đức Thích Ca còn phải ngồi 49 ngày thì chúng ta là gì mà không ngồi" Thường thì trong những buổi Nhiếp Tâm dễ có cơ hội "Ngộ".

¢- Tham Thiền không dùng Thức Tâm phân biệt đi truy tìm (tìm hiểu, đoán mò để giải đáp câu hỏi), vì truy tìm chỉ là Hồ Nghi, là lọt vào Tương Đối vì dùng trí óc để suy lường tức Thế Gian Pháp, còn Chính Nghi thì chỉ cho Tâm không hiểu, không biết chứ không cho Tâm đi truy tìm là không dùng bộ óc, nên không lọt vào Tương Đối tức Xuất Thế Gian Pháp.

Vậy: Tham là hỏi. Dùng câu Công Án hay Thoại Đầu để hỏi, hỏi một cách rõ ràng từng chữ, phải kiên trì mà hỏi, hỏi bằng cả 84 ngàn lỗ chân lông, và 360 cái xương trong Thân mình chứ không chỉ hỏi bằng miệng là niệm Công Án; chỉ cần chú tâm 100% mà hỏi, không giải đãi, không nôn nóng thôi thúc, không mong cầu dĩ nhiên không hôn trầm; Hỏi mãi sẽ có Nghi, Nghi tức không hiểu, càng không hiểu càng hỏi tiếp dù Vọng Tưởng bời bời nổi lên cũng kệ nó, không cần đè nén hay cắt đứt nó, cứ chú tâm vào Công Án mà hỏi tới mải, hỏi không ngừng, để không bị dán đoạn câu hỏi ấy, là chúng ta sẽ có công phu miên mật, công phu này tự quét sạch mọi Vọng Tưởng, tự khởi Nghi Tình, chứ đừng cứ cố tạo Nghi Tình;  Khi Nghi Tình thành khối tức đến giai đoạn đầu sào trăm thước, vẫn cứ tiếp tục tham và tham mãi…(có nghĩa là từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước nữa) thì tự động bộ óc sẽ tạm ngưng hoạt động, Nhất Niệm Vô Minh ngừng, cũng là đã lìa được Ý Thức; Khối Nghi này tự động phá vỡ Vô Thủy Vô Minh (Cái KHÔNG), còn gọi là căn bản vô minh, là cội nguồn sinh tử.

Thật lạ thay, Hành Giả tự động ôm trọn cái kết quả đạt Đạo của Nhị Thừa vì đã phá được Ngã, phá được Pháp; Đồng thời cũng ôm trọn cái đạt Đạo của Đại Thừa vì đã phá được cái KHÔNG (Vô Thủy Vô Minh). Hành Giả đã vào được Tuyệt Đối, trọn vẹn Tứ Thánh Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, 37 phẩm trợ đạo, Lục Ba La Mật, Bát Chánh Đạo…v…v… cũng là đã Đắc Giới, và mỗi hành động, lời nói đều rõ Niêm Hoa Thị Chúng (Lý Sự, Định Huệ Viên Dung). Lúc đó mới thấy rõ rằng cái Tính Linh, cái Giác Linh chỉ giống như làn sóng của Đại Dương còn cái Tính Không là Đại Dương, sóng là nước, nước là sóng, (khi sóng đã nhập nước, Thức (số 6) đã chuyển, thì Thức (số 7), Thức (số 8) phải chuyển theo và tự động chuyển cả Năm Thức đầu). Hành Giả đã biết rõ mình là ai và Vũ Trụ là gì. Tuy nhiên mới là vào giai đoạn khởi tu để sẽ ngộ sâu hơn và đi đến viên mãn.

Sau khi Kiến Tính:

a./ Phần Ấn Chứng: Sau khi đã Kiến Tính, để minh chứng, xác nhận cho sự khám phá ra Ta Là Ai" Vũ Trụ Vạn Vật là gì" thì chỉ cần đi thật sâu vào một trong bảy Bộ Kinh sau đây: như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ, Kinh Lăng Già, Kinh Viên Giác, Kinh Pháp Hoa, Kinh Kim Cương, Kinh Duy Ma Cật là thấy rõ Lý Sự y chang.

b./ Kiến Tính Khởi Tu: sau việc Ấn Chứng của Thầy, của Kinh Phật, của Tổ thì Hành Giả vẫn tiếp tục với ngàn, vạn Công Án ở một trong những Bộ Kinh đã nói ở trên và vẫn ngồi Thiền là tự động giữ Giới, nhưng phải bỏ mọi Tập Khí, thói hư đến tận cùng, cứ làm như thế thì sẽ không còn một chút mây mù gì của Ngũ Uẩn và mới tiến tới viên mãn được.

