Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

06/06/201000:00:00(Xem: 4923)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Sau khi, hầu hết đều đồng ý, hãy lên đảo đã rồi chờ liên lạc với cao ủy. Lên đảo, nên phải đếm người. Trẻ con người lớn cả thuyền 53 người. Họ dẫn đoàn người vào giữa đảo rồi tiến vào một căn nhà sàn tương đối rộng cho 53 người. Một vài hiện tượng và hình vẽ ngược xuôi trên vách, chứng tỏ đã có người Việt ở đây và đã rời đi lâu ngày rồi. Già một nửa căn nhà trên mặt nước, tôi bước qua một cái cửa ngó sơ qua cái bếp, một số các bà đang lúi húi đun nấu lại những thức ăn đã 6 - 7 ngày.
Bếp lạnh, tro tàn, lại không có củi, họ phải dùng những giấy gói đồ, nấu, đun lộn xộn. Ngay cạnh cửa sổ bếp, nhìn ra cái hẻm vịnh, thoáng bóng hai cô gái đang ngồi trên một cái bao tải áo quần.
Qua dáng dấp tôi đã biết cái cô trẻ hơn, có làn tóc dài óng mựơt là người, ngủ đã gác chân lên ngực tôi. Tôi cũng muốn nhìn xem mặt cô như thế nào" Tôi còn đang loay hoay không biết làm cách nào để thực hiện lòng tò mò của mình, một cách tự nhiên. Bỗng một bà có đứa con nhỏ, vẫn chơi với con chim "tị nạn" và đã cho gạo, quay lại thấy tôi; bà hỏi một cách sôi nổi:
- Con chim của anh đâu rồi"
Câu hỏi bất ngờ, làm tôi ngắc ngư, niềm hưng phấn được đặt chân lên đất liền, còn quấn quít, tôi hỏi lại như đùa vui:
- Bà hỏi để làm gì"
Câu hỏi lại của tôi, một giây im lặng, mọi người đều đỏ mặt, chính ngay cái bà hỏi, hai má cũng au lên mầu mận chín. Hai cô gái đều quay lại, mặt cô trẻ hiền mị (hiền lành, thuỳ mị) như con Đức Mẹ Đồng Trinh. Cái liếc 17 hơi cau lại lườm tôi, còn vương vãi mấy sợi tơ vàng trong khóe mắt. Hồn thập thò định bay đi, tôi nói một câu giải tỏa, mà không hiểu hết ý:
- Con chim đã bay theo đàn!
Bỗng xôn xao ngoài phía cửa, tôi chạy ra, hai người lính Indo đang khênh vào, môt bao tải gạo đặt ở giữa nhà. Chị Châu và nhiều người xô đến: Ông chúa đảo có nhã ý tặng tám chục ký gạo. Đây là của gia đình ông!
Như một luồng sinh khí cho người suy nhược, cả thuyền vui như đón ngày mồng một Tết. Cả nhà kéo ra cửa, để tiễn hai người Indo, thay cho lời cảm ơn nồng nhiệt. Người lính gác cửa và giữ an ninh, đôi mắt sáng lên long lanh, như chìm vào nỗi hân hoan, của con thuyền buồm.
Bác Bang kéo hai thanh niên vào đống đồ từ dưới thuyền chuyển lên, lôi ra hai cái nồi nhôm lớn. Mọi người quyết định, ngay chiều nay sẽ nấu hai nồi cơm, mỗi nồi 10 kg gạo, ăn để bù lại 6 - 7 ngày đói khát thất thường. Những cá nhân, hay gia đình còn chút đồ ăn nào, đều tự nguyện đóng góp. Người thì ít cá khô, người thì chút tôm kho, hay thịt muối v.v…
Một bữa cơm ngay tại sàn nhà, tôi nghĩ rằng khó tìm hay tạo được một bữa cơm, nhiều nghĩa tình, nhiều niềm hưng phấn, như bữa cơm hôm đó, trong tương lai đối với tất cả mọi người trong thuyền. Được biết họ chỉ cung cấp muối ăn, còn gạo, củi, con thuyền buồm tị nạn, hãy lo lấy cho mình.
