Hôm nay,  

Truyện Ngắn: Người Và Kiến

24/01/200500:00:00(Xem: 5334)
Cắt sân cỏ xong tôi ngồi xuống thềm cửa hút thuốc để lấy lại sức. Tôi có cái thói quen riêng là mỗi lần cắt cỏ xong mồ hôi nhễ nhại và thở hồng hộc tôi ngồi bệt dưới bóng mát hít một điếu thuốc tự nhiên cảm thấy khoẻ và tôi muốn kéo dài giây phút ấy.
Đang tận hưởng giây phút tuyệt vời ấy, bất chợt tôi thấy một đàn kiến lửa nối đuôi nhau con ngược con xuôi dọc chân tường hiên nhà tôi. Tôi toan đứng dậy kiếm bình thuốc, xịt cho chúng một trận nhưng sợ hút thuốc hết ngon nên lại thôi. Tôi rất ghét kiến, mỗi khi thấy chúng là tôi tìm cách tiêu diệt liền. Tự nhiên hôm nay tôi lại nổi tánh tò mò, nhẩn nha chăm chú theo dõi sự di chuyển của chúng, một việc mà tôi không làm trong đời.
Đàn kiến nối đuôi nhau hàng hàng lớp lớp xuôi ngược cả hai chiều, lâu lâu có hai con bò ngược chiều chạm đầu vào nhau một cái rồi lại đường ai nấy đi. Cũng có khi hai con chụm đầu nhau, như thầm thì điều gì một lúc, rồi con nọ quay đầu lại bò cùng chiều với con kia.
Bỗng tôi để ý đến nhóm bốn con đang ì ạch khiêng một hột gì to hơn hột gạo. Hai con bò giật lùi kéo, hai con bò tới đẩy. Cái hột to thế mà sao chúng cũng rinh lên được và từ từ tiến bước. Tuy hơi chậm, đôi khi khập khà khập khiễng nhưng cái hột vẫn không rơi. Thỉnh thoảng có con khác đi tới, cụng râu, nhấp cái đầu một tí như hỏi điều gì rồi cũng ghé vào khiêng tiếp sức. Khiêng đi được một quãng thì có con khác ghé vào thay, có con buông buông ra đi ngược trở lại hoặc bò vượt tới trước như đang chạy vội đi lo chuyện gì khác.
Ở một đoạn khác, cả một nhóm vài chục con đang ì ạch khiêng xác một con cào cào. Xác lớn quá lâu lắm mới nhích tới được một tí. Có điều khôi hài là khiêng cái xác vĩ đại như vậy mà một lũ kéo, một lũ đẩy, còn một lũ lại... bò lên trên cái xác con cào cào cho nặng thêm, chẳng hiểu để làm gì, chẳng lẽ chúng rỉa bớt thịt đi cho đỡ nặng"
Cũng có con một mình một miếng gì đó bò phom phom còn đa số là bò mình không. Rộn ràng như mở hội vậy mà không thấy chúng cắn nhau hay giành giựt gì cả, gặp nhau còn chúi đầu vào nhau như chào hỏi rất tử tế...
Đang mải mê coi kiến bò thì Yến đi ra lớn giọng làm tôi giật mình:
- Ối giời ơi! Anh có khùng không" Cắt cỏ xong rồi thì vào tắm rửa còn nghỉ chứ giờ ngồi đó mà chơi với kiến à"
Tôi ngoắc Yến lại bảo:
- Em lại mà coi tụi kiến sinh hoạt này. Em để ý mà coi. Con kiến nào cũng vậy, khi đi ngược chiều gặp nhau chúng đều gật đầu chào nhau một cái rồi mới đi. Không như người mình khi gặp nhau mắt cứ trợn chừng như người khác nòi giống... Không tin em cứ ngồi yên nhìn kỹ mà coi.
Yến gắt:
- Thôi đi ông. Bộ hết chuyện rồi sao mà so người với kiến" Quen mặt nhau đây mà khi gặp nhau họ còn vênh mặt lên kên chứ ở đó mà chào hỏi. Triết lý làm gì cho mệt không biết. Thay vì vào lấy bình thuốc ra xịt cho chúng chết đi thì lại ngồi đó mà ngắm. Gàn gì đâu ấy.
Tôi vội cản:
- Khoan đã! Em lại đây mà coi. Bốn con kiến này đang khiêng cái hột gì đây này. Lâu lâu có con đi tới ghé vào khiêng để cho con kia đi. Có điều anh không thể phân biệt con nào làm chủ cái hột này, con nào chỉ khiêng giùm vì con nào cũng giống con nào.
Yến ngán ngẩm:
- Trời ơi hết chuyện chơi rồi à" Của con nào thì kệ nó chứ mắc mớ gì tới anh. Chẳng cần nghiên cứu tôi cũng biết là chúng tha về tổ để cùng chia nhau ăn chứ của riêng con nào.
- Đấy em thấy không! Chúng khác người mình là ở chỗ đó. Thay vì mấy con khác nhào vào giằng mẹ nó đi thì mấy con này làm gì được"
Yến coi bộ hết kiên nhẫn:
- Bữa nay ma nhập hay sao mà anh vớ vẩn thế. Nó bé thế kia thì đâu có lòng dạ như con người mà tham sân si tranh giành ghen ghét. Không ăn được thì phá, thấy người hơn mình thì ghen lồng lộn lên rồi hiềm thù nọ kia...
Tôi giải thích cho Yến nghe:
- Bây giờ em cứ tưởng tượng em là người khổng lồ, nhìn xuống con người chúng ta thì mình cũng có khác gì bầy kiến. Chỗ nào cũng thấy lúc nhúc, kẻ tới người lui, khi tụm năm lúc tụm ba, khi thì tụ lại một đám đông, lúc cúi chào bắt tay nhau, lúc chửi nhau.v.v... Anh không hiểu tụi kiến nó có giống người mình không. Nhưng chắc chắn là chúng không đạp lên đầu nhau giành giựt như người mình. Đây này em nhìn kỹ mà coi. Hàng hàng lớp lớp không có con nào cắn nhau hết. Có một điều anh chịu thua là nếu chúng có chửi nhau thì anh chẳng thể nghe thấy được.
Yến phì cười:
- Anh làm như kiến cũng giống như mấy ông lãnh tụ hay mấy ông nhà văn nhà báo không bằng. Nó làm gì có mồm to họng lớn đâu mà chửi nhau. Ngoài việc đi kiếm mồi về chia nhau ăn chứ chúng có làm gì gