Hôm nay,  

Kể Tội Tiền Đại Hội: Vinashin Nợ 4.3 Tỉ Đô

15/07/201000:00:00(Xem: 6874)

Kể Tội Tiền đại hội: Vinashin Nợ 4.3 Tỉ Đô, Mua Nhiều Tàu Cũ Thế Giới Về Làm Sắt Vụn...

HANOI (VB) -- Chỉ còn vài tháng nữa là tới Đại Hội Đảng CSVN để tranh ghế, các thủ đoạn đánh phá nhau bắt đầu hiển lộ khi cho nổ liên tục nhiều cú xì căng đan.
Chính xác, Đại Hội Đảng CSVN sẽ được tổ chức khoảng tháng 1/2011. Và tập đoàn kinh tế khổng lồ của Việt Nam là Vinashin, một thời được báo chí Hà Nội gọi là cú đấm thép của công nghiệp VN thực hiện theo mô hình các tập đoàn Nam Hàn, bắt đầu xì hơi: Thua lỗ tới 4.3 tỷ đô la, và được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cứu nguy bằng cách chẻ tập đoàn Vinashin ra làm nhiều phần và bàn giao nhiều dự án sang cho các đaị công ty khác (như Tập Đoàn Dầu Khí VN, Tổng Công Ty Hàng Hải VN) quản lý -- nghĩa là, xóa vết tích hồ sơ thua lỗ của hàng trăm công ty chi nhánh bằng cách đẩy hồ sơ sang các tập đoàn khác gánh nợ giùm. Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn Vinashin bị đình chỉ chức vụ, hồ sơ đưa qua điều tra hình sự.
Kịch bản năm nay có vẻ tương tựï như cuộc thanh trừng PMU-18 để sắp xếp trước Đạị Hội Đảng. Trong đó, Chủ Tịch Tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô vui sex với trẻ em và bị chụp hình khỏa thân từ 5 năm trước mà để bây giờ mới khui ra. Điều ghi nhận: Tướng Công An Nguyễn Bình Vận cũng vui chơi sex cùng băng với ông Tô, và biết hết, thậm chí có thể đã cho quay phim ông Tô vui sex với trẻ em... mà bây giờ ông Tướng Vận vẫn bình yên. Có phải Tướng Công An gaì bẫy ông Tô, và mai phục tới 5 năm mới ra chiêu"
Trường hợp tập đoàn Vinashin, tạp chí Xây Dựng Đảng ngày 15/2/2007 trong bài viết nhan đề “Đổi mới ở Vinashin” đã cho biết:
“Thành lập từ năm 1996, đến nay Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã trải qua chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển. Từ chỗ chỉ có 23 đơn vị thành viên với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ lạc hậu, đến năm 2006 Vinashin đã có 170 đơn vị thành viên đóng trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố, với đội ngũ hùng hậu trên 45 nghìn cán bộ, công nhân. Từ chỗ chỉ đóng tàu 4.000 tấn trở xuống bằng công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ so với các quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu phát triển, nay các nhà máy của Vinashin đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm: tàu hàng, tàu dầu, tàu công-ten-nơ, tàu Lash, tàu hút bùn, tàu kéo, sà-lan, khách sạn nổi, tàu khách du lịch…, có loại trọng tải 100.000 tấn. 10 năm qua, Vinashin liên tục đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 40%/năm... ký được nhiều hợp đồng đóng mới cho các chủ tàu trong nước và quốc tế đến năm 2012 với tổng giá trị lên đến 6 tỷ USD…”
 Thực tế, bài viết ca ngợi đăng năm 2007, nhưng thua lỗ cũng đã ngập đầu tư lâu rồi, và các độc chiêu rút tiền tập đoàn đã được nhiều trí thức cảnh báo, thí dụ như Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã báo động về mô thức đại tập đoàn mà không có cơ chế nào kiểm soát.
Bản tin Đài VOA hôm 14/7/2010 cho biết rằng Chủ tịch Tập đoàn Vinashin đã bị đình chỉ chức vụ, trích:
“...Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam ngày 13/7 đã quyết định đình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, tức Vinashin, một trong những doanh nghiệp lớn nhất của nhà nước.
Lý do được đưa ra nhằm phục vụ cho quá trình thanh tra các sai phạm gây ra những món nợ khổng lồ.
Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch của Vinashin, là người chịu trách nhiệm chính trong các khoản nợ lên tới ít nhất 80.000 tỷ đồng, tương đương 4,3 tỷ đô la.
Tin tức trong nước trong tuần cho hay các quyết định của ông Bình trong công tác gây quỹ và quản lý đã dẫn tới các khoản thua lỗ lớn khiến công ty không còn khả năng chi trả các món nợ đáo hạn.
Thủ tướng Việt Nam chỉ định ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin thay cho ông Bình.”
Con số 4.3 tỷ đô la thua lỗ gần bằng mức trung bình tiền ba triệu Việt Kiều gửi về VN cho thân nhân hàng năm. Nghĩa là, nếu muốn thu hồi 4.3 tỷ đô la, nếu kinh doanh với lợi tức tỉ lệ 10% trên mỗi năm, thì cần tới có thể là cả trăm tỷ đô la tiền vốn, thuê nhiều ngàn thợ để sản xuất và bán ra các mặt hàng trị giá 43 tỷ đô, mới có thể thu về lợi tức 4.3 tỷ đô. Đó là chưa kể, khi bán ra lượng hàng trị giá 43 tỷ đô để có lợi tức 4.3 tỷ đô, chúng ta cần phảûỉ khai phá nhiều nguồn tài nguyên rừng, đất...
Nhưng tại sao lại gánh nợ cứu nguy con tàu đang chìm"  Tại sao không cho chìm luôn" Đơn giản, cần phải bơm tiền cứu, vì tiền thua lỗ phần lớn là tiền các quan tham nhũng, rút ruột, và cần cơ chế tập đoàn doanh nghiệp nhà nước để các cán bộ cơ cấu bà con họ hàng, đàn em vào các chức vụ để tiếp tục tham nhũng.
Báo Đại Đoàn Kết  ngày 7/7/2010 đăng bản tin nhan đề “Bài toán chuyển đổi nhìn từ Vinashin: Một ngoại lệ hay một tiền lệ"” đã ghi nhận tình hình rằng:
“Đồng loạt chuyển đổi
Theo Luật DN, bắt đầu có hiệu lực từ 1-7-2006 thì các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty cổ phần. Thời hạn chuyển đổi, tính từ lúc Luật có hiệu lực là 4 năm, tuy nhiên mãi đến thời điểm 19-3-2010, Chính phủ mới ban hành Nghị định 25/NĐ-CP về việc chuyển đổi và có hiệu lực vào ngày 5-5-2010.