Như Đức Phật và Lục Tổ Huệ Năng đã nói: "Tứ Khoa, Thất Đại" là Như Lai Tạng với đầy đủ: Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn và Lục Thông. Như vậy Thất Đại thành Thất Bảo như  Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã từng thuyết:

Tính Chân Không là Chân Giác

Tính Chân Giác là Chân Không

Tính của Địa, Thủy, Hỏa, Phong là Chân Không

Tính của Chân Không là Tính Địa Thủy Hỏa Phong

1./  Cũng là Tam Thân:

-- Vô Thủy Vô Minh nay trở thành:

THỂ là Pháp Thân ---->  Định --->  Công Đức

-- Kiến, Văn, Giác, Tri (Thấy, Nghe, Hay Biết) thành:

TRÍ   là  Báo Thân ---->  Huệ ---->  Trí

-- Lục Căn : (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Y) thành:

DỤNG là Ứng Thân---> Giới---->  Hạnh

2./ Bát thức chuyển thành Tứ Trí

1./ Tiền Ngũ Thức chuyển thành "Thành Sở Tác Trí"

2./ Thức Số 6 chuyển thành Vô Phân Biệt Trí hay Diệu Quan Sát Trí

3./ Thức Số 7 (Mạt Na) chuyển thành Bình Đẳng Tính Trí

4./ Thức Số 8 (A Lại Gia) chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí

3./ Ngũ Căn thành Ngũ Nhãn : Tùy theo sự Ngộ nông sâu, trí tuệ cỡ nào mà có Ngũ Nhãn:

-- Nhục Nhãn:  Con người khi còn Vô Minh.

-- Thiên Nhãn:  như những vị tu Tiên, Thánh (Khi đắc Đạo)

-- Huệ Nhãn:  Những người Tu Tiểu Thừa, Trung Thừa khi Đắc Đạo.

-- Pháp Nhãn:  Các Vị Bồ Tát (Đại Thừa)

-- Phật Nhãn:   Phật có cả Ngũ Nhãn.

Tóm lại nếu Hành Giả chỉ quanh quẩn trong Năm Thức đầu với Thức (số 6) mà đắc được thì cũng chỉ trong vòng Nhục Nhãn, Thiên Nhãn đến Huệ Nhãn.

Nếu Hành Giả phá được Thức (số 7) và đã mon men vào Thức (số 8) thì được Nhục Nhãn, Thiên Nhãn, Huệ Nhãn, Pháp Nhãn và cuối cùng nếu Hành Giả vào được Thức (số 8), phá được cái KHÔNG (là Vô Thủy Vô Minh) cũng là phá được cội nguồn Ý Thức thì sẽ có cả Ngũ Nhãn, tức Phật Nhãn (vượt Thấy và Chẳng Thấy).

4./ Lục Thông: Sáu Căn Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý đã thông suốt, không còn bị     cách bức; Một tức sáu, sáu tức một. Thực ra chẳng có gì đáng gọi là một, là sáu vì nó ra ngoài số lượng, thời gian lẫn không gian.

 Thời gian là:  Số lượng (số Một đến Sáu).

 Không gian là:  Các Căn (các Căn choán một phần không gian).

III.- Kết Luận:  Tóm lại, khi đã trực nhận ra Bản Thể thì lúc ấy:

-- Nhất Thể Tam Thân, Thể Dụng như một. Định Huệ Bình Đẳng, diệu dụng hằng sa, ba tức một, một tức ba (thực ra chẳng một, chẳng ba vì siêu số lượng).

-- Giống như Diễn Nhã Đạt Đa khi đã hết điên thì thấy cái đầu của mình vẫn đấy chứ đâu có mất bao giờ; cũng giống như chúng ta hết Vọng Tưởng Vô Minh thì tự động Tỉnh Mộng và thấy cái gì nó là cái đo, vẫn y nguyên (Như Thị) chứ có phải chuyển, phải lật, phải đập, phải phá cái gì đâu, vì Chân Tính không phải là vật thì làm sao có thể đập phá, hay tạo thành" Nó hoàn toàn vượt ngoài suy luận đối đãi, vượt ngoài có/không, thật/giả và đúng y Bát Nhã:

Thân Tâm, Cảnh Giới Bát Nhã tự ra ngoài đối đãi:

Sắc Tức Thị Không,

Không Tức Thị Sắc

phi tâm, phi vật, vô Tu, vô Chứng, nhưng Tính không rời Tướng, Tướng không rời Tính, Phật Pháp không ngoài Thế Gian Pháp, chúng ta không ngoài Vũ Trụ Vạn Vật, Vũ Trụ Vạn Vật không ngoài ta,

Cũng là "Cảnh vốn tự Không đâu cần hoại Tướng" (Kinh Pháp Hoa)

(Mọi sắc tướng, vũ trụ vạn vật cũng như Thân Ngũ Uẩn của chúng ta tự là "KHÔNG" chứ không cần phải diệt rồi mới có "KHÔNG")

Trong Động có Tịnh, trong Tịnh có Động. Động là Tịnh, Tịnh là Động, Động Tịnh Như Như, cho nên cái xao động và cái không xao động đều Như Như bình đẳng thế mới thật là không xao động, Có như thế mới trọn vẹn cả Trí lẫn Thân, thật là vi diệu.

Chú Ý: Mọi danh từ: Ngộ, Đắc, Phá, Đi, Về, tên của các Thừa và tên của bất cứ gì trong bài viết này đều là giả danh, đều là phương tiện!

Thiền Viện Sùng Nghiêm

11561 Magnolia Street

Garden Grove, CA 92

Tel : (714) 636-0118

Email: sungnghiem@hotmail.com.

Web-Site: www. thienviensungnghiem.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.