Hôm nay,  

Mùa Xuân Của Thiền

09/02/200500:00:00(Xem: 4977)
Mùa xuân trong cửa thiền là mùa xuân đối với đạo đức. Lễ Tất Niên là một truyền thống của các chùa mà cũng để chúng ta nhìn lại những công tác trong năm qua và quá trình tu tập đã thuận lợi về mặt nào và trở ngại về mặt nào để mình hạn chế hoặc sửa đổi những gì không hoàn thiện. Lễ Tất Niên còn đánh dấu một năm sắp hết và năm mới sắp đến. Với đời thì người ta còn có mùa xuân, ngày này, ngày kia còn đạo Phật có mùa xuân hay không" Đạo Phật chắc chắn có mùa xuân và mùa xuân đối với đạo Phật được thể hiện qua những bài kệ rất là nổi tiếng của những vị thiền sư nói về mùa xuân và cửa thiền. Đạo Phật rất là gần gủi với đời cho nên trong mùa xuân thì hầu hết các chùa đều bận rộn sửa soạn cho khách thập phương đến lễ chùa. Do đó "đời không đạo thì đời loạn khổ mà đạo lìa đời thì đạo mất chỗ nhiệm mầu". Những vị thiền sư nói lên những bài thơ xuân rất là đặc sắc và có ý nghĩa về nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Là một người Phật tử, chúng ta tổng kết một năm qua về quá trình tu học của mình, phụng sự đạo pháp của mình thì hãy tự hỏi rằng ta đã đạt được những gì và khi năm cũ hết thì ta chuẩn bị cái nền tảng cho năm mới như thế nào"
Vũ trụ quan là một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thời gian cứ trôi mãi vô hạn định trong khi con người mình là hữu hạn thì nếu như mình chạy đua với cái vô hạn thì dĩ nhiên mình sẽ thua. Cửa đạo dung thông với cuộc đời khi nói về mùa xuân là mình tổng kết lại những gì mình đã làm được và những gì mình còn thiếu xót. Cho nên lễ Tất Niên là không có làm cho người Phật tử buồn chán vì thấy mình già hơn một tuổi, mà đến cửa chùa để thấy rằng trong những mệt mỏi của cuộc đời có những cánh hoa mai rực nở và làm tâm hồn ta mát dịu trong mùa xuân thì đó gọi là xuân trong cửa thiền.
Bài thơ của ngài Mãn Giác Thiền Sư:
"Xuân đáo bách hoa khai
Xuân khứ bách hoa lạc
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai"
"Sự trục nhãn tiền quá" là mỗi ngày cứ đi mãi và "lão tòng đầu thượng lai" là trên đầu tóc bạc rồi. Ngài Mãn Giác Thiền Sư tiếp theo như sau:
"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
Có nghĩa là chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai. Khi xuân đến muôn hoa rộ nở làm cho lòng người hân hoan, mơ ước cho tương lai rực rỡ nhưng vô thường của cuộc đời mà hoa nở để rồi tàn, trăng tròn rồi lại khuyết, người hợp để rồi ly biệt thì đó là chân lý. Nhưng trong chân lý, đạo Phật đi vào cuộc đời không phải để làm cho người hoang mang, buồn nản. Có những thi sĩ làm bài thơ như là:
"Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho ta những lá vàng
Với những hoa rơi muôn cánh rã
Về đâu đêm trắng nẻo xuân sang"
Cho ta thấy rằng cái nhân sinh quan quá buồn bã, bi quan và mệt mỏi để rồi tiết ra những bài thơ mà trở thành ngôn ngữ trữ tình như là:
"Ta có chờ đâu, có đợi đâu
Nên khi xuân lại gợi thêm sầu
Với ta tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau"
Khi ta đọc những bài thơ của những vị Thiền Sư đem mùa xuân vào đạo ta cảm thấy lòng ta bừng sáng và tỉnh táo trở lại ngay.