Tuy ngôn ngữ bất đồng, tiếng Anh tiếng U của cả những người lính gác, cũng như trong thuyền như cóc kêu, thỉnh thoảng khọt khẹt một vài tiếng. Chúng tôi cũng hiểu một chút giá sinh hoạt: một lượng vàng 400. 000 Rupias (tiền Indo) 12 đ ở đây ăn 1đ VN, 100 dollars là 80.000 rupias.
Cái mà tôi tò mò, băn khoăn đầu tiên: những cỏ, hoa, cây cối, cảnh vật có khác gì với quê hương của tôi không" Vì thế, ngay từ lúc đi theo hàng, lần lượt vào ngôi nhà sàn, tôi đã sà xuống mé cửa, lấy tay lật, vuốt mấy ngọn cỏ dại để ngắm nhìn.
Những đám trẻ con người lớn Indo, kéo đến nhìn chúng tôi. Họ thường có nước da mầu nâu nửa bạc, cũng lếch thếch, lôi thôi như trẻ con Việt Nam thường xử dụng, chân không giầy, dép. Để giải quyết vấn đề quan trọng bậc nhất cho cả con thuyền, mấy thanh niên và đàn ông, lật vài miếng ván phía sát vách của căn nhà sàn, che chắn, tạm một chỗ cho mọi người, nhất là các bà, các cô giải quyết tự do xuống dưới biển.
Cũng đôi lúc tôi không yên lòng, ra vào thỉnh thoảng, lại va chạm vào cái lườm 17 như có điện từ, tôi đã được biết tên cô là Hằng, và người chị là Hoài, thuộc một gia đình công chức thương gia ngày xưa, quen biết về phía vợ chồng Phạm Lộc & Liên.
Một cái giếng rất to ở giữa một vườn dừa rộng. Dừa Indo thật là nhiều và cao lêu nghêu như những cây phướn ở quê nhà. Nhìn những chùm qủa dừa, mầu nâu da bí ngô, mãi tít trên cao lộng gió, như nhìn mây bay ở trên trời. Chiếc giếng cách nhà khoảng 200 mét, hầu hết đàn ông, con trai tắm giặt ban ngày; đêm khuya dành cho đàn bà con gái.
Đến ngày thứ 5 thứ 6 thì hết gạo và thức ăn cũng chẳng còn. Những người có điều kiện gia đình còn cầm cự, tôi và một số đông các cậu, ruột gan nóng rát vì ngày nào cũng sát muối. Nhìn xuống chỗ đi cầu, dưới làn nước biển trong xanh, những khi thủy triều xuống, lảng vảng có những con cua bể to nhỏ, đến tìm hơi của lạ.
Khó khăn đẻ ra sáng kiến, đó là lẽ sinh tồn của mọi sinh vật. Mấy cậu lần mò, hý hoáy dùng chỉ buộc vào một tép tôm khô, thả xuống, mấy chú cua tranh nhau tìm của lạ. Các cậu, hò reo kéo con cua lên, nhưng cứ lưng chừng, lại rơi trở lại biển. Thấy thế tôi lấy một cái nón của các bà, thò xuống, một cậu lại kéo con cua lên, tôi lẹ làng hấng lấy trước khi con cua nhả mồi rơi xuống. Hôm đó, bắt được 5- 6 con, các bà giã nát ra trộn muối rang thành một món ăn, làm mở to mắt, mỗi khi ai được nếm thử.
Tuy đói, tuy thiếu, nhưng nét mặt của mọi người luôn luôn hân hoan, hưng phấn. Điều này đã chứng tỏ hùng hồn: Thà đói, thiếu mà tự do, còn hơn ăn no mà phải làm nô lệ, mất hết mọi quyền tự do.
Sáng hôm nay, tôi và cậu Thiện đi lang thang ra khu vườn dừa, do tính xục xạo, tò mò thích tìm những cảnh lạ của thiên nhiên, tôi rẽ xuống một cái hũng rậm rạp, toàn dừa non. Thoáng thấy một cây thánh giá đã gẫy cánh trái, bằng một thanh dừa khô, có hàng chữ Nguyễn V... tôi suy đoán, có thể là Nguyễn Văn... chẳng có ngày tháng.