Thế mà chỉ đúng vào ngày 30-6-2010, hơn 20 Tập đoàn, TCTy lớn có quyết định chuyển đổi: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Đáng chú ý nhất trong danh sách chuyển đổi là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập Đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Luật sư Phạm Hữu Huỳnh, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam gọi đây là một “quyết định hành chính đồng loạt”.
Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Quang A, dù các DNNN đã được chuyển đổi dần dần trong 4 năm qua, tuy nhiên, 20 Tập đoàn, TCTy lớn vừa chuyển đổi ngay trước “hạn chót” vừa qua có tỷ trọng tài sản chiếm tới 70-80% tổng tài sản của các DNNN.
Vì vậy, việc chuyển đổi ồ ạt, ngay trước “hạn chót” và gắn với tái cơ cấu vừa được coi là một lối thoát, một cuộc giải cứu cho các Tập đoàn, TCTy làm ăn thua lỗ, mất vốn Nhà nước. Trả lời báo Người Lao động: Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc tái cơ cấu Vinashin là: “Nhà nước đã chọn cứu Vinashin theo một cách dễ dãi nhất trong khi đẩy gánh nặng nợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp và suy cho cùng là người dân đóng thuế gánh”...”
Tác giả Phạm Thanh Sơn trên báo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần đăng lại trên báo Tuần Việt Nam, qua bài nhan đề “Tái cơ cấu hay “giải cứu” Vinashin"” cũng ghi nhận:
“...mấy năm nay Tập đoàn này đã có nhiều tai tiếng chung quanh chuyện nợ nần, hoạt động kinh doanh bung ra quá nhiều lĩnh vực trái ngành nghề với hơn 200 công ty con, công ty cháu...”
Điều ghi nhận, đại công ty đóng taù, nhưng lại tung hàng chục triệu đô ra mua tàu cũ của thế giới để về nằm ụ vì không chạy được.
Tại sao Vinashin phaỉ mua tàu cũng của thế giới" Có phải vì mua taù mới thì có giá sẵn trên bảng giá, khó tham nhũng, khó bơm giá lên được. Trong khi mua tàu cũ, thì nói giá bao nhiêu cũng không kiểm soát nổi, tha hồ bỏ túi. Thí dụ, xe Camry mới là 30,000 đô la, giá cố định trên bảng giá, trong khi mua xe  Camry cũ thì giá sẽ là từ 1,000 đô tới 19,500 đô, tha hồ mà hét giá để bỏ túi"
Tác giả Phạm Thanh Sơn viết là Vinashin đã mua ít nhất là 10 tàu cũ, nhất định không mua taù mới. Bài viết kể:
“...Vinashin cũng nổi tiếng là doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay vào việc mua sắm tràn lan và đầu tư tài chính thất bại nặng nề. Điển hình là việc mua con tàu mang tên Hoa Sen với khoản tiền lên tới 60 triệu euro nhưng sau đó không khai thác được phải neo đậu tại Khánh Hòa. Ngoài ra Vinashin đã dùng vốn vay quốc tế mua chín tàu cũ tuổi đời hơn 15 năm với tổng chi gần 200 triệu USD.
