Hôm nay,  

Địa Ốc Của Tổng Thống Ford

04/01/200700:00:00(Xem: 4397)

Địa Ốc Của Tổng Thống Ford

Cựu TT Ford tiếp xúc với công chúng.

Khi người dân Mỹ kính cẩn theo dõi tang lễ của cố Tổng thống Gerald Ford thì bà con người Việt mình cũng bồi hồi nhớ đến biến cố 1975. Năm ấy, ông Ford bị thất thế về mọi mặt nhưng vẫn ráng làm được một cử chỉ đẹp trước một Quốc hội chơi xấu. Đó là cho bốc một số người Việt qua tỵ nạn bên Mỹ.

Từ đấy mới có cộng đồng người Việt tại Mỹ và phong trào thuyền nhân sau đấy mới lập ra cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới.

Trang Việt Báo Địa Ốc không quên công ơn của ông Ford nên cũng xin đóng góp vài hàng. Nhưng bà con ơi, Tổng thống Ford và gia cư địa ốc thì có dính dáng ăn chung gì với nhau đâu"

Một ngôi nhà xinh đẹp của vùng Grand Rapids.

Có chớ, ông Ford cũng chỉ là người và cần mái nhà cư trú trước khi bị đẩy vô tòa Bạch Ốc vào năm 1974 sau vụ khủng hoảng Watergate khiến ông Nixon phải từ chức.

Hôm qua, ông Ford được mai táng trong khuôn viên Viện Bảo Tàng mang tên ông, tại thị trấn Grand Rapids của tiểu bang Michigan. Nhờ vậy, bà con biết thêm rằng ông đã sinh sống tại đó vào thuở hàn vi. Mà hàn vi thiệt đó.

Thân phụ ông là nhân viên rao hàng của một công ty chế biến lâm sản. Năm 1921, ông cụ gặp khó khăn tài chánh nên ngôi nhà cậu Ford đang ở bị ngân hàng sai áp. Nghĩa là nhà mình có bị kéo, mình vẫn còn hy vọng trở thành Tổng thống Mỹ!

Nơi sinh trưởng của cựu TT Ford, tiểu bang Nebraska.

Nhà bị kéo thì đi ở nhà thuê vậy. Năm đó, cậu Ford chưa đầy tám tuổi phải thức giấc từ sáu giờ sáng – mà Michigan lạnh lắm, không như Cali này đâu - để xúc than cho lò sưởi của căn nhà ba tầng lầu. Ngôi nhà gia đình Ford ở thuê ấy nay vẫn còn tại thị trấn Grand Rapids, nó tọa lạc tại số 649 Union Avenue.

Trước sau, cậu Ford vào thuở hàn vi ấy đã ở sáu căn nhà khác nhau, tùy theo tình hình kinh tế của gia đình. Từ căn nhà ở thuê, 10 năm sau gia đình này mới mua lại được một căn nhà khác tại East Grand Rapids nhưng cậu Ford lại sớm rời nhà đi học Đại học. Sau đấy, cậu đi lính, và trở về địa phương cũ ra tranh cử Dân biểu, đàng hoàng đại diện khu vực trong 25 năm, với vị trí cao nhất là Trưởng khối Cộng hoà tại Hạ Viện.

Vì chức vụ và nhất là cá tính chu đáo đàng hoàng, tháng Tám năm 1973, Dân biểu Gerald Ford được Tổng thống Richard Nixon mời làm Phó Tổng thống thay thế ông Spiro Agnew phải từ chức vì tai tiếng tài chánh. Một năm sau, tới luợt ông Nixon phải từ chức và ông Ford trở thành Tổng thống. Vì vậy mà ông lãnh cái họa Việt Nam mà cũng nhờ vậy mà ông trở thành ân nhân của người Việt di tản, người Việt tỵ nạn.

Bậc thang này còn giữ tại Viện bảo tàng Michican của cựu TT Ford.