Khi nhìn lại cuộc đời đã qua ta thấy mình già hơn, mệt mỏi hơn nhưng mà thay vì bi quan thì ta nhớ câu của ngài Mãn Giác "Mạc thị xuân tàn hoa lạc tận" là đừng tưởng xuân tàn thì hoa rụng rơi bởi vì "đêm qua sân trước một cành mai" có nghĩa là trong khoảng không gian bất ngờ ta nhận thức được thì nửa đêm cành hoa mai nở. Cái thân tứ đại này biến chuyển trong nhiều kiếp luân hồi mà ta cứ nhìn theo cái chiều hướng bi quan đó thì cuộc đời quá khổ đau và quá tiêu cực. Cảnh giới của đức Phật có hoa sen, có chư thượng thiện nhân, có Bồ Tất Quán Thế Âm cho nên theo như ngài Mãn Giác nói thì trong cái thân tứ đại của chúng ta có cái chân tâm trường tồn, có Phật tánh luôn rực sáng và nở rộ những cành mai.
Vạn Hạnh Thiền Sư nói bài thơ sau đây liên quan đến nhân sinh quan, vũ trụ quan, xã hội quan và tu chứng quan:
"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô /Thân như bóng chớp chiều tà
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô /Cỏ xuân tươi tốt thu hoa rụng rời
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy /Xá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" /Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
Nhân sinh quan của câu này nói lên cuộc đời con người thay đổi và thời gian trôi qua không dừng. Mùa xuân của đạo Phật đi vào cuộc đời để làm con người cảnh tỉnh lại rằng thời gian là vô thường, là khổ, không có thật. Nhưng không có thật đây không có nghĩa là ta đi vào cuộc đời này rồi trôi lăn theo thời gian để rồi già nua, vô dụng. Với những tiếng chuông chùa của cảnh tỉnh, ta tự hỏi chúng ta có mặt ở đời để làm gì" chúng ta đã làm gì cho đời" rồi ngày mai chúng ta sẽ về đâu" Muốn đạt đến sự tỉnh táo trong tâm thì ta phải tu tập với định, tuệ và phải có một thời gian để chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời. Khi ta hiểu câu "thân như điện ảnh hữu hoàn vô" thì ta thấy được lý duyên sinh của cuộc sống để không còn sợ những thịnh suy của đời nữa và thấy rằng thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành. Hạt sương rơi đầu cành biến mất đi nhưng ngày mai lại có hạt sương khác. Chúng ta già đi theo thời gian nhưng ta đào tạo những thế hệ mới trong giới trẻ để chúng tiếp tục trưởng thành trong đạo đức.
Với ngôi chùa thế gian, ta có đức Phật để chúng ta trở về nương tựa, nhận thấy rằng "Phật tại thế gian thường cứu khổ" và ta cảm thấy bình an, đoàn kết và cảm thông. Muốn ngôi chùa luôn bền vững thì chúng ta bước thêm bước thứ hai như ngài Vạn Hạnh Thiền Sư nói là "Phật tâm vô xứ bất từ bi" có nghĩa là ta phải xây dựng đức Phật trong tâm mình thì đi nơi nào mình cũng có Phật ở trong mình bởi vì tâm thanh tịnh tức là đạo tràng. Như vậy, ta làm được hai việc:
1. Xây dựng ngôi chùa thế gian là đào tạo một nơi đạo đức để nương tựa thì chúng ta không còn ưu tư về sự hư hoại của tâm linh mình và của giới trẻ. Khi cuối năm đến, chúng ta sẽ thấy rằng cái mùa xuân mà dừng lại không phải là mệt, hết, chết mà là để chúng ta kiểm điểm lại cái quá trình hành đạo của mình, hoạt động đạo đức của mình. Ý nghĩa mùa xuân như Vạn Hạnh Thiền Sư nói là trong cái cuộc sống vô thường chúng ta hiểu được có những cái chân thường như là đạo đức. Đạo đức thì trường tồn, "thiện siêu, ác đọa" là một chân lý.

2. Trong cái phần xây dựng những ngôi chùa thì ta cũng nên nhớ là đạo Phật chú trọng về phần tâm và tâm là đại diện cho toàn bộ Phật tánh của mình. Ông Nguyễn Du nói: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", vì vậy ta không nên dựa trên những vật chất ta có mà tự hào rằng ta hay hơn người. Khổ đau là do con người vô minh chạy theo vật chất của thế gian. Với những khổ đau, mệt mỏi của cuộc sống, Phật tử nên về chùa nhìn Phật, nghe Kinh, chiêm nghiệm chân lý để ổn định lại cuộc sống của mình và đây là phần xây dựng ngôi chùa trong lòng mình. Lúc đó mùa xuân sẽ trở thành mùa xuân của vĩnh cửu. Khi chúng ta chết đi thì ngôi Tam Bảo trong lòng mình vĩnh viễn không hoại diệt tại vì đó là chân như tâm, là trí tuệ, là những cành mai nở. Ta truyền lại cái bông hoa Phật tánh này cho những người xung quanh và như thế ta không sợ là xuân tàn rồi hoa rụng vì sẽ có cành hoa khác tiếp tục nở.