Nổi bật là những thua lỗ khi đầu tư vào cổ phiếu. Cụ thể công ty “mẹ” đầu tư mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt là 1.462 tỷ đồng, mua với giá 71.918 đồng/cổ phần, sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt. Nhưng vào thời điểm 7/9/2009, giá cổ phiếu của Bảo Việt trên sàn HoSE chỉ là 37.100 đồng. Tính ra thiệt hại của Vinashin vào vụ này khoảng gần 700 tỷ đồng và đã phải chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng Quản trị, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Nhiều công ty “con” cũng đi theo con đường này khi lăn xả vào đầu tư cổ phiếu. Chẳng hạn Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng dù nợ nần chồng chất nhưng cũng vay vốn ngắn hạn để mua cổ phần của các đơn vị trong tập đoàn số tiền trên 58 tỉ đồng...”
Thua lỗ tới 4.3 tỷ đô, chắc chắn không phải riêng một người trách nhiệm. Vì giao chức vụ nắm tập đoàn Vinashin, phải là người tin cậy, được Đảng CSVN cơ cấu sắp xếp. Vinashin sẽ được cứu, bởi vì mua taù cũ về nằm ụ từ nhiều năm trước còn không bị hỏi tội, lại được chia các dự án sang các tập đoàn khác để gánh nợ giùm, thì hiển nhiên chỉ là bị “kẻ xấu” trong Đảng quấy rối tiền Đaị Hội Đảng.
Thậm chí, báo Đaị Đoàn Kết kể chuyện mua tàu qua bài “Vinashin: Những con tàu nát” cho thấy:
“Vì sao một núi tiền ngân sách khổng lồ liên tục được ném ra cho Vinashin mua về những con tàu cũ nát"
Tàu Hoa Sen:
Đây là con tàu tai tiếng nhất và được báo chí nói nhiều nhất trong thời gian qua. Nó được Công ty vận tải viễn dương Vinashin mua vào tháng 11-2007 với giá khoảng 1.390 tỷ đồng. Khi mua, thực chất chỉ là một chiếc phà chạy biển (Ferry Boat) chứ không phải là tàu khách. Người trực tiếp sang Italya mua chiếc phà khoác mác con tàu này chính là Tổng giám đốc Vinashin Trần Văn Liêm và một nhân viên tên Đạt. Ngày khởi hành chuyến đầu tiên là 13-12-2007, nhưng chạy chưa được một năm, đến tháng 11-2008 thì ngưng hoạt động vì nứt đáy. Sau khi lên dock (bến, ụ tàu) tại Huyndai Vinashin Nha Trang thì phát hiện đã bị nứt đáy 2 lần từ trước khi về Việt Nam. Nguyên nhân của sự cố nứt đáy tàu được biết là do lỗi thiết kế sai...(...)
Hiện tàu Hoa Sen vẫn đang được neo đậu tại vùng biển miền Trung, trong tình trạng không thể tiếp tục khai thác và cũng không biết bán được cho ai. Nếu có, chỉ có thể bán... sắt vụn với giá thị trường thế giới không quá 100 tỷ đồng. Lương thuyền viên và bảo vệ đang bị treo nợ. Thiết bị trên tàu như vòi tắm, lavabo rửa mặt, vòi rửa tay, đèn, khóa cửa... có hiện tượng bị cạy lấy cắp đổi bằng thiết bị rẻ tiền, kém chất lượng.”
Chưa hết, nhiều taù khác cũng chờ bán sắt vụn, vì là “...đóng theo công nghệ quá cũ từ thập niên 50 thế kỷ trước, trên thế giới họ đã bỏ lâu rồi. Trị giá khi xuất xưởng là trên 400 tỷ đồng. 400 tỷ đồng để đóng mới một con tàu xong... để nằm im một chỗ, không chạy được...”
Người ta tin là sau Đaị Hội Đảng vào tháng 1-2011, các chuyện này sẽ được chìm xuồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.