Trở về hỏi những người lính gác an ninh, tôi được biết sơ sơ. Chuyến tầu trước, có một ông Việt Nam, đến đây gần một tháng bị té dừa chết, họ đã chôn ở dưới một cái hủng. Tôi hiểu cũng như hiện nay tâm trạng mọi người, hàng trăm thứ lo lắng nhét đầy trong óc, còn tâm hồn đâu nghĩ dến những chuyện không trực tiếp"


Ngày hôm sau, tôi lại rủ Thiện mò đến chỗ cây thánh giá gẫy một lần nữa. Như thể hiện một chút nghĩa tình, của người cùng một nước. Ông hay anh Nguyễn Văn... đã bỏ nước, bỏ nhà, bỏ người thân ra đi.... để rồi đã nằm xuống nơi một hòn đảo hẻo lánh không người biết. Bố mẹ anh, vợ con, người thân của anh có biết không" Hay vẫn tháng năm mòn mỏi đợi chờ, tin tức người ấy trở về" Đau thương nghiệt ngã này do đâu"
Hôm nay những con cua bể, có thể đã khôn ra, hay chỗ đó chỉ có mấy con, mấy giờ đồng hồ mà chỉ câu được có một con. Mấy ngày sau, ông thiếu úy trưởng an ninh, mang lệnh của chúa đảo đến: Do sự phản đối của người dân đảo, và sự an ninh. Từ nay: 11-12- 82, buổi sáng 2 giờ (từ 8:00 đến 10:00 giờ), nam nữ ra giếng tắm giặt, kiếm củi, sinh hoạt. Buổi tối 1 giờ, (từ 8:00 đến 9:00 tối): Chỉ dành cho phụ nữ tắm giặt. Toàn thuyền phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Từ hai ngày hôm trước, do đóng góp của toàn thuyền, đã nhờ được chúa đảo mua cho một tạ gạo, giá 80.000 Rupias. Tối hôm qua, tôi và cậu Thiện mò mẫm sang mãi phía Đông, chỗ có một chòm xóm, nơi có một cửa hàng tạp hóa duy nhất của đảo.
Cửa hàng vì không có bảng hiệu nên không thể phân biệt, với nhà khác bên cạnh. Một căn nhà cửa mở, vào bên trong, giữa nhà có một số kẹo, bánh đựng trong những cái chĩnh sành, một ít khoai tây, rau v.v… để trên một cái sạp gỗ ở giữa nhà. Khách vào xem, chỉ có tôi và cậu Thiện, tôi có nửa cái nhẫn marié cần gạ bán, để có tiền đóng góp mua gạo.
Rất may, người chủ hiệu có thằng con trai 17 tuổi, học ở một trường trung học bên BRUNEI về nhà, trong dịp nghỉ nửa tháng, cậu này cũng bập bẹ tiếng Anh bằng tôi. Lúc đầu phải ngoáy tay, nhắc đi nhắc lại một chữ nhiều lần, nhưng dần dần đã hiểu nhau.
Nói về tiếng Anh, tiếng U của tôi, nó cũng nổi trôi với cuộc đời của tôi nhiều chặng. Tôi nhớ khoảng 1957- 59, do từ người bạn Nguyễn Vĩnh Lý, tôi đã chơi bạn bè Pen- Pal Corresponding địa chỉ cái Club này ở Đan Mạch. Vì vậy, tôi đã có mấy người bạn ở Mỹ, Nhật, Anh.
Khi đó thì tôi miệt mài say mê, với thư từ chữ nghĩa, chứ chưa hề nói chuyện với một người Anh, người Mỹ nào. Mãi tới đầu 1960 do những kéo, đẩy của nghề nghiệp, tôi phải tiếp xúc với Brown, Dale, và Harry v.v… Rồi bị tuột tay, chìm nghỉm vào miệng con Hồng Tuộc. Tôi tự xác định, không chết sớm thì cũng chết muộn, ở trong mồm của nó. Nên suốt 20 năm tôi đã buông rơi, nếu không nói là giũ, vẩy, gần sạch cái thứ "tiếng lai căng", không phải của cha mẹ đẻ, cho nó nhẹ người. Cho nên, nếu còn sót tí nào, là nó bị kẹt, bị vướng lại, khi tôi giũ mà thôi. Tôi đâu có nghĩ có ngày, tôi lại phải đi bòn mót, nhặt nhạnh nó trở lại để sinh tồn"
Cuối cùng tôi đã bán nửa cái nhẫn, được 20.000 Rupias. Một điều đã gây một ấn tượng hằn sâu, vào ký ức của tôi. Cũng buổi tối ấy, tôi đã đờ đẫn nhìn những hình ảnh trong chiếc ti vi mầu. Từ xưa suốt ở Sài Gòn, rồi tù đày ở miền Bắc, tôi chỉ nhìn hình ảnh trắng đen của truyền hình.