Thường thường người ta hay chúc tụng nhau bình an, mọi sự như ý vào dịp xuân về nhưng mà cuộc đời thì khó có cái gì như ý. Đạo Phật khẳng định rằng nếu muốn có một tương lai tươi sáng mà không xây dựng trong hiện tại thì hoàn toàn là ảo vọng. Chúng ta phải xây dựng cuộc sống trong từng bước, từng hơi thở, từng sát na và trong từng ý niệm ta phải thấy được Phật, Pháp, Tăng, thấy được chánh niệm thì ta mới tìm được an lạc cho mình và như vậy ta khởi đầu cuộc hành trình của mùa xuân vĩnh cửu. Khi ta đi vào đạo ta học lời Phật dạy để mình tìm được cái mùa xuân bất diệt được thể hiện bằng thân, khẩu, ý của thiện nghiệp. Ta học cái hạnh của Phật là từ bi, nhẫn nhục, hoan hỷ, vị tha bởi vì cổ đức có nói rằng "Ở thế gian trăm chuyện thị phi, vào cửa đạo từ, bi, hỷ, xả". Đức Phật là giác ngộ mà nếu chúng ta luôn luôn thường tỉnh giác, không bị chao động bởi lời khen, tiếng chê, bởi thân, khẩu, ý bất thiện thì trong lòng mình tồn tại một đức Phật.
Có một ông Tể Tướng đến chùa muốn học đạo và hỏi vị Thầy trụ trì là "Thưa Thầy, vô minh là gì" Con đường nào là lên thiên đàng" Con đường nào là xuống địa ngục"" Thầy trụ trì không trả lời mà ngó lên. Ông Tể Tướng hỏi "Tại sao tôi hỏi mà Thầy không trả lời"" Thầy trụ trì khinh khỉnh nhìn ông Tể Tướng và nói "Cái tướng ngươi mà làm gì hỏi câu đó"" Ông Tể Tướng tức giận đến hiện rõ trên mặt. Thầy trụ trì chỉ và nói "Đó là vô minh" Ông Tể Tướng càng tức thêm và thò tay rút kiếm thì Thầy nói "Đó là con đường đi xuống địa ngục" Ông Tể Tướng nghe vậy thì bỏ kiếm lại và Thầy nói "Đó là con đường đi lên thiên đàng".
Ba con đường vô minh, địa ngục và thiên đàng là tự mình lựa chọn chứ không phải là đức Phật hay cuộc đời đưa đẩy mình. Nếu ta khởi tham, sân thì mình biết là mình đang vô minh. Cho nên khi ta học đạo là mình xây dựng đức tánh, xây dựng ngôi nhà Tam Bảo trong lòng mình bắt đầu bằng những thiện nghiệp của thân, khẩu, ý.
Đạo Phật không là những gì huyền thoại, siêu nhiên mà rất là hiện thực với cuộc sống. Chúng ta nên nhớ rằng trước khi làm những gì phi thường thì hãy hiểu những việc bình thường và bất thường. Bình thường là cuộc sống của cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, là cuộc đời của tranh giành, hơn thua, khen chê. Bất thường là đôi khi người xung quanh mình trở nên cau có, khó chịu thay vì dễ chịu như thường ngày. Nếu ta có khả năng vượt qua được những bình thường và bất thường đó thì ta mới có khả năng đi vào con đường phi thường của đạo đức, của thánh nhân. Bởi vậy người xưa có câu "thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.". Đây không phải nói là tu chùa dễ hơn nhưng khi mà ta tu ở nhà, ở chợ trước để hiểu giáo lý cao thượng của đạo Phật thì khi vào đến chùa là ta đã thanh tịnh rồi vì chùa là chỗ thanh tịnh cho những người thanh tịnh.
