Hôm nay,  

Quan Hệ Mỹ, Âu, Hoa Lục Nhìn Từ Góc Độ Trung Quốc

07/02/200500:00:00(Xem: 5693)
LTS. Bài dưới đây do dịch giả Ngân Giang dịch từ bài viết trên trang web chính thức của chính phủ Trung Quốc, cho thấy tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ khó bình yên. Bản dịch như sau.
Nghị Quyết của Quốc Hội Mỹ lộ rõ sự bất tín đối với Trung Quốc và Cộng Đồng Âu Châu.
Hạ Viện Mỹ vừa thông qua Nghị Quyết 411-3 vào ngày thứ ba, kêu gọi Cộng Đồng Âu Châu tiếp tục duy trì cấm vận bán vũ khí đối với Trung Quốc và đồng thời khuyên Tổng Thống Bush dùng chuyến công du đến Âu Châu vào tháng này đẻ thúc đẩy các nước Âu Châu suy xét lại phương hướng hành động thiếu khôn ngoan của mình.
Một vài Hạ NghịSỹ Mỹ cho rằng việc chấm dứt cấm vận sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác với Mỹ về các hệ thống vũ khí, và một số Dân Biểu khác còn gợi ý rằng họ sẽ thúc đẩy Tòa Bạch Ốc trả đũa nếu lệnh cấm vận được bãi bỏ.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Rice cũng tỏ vẻ quan tâm về vấn đề này và xác định 1 lần nữa quan điểm đối nghịch trong vấn đề này trong 1 cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AFP vào ngày thứ ba.
"Chúng ta phải cẩn thận để không gửi 1 tín hiệu sai lầm về thành tích nhân quyền của Trung Quốc và đương nhiên chúng ta có những quan ngại từ góc độ chiến lược quân sự," bà Rice nói trước khi bắt đầu chuyến công du 8 nước Âu Châu của mình.
Những lời tuyên bố mới nhất của bà Rice và một số Dân Biểu Mỹ về vấn đề cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc không chỉ cho thấy Washington có 2 tiêu chuẩn đánh giá khác nhau mà còn lộ rõ sự thiếu tin tưởng của mình đối với Trung Quốc và cả với đồng minh của chính mình là khối Âu Châu.
Trong khi Mỹ lớn tiếng phản đối khả năng Cộng Đồng Âu CHÂu bán vũ khí cho Trung Quốc, Mỹ nên nhớ rằng ai là người xuất khẩu vũ khí nhiều nhất.
Các nhà ngọai giao Mỹ đã liên tục cảnh cáo các nước Châu Âu rằng nếu không cấm vận buôn bán vũ khí đối với Trung Quốc, những vũ khí và kỹ thuật tối tân được chuyển đến Trung Quốc 1 ngày nào đó sẽ được dùng chống lại quân đội Mỹ ở bên kia eo biển Đài Loan khi có chiến tranh.

Những nhà ngọai giao này căn cứ lập luận của mình dựa trên 2 giả thuyết: nếu cấm vận được bãi bỏ, Cộng Đồng Châu Âu sẽ bán vũ khí nhiều hơn cho Trung Quốc và Trung Quốc sẽ dùng những vũ khí tối tân này để tấn công Mỹ ở eo biển Đài Loan.
Chính quyền Trung Quốc đã tái xác quyết nhiều lần việc họ thúc đẩy Cộng Đồng Âu Châu bãi bỏ cấm vận vũ khí là vì đó là cách thức kỳ thị đối với Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc cũng giải thích rất rõ rằng việc ngưng cấm vận bán vũ khí cho Trung Quốc không có nghĩa họ sẽ nhập thêm vũ khí từ Châu Âu.
Với quan hệ Hán-Âu đang đà phát triển, vài thành viên trong Cộng Đồng Âu Châu đã tỏ ra rất muốn thấy lệnh cấm vận 15 năm qua chấm dứt, 1 lệnh cấm vận mà các nước này xem là 1 lực cản lớn nhất trong việc phát triển quan hệ song phương giũa Trung Quốùc và Châu Âu.
Tuy nhiên Cộng Đồng Âu Châu cũng tuyên bố rằng việc bán vũ khí cho Trung Quốc sẽ phải tuân theo công ước xuất cảng vũ khí, 1 quy định thông qua năm 1998.
Trong những điều kiện như thế, không có lý do gì để Mỹ phải lo sợ thái quá mối "nguy hiểm" đối với việc bãi bỏ cấm vận.
Một trong những lý do Mỹ đưa ra là việc cấm bán vũ khí cho Trung Quốc sẽ tránh được xung đột vũ lực ở eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, Mỹ cần nhận ra rằng quyết tâm của Trung Quốc ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập không phải dựa trên việc tăng cường sức mạnh quân sự và nhập cảng vũ khí tối tân.
Ngược lại chính việc Mỹ nâng cấp xuất khẩu vũ khi cho Đài Loan mới làm cho những thành phần muốn độc lập ở Đài Loan thêm mạo hiểm.
Mỹ có tiểu chuẩn riêng để đánh giá các quyền lợi của mình. Các nước khác cũng thế.
Quan hệ Hán-Âu nên được phát triển mà không có sự ảnh hưởng từ một nước thứ ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.