Tôi không thể tưởng tượng được, con người và cảnh vật ở ti vi mầu nó lại tươi đẹp, đến như vậy. Nhìn hình ảnh của ông tổng thống Shoharto, và đoàn tùy tùng của Nam Dương đẹp như những ông bà tiên, trong tưởng tượng. Tôi đứng ngây ngất ngắm nhìn Ti vi, tôi chẳng hiểu họ nói gì, tôi chỉ ngắm con người và cảnh vật, xe cộ của thành phố Jakarta.
Đầu óc tôi miên man nhớ lại trước thập niên 1970, tình hữu nghị của Hồ Chí Minh với Shokarno sôi nổi gắn bó. Đài Hà Nội khi ấy, ra rả ngày đêm ca ngợi Shokarno như một vị anh hùng, của những nước trung lập không liên kết. Tưởng như Mao Trạch Đông sẽ nhuộm đỏ Nam Dương đến nơi, không ngờ tướng Shoharto bất ngờ đem quân đội đè bẹp, tận diệt đám Tầu Cộng ở Nam Dương, mở ra nước Cộng Hòa như ngày nay.
Cả ngày hôm qua, 4- 5 cậu mà chỉ câu được có hai con cua. Năm mươi ba người hầu như chỉ còn muối, mà không có hơi cua, tính xục xạo thích làm những việc ít hay chưa ai làm, đã thúc giục tôi. Tôi lách rồi chui xuống sàn, dùng tay để bắt những con cua có kinh nghiệm, đưa mồi đến miệng nhưng nhất định nó không cắn nữa.
Thủy triều càng cạn dần, tôi bảo các cậu buộc dây thả xuống cho tôi một cái thùng 20 lít vẫn đựng gạo. Say sưa mải mê, săn tìm những con cua trong những hốc đá, hay trong hang lỗ chỉ còn từng vụng nước nhỏ, nước chỉ tới đầu gối. Hơn hai giờ sau, tôi đã xách thùng về với hơn hai chục con cua, có những con to cả kí lô. Hẳn ai cũng biết cua bể của Thái Bình Dương, khác hẳn với cua bể Đại Tây Dương.
Cua Thái Bình Dương mầu xám xanh, hai gọng cái to và nhọn hoắt, rất nhanh và dữ. Chính những người lính Indo, cũng không tin ai dám dùng tay, để bắt những con cua bể ở dưới nước hay trong hang" Nhiều người lính Indo đã đi theo tôi, để nhìn tận mắt, và vì vậy, mỗi ngày khi nước thủy triều xuống, họ chỉ cho tôi và cậu Thiện xách thùng đi theo, được ra ngoài.
Dù tôi cũng có một chút kinh nghiệm, nhưng những con cua bể qúa nhanh, qúa dữ nên tay tôi cũng bị nhiều lần ra máu. Một lần tôi vẫn còn nhớ chi tiết: Một chiếc thuyền vỡ, cũ đã chìm ở một ven bờ, nước thủy triều xuống chỉ còn xăm xắp dưới đáy.
Tôi biết bên dưới sẽ có nhiều hang cua, nước còn đến gần đầu gối. Tôi cúi xuống, luồn tay vào một cái hang, một con chộp cắp, vào hai ngón giữa và đeo nhẫn. Khi nó đã cắp, tay mà nhúc nhích nó càng nghiến chặt hơn, vậy chỉ còn cách chịu trận đứng yên rồi nghe, chờ thấy nó hơi nhẹ nghiến (vì nó cũng mỏi) giật mạnh tay ra. Nhưng con cua này, không biết to bao nhiêu, nó cắp tay trái của tôi rồi, lại cứ lôi sâu vào trong hang.