Tổng thống Ford không là triệu phú tỷ phú và có lẽ cũng không mấy quan tâm đến tên tuổi vị trí của mình. Ngần ấy căn nhà của thuở hàn vi đã đi vào lãng quên, chính quyền địa phương cũng chẳng đóng cho một tấm bảng đồng với hàng chữ: “nơi đây, Tổng thống

Gerald R. Ford đã cư ngụ” từ năm nào tới năm nào...

Sau khi thất cử và mãn nhiệm, ông Ford di chuyển về nghỉ hưu tại Rancho Mirage của California (và tạ thế tại đấy) mà không hề vận động hay kêu gọi thiên hạ tu sửa lại mái nhà xưa. Ông không muốn xài tiền thuế của dân vô những việc vinh danh linh tinh như vậy.

Ngôi nhà số 649 đường Union Ave mà ông Ford sống 10 năm sau đó suy sụp đổ nát dần. Khu vực rất bình dân đó sa sút thành một vùng lao động tồi tàn của dân thiểu số và băng đảng. Đôi ba lần, chính quyền thị trấn có nói tới việc tu bổ nhưng bà con ơi, nói để mà chơi thôi! Năm 1991, mới đây thôi, ngôi nhà ấy được bán đấu giá, với cái giá rất bèo. Có ba ngàn đô la thôi!

Người mua là một nhà đầu tư sau đó đã sửa sang đôi chút và bán lại cho đôi bạn England và Kent với giá 63.500! Lời quá đi chớ, nhưng so với Cali thì vẫn là giá bèo! Hai người ra sức tu bổ ngôi nhà mục nát này thành một biệt thự coi được. Và một năm sau nhận được một lá thư từ xa: “Gia đình chúng tôi rất vui khi thấy ngôi nhà mà tôi đã ở vào thuở niên thiếu nay đã được quý vị tân trang lại”. Ký tên Gerald Ford!

TT Ford và phu nhân Betty.

Hai người chủ nhà cảm động quá nhưng chẳng vận động được gì khác từ phía công quyền. Làm sao tòa thị sảnh Grand Rapids có thể ký giấy xác nhận ngôi nhà là “di tích lịch sử” khi đó là vật sở hữu của tư nhân" Ban quản trị Viện Bảo tàng Gerald Ford thì lo cho viện Bảo tàng này chớ mắc mớ chi mà tu bổ ngôi nhà kia" Không xin tiền được từ phía công quyền, hai anh chàng England và Kent này đành... sống cho qua ngày trong ngôi nhà lịch sử vô danh ấy.

Thế rồi, vào năm 1994, cơ quan Mật vụ (Bảo vệ Yếu nhân) nhắn trong máy điện thoại là có hai người khách phương xa muốn tới thăm ngôi nhà. Ông bà Ford.

Đệ nhất Phu nhân Betty Ford là người yêu chồng và cảm động thấy ông Ford bước lên từng bậc thang của ngôi nhà cũ mà ông đã bao lền kể cho bà nghe. Giờ đây, thấy chồng rơm rớm nước mắt hồi tưởng chuyện xưa bà cũng muốn khóc mùi!

Cảm động nhất là hai người chủ mới vẫn giữ lại chiếc dương cầm xưa mà cậu Ford thường nghe. Kỷ niệm thời thanh xuân đã dào dạt trở về và bốn người trở thành bằng hữu thân thiết.

Trực thăng VNCH bị đẩy xuống biển, người được bốc vào Mỹ cũng nhờ ông Ford.

Ngôi nhà đã được xếp loại di tích lịch sử của liên bang và tiểu bang. Lễ gắn bảng năm 1994 có sự tham dự của chính ông Ford. Và từ đấy, họ liên lạc thư từ với nhau như  trong gia đình.

Cho đến tuần qua. Khi nghe tin Tổng thống Ford tạ thế, hai người đã thấy như mất một  người thân. Thế rồi báo chí biết tin, truyền hình ập tới. Hai người chủ nhà yêu cầu họ tắt máy đứng ở xa đã. Đặng họ đem lá quốc kỳ ra treo ngoài cửa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.