Ông Đoàn Nhu Khuê nói: "Biển khổ mênh mông sóng lụt trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi
Thuyền ai ngược sóng, ai xuôi sóng
Xem lại cùng trong bể thảm thôi"
Quan trọng là người ở trong cuộc đời mà biết lèo lái con thuyền của mình, biết định hướng đi thì sẽ không bị khổ đau.
Lời dạy của Vạn Hạnh Thiền Sư cho chúng ta thấy rằng "thân như điện ảnh hữu hoàn vô" thì chẳng có gì mà phải sân hận, tranh giành, làm khổ đau cho nhau hết. Cho nên ta học đạo để thấy cái chân lý của cuộc sống và có cái nhìn lạc quan vì mình tồn tại ở đời bởi vô ngã và vị tha. Nếu trong lòng mình mà tham, sân, si không chừa thì là "miệng thì nói Nam-Mô mà bụng thì chứa một bồ dao gươm." Nếu ta muốn tìm một cảnh giới Tịnh Độ, muốn cảnh giới Tịnh Độ của mình nở hoa thì thân, khẩu, ý của mình phải trước tiên nở hoa sen bởi vì "Miệng ta là cánh hoa sen, mỗi khi hé nở một phen thơm lừng. Tiếng ta là gió mùa xuân, một cơn thổi nhẹ muôn dân mát lòng." Nếu như ta đến chùa học đạo mà không tự tinh tấn, không tự tu tập, tự cải thiện con người mình mà chỉ để hội họp, bàn cãi, vui đùa thì khi có chuyện không tốt xảy ra thì mình lại than van tại sao tôi đi chùa mà không có kết quả gì hết!
Trong Kinh, Phật nói: "Nếu người nào xây dựng cuộc đời bằng hành động thiện nghiệp thì đời nay vui, đời mai vui, người thiện cả hai đời vui" vì nhân thiện làm lợi ích cho người thì sẽ đạt quả thiện.
Mùng Một Tết là Lễ Vía Phật Di Lặc. Phật Di Lặc biểu tượng cho hoan hỷ, từ thị bởi vậy ngài có cái bụng lớn để chứa hết những gì ở đời mà vẫn cười bao dung trong khi 6 đứa giặc (lục tặc) làm phiền đủ trò. Trong đời mà ta đối diện với mọi thứ khổ đau mà vẫn tươi cười như Phật Di Lặc thì chắc chắn ta được an lạc. Muốn có an lạc vĩnh viễn thì ta phải có cái tâm xả.
Tóm lại:
1. Mùa xuân chỉ có trong lòng con người khi mình sống với thiện nghiệp và chỉ có chỗ nào có đạo đức thì nơi đó mới thật sự có hạnh phúc.
2. Chúng ta học được ở Phật Di Lặc cái tâm xả. Khi buông xả được những tham, sân, si thì mình sẽ thấy con người mình được tự do, thảnh thơi, không ai ràng buộc được mình. Chất liệu của đạo là chân tâm, thanh tịnh tâm của mình, cái hiếu, trung, nghĩa của mình và đó là nền tảng xây dựng một đức Phật trong lòng mình. Nếu như chúng ta đến chùa mà ta đem đến kiến thức, hiểu biết, trình độ học vấn hơn người thì lúc đó những hài hòa, tốt đẹp của mùa xuân sẽ không bao giờ đến với mình được.
3. Nếu mình sống đúng với đạo nghiệp, đúng với nhân cách con người thì cuộc đời sẽ vĩnh viễn nhớ đến mình và cái chết trở thành bất tử. Bất tử vì do cái nhân ảnh, cái đạo đức, cái mùa xuân mình xây dựng cho cuộc đời này. Khi đọc Kinh, ta nhớ đến ba câu sau cùng là: "Tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng" là chính mình tự tìm đức Phật của mình, pháp tánh của mình và sự hòa hợp trong lòng mình thì lúc đó mùa xuân sẽ trở thành vĩnh cửu.
Chúc các Phật tử tinh tấn, hỷ lạc và mãi mãi có một mùa Xuân.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
WP: Diệu Mỹ (Bài toát yếu từ băng giảng của Thầy Minh Hiếu. Quí Phật tử muốn thỉnh băng giảng, xin liên lạc Cô Tâm Hòa 714-392-1378).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.