Người tôi thì cúi, hai chân chịu trận hàng mười phút, con cua lại cứ lôi tay tôi vào tiếp. Lưng mỏi, tay đau, lại không được nhúc nhích, tôi nổi máu liều, tay phải tôi xục xuống đất cát, lựa thọc vào phía trong hang, rồi xục tay lên. Mục đích để chặn không cho con cua kéo tay tôi, vào thêm nữa. Không ngờ, có một con khác, không hiểu vợ hay chồng của con đang cắp tay trái, nó cắp ngay ngón trỏ và ngón cái, tay phải vừa đau, hai chân mỏi qúa, tôi phải khuỵu qùy xuống nước. Hai tay chịu trận hai con cua cắp, mặt tôi cố ngửng lên để mũi không gục xuống nước.
Biết cậu Thiện đứng ở trên bờ, nhưng không ai cứu được tôi lúc này cả. Vả lại, cậu Thiện hay ai dám thò tay vào với cua bể" Tôi đã nhìn thấy máu loang ra nước nhưng vẫn phải cằn răng, không dám động đậy.
Hơn hai chục phút, tôi nghe ngóng con tay trái cắp mãi, chắc cũng đã mỏi, nó lơi lỏng, tôi giật mạnh tay ra. Lấy tay ra khỏi nước, mà máu vẫn rỉ chảy có giọt. Con tay phải hơi nhẹ nghiến tôi lại giật được ra, nhìn hai tay đều bị chảy máu, nhưng lòng tôi khó chịu lắm. Hai tay bị thương, mà hai con cua vẫn không bắt được. Cậu Thiện ái ngại nhìn tôi, cản lại:
- Thôi anh ơi! Đi bắt con khác!
Tôi nhìn thoáng thấy một thanh gỗ con mục, dài đến 50 phân, tôi chạy đến, cởi phăng cái áo của tôi, dùng thanh gỗ giấn, chẹt lấy phía cuối hang cua. Áo cuốn tay, thò vào, sau vài phút, tôi đã lôi được cả hai con cua chồng vợ vào thùng. Hai con cua đang thời kỳ sung mãn, mẩy chắc nịch, mầu đất sét.
Khi về nhà cả thuyền vây đến coi. Giữa sàn, tôi bắt hai vợ chồng con cua, ra ngoài trình diện. Mấy cậu thanh niên đi ba ta, đi dép, lấy chân định đè nó xuống sàn, nhưng nó nhanh như cắt, đã chộp lấy dép, lấy ba ta, làm các cậu giật hất tung cả giầy, dép ra sàn. Các cậu và nhiều người, không nghĩ là nó dữ và nhanh, như thế. Đấy là ở trên bờ, khi nó đã bị bắt, chứ dưới nước như hổ ở trong rừng, là đất của nó, nó còn hống hách làm tàng, đến độ thế nào. Các bà, các cô và trẻ con chạy vón, dạt vào sát vách. Một cái tay phía sau để nhẹ vào vai tôi:
- Bình bạo gan thật!
À! Ra anh Trường! Không ngờ có anh Trường trong thuyền, hôm nay tôi mới gặp, tôi quay lại cầm tay anh vồn vã:
- Bạo gan làm sao bằng anh được" Có chị và các cháu không"
Mặt anh buồn rười rượi, lắc đầu, chúng tôi đã kéo nhau ra phía sau hàn huyên nỗi niềm. Đầu tôi luẩn quẩn một ý nghĩ xanh mầu trời: "Một người đã lách ra khỏi bùa mê, thuốc lú, độc dược, của con Hồng tuộc".
Hai tay của tôi máu vẫn còn rỉ ra, các bà đưa ra một sáng kiến, sẽ khâu cho tôi một cái túi tay, bằng vải dầy, đôi tay của tôi đã bị nhiều vết sứt sẹo do cua cắp. Có thể do máu của tôi lành, phần khác nước biển mặn, diệt trùng nên chỉ một vài ngày là khỏi.
Dù chưa khỏi sưng, khỏi đau, ngày nào nước thủy triều xuống tôi vẫn đi bắt cua. Tự nhiên tôi trở thành một người giải quyết thức ăn cho cả con thuyền. Nhiều cậu, nhiều bà thường đùa vui gọi tôi là "vua cua" rồi trở thành cái tên ở trong thuyền. Các bà, các cô làm đủ mọi kiểu: Rang muối, luộc, nướng, cắt ra từng miếng đập dập v.v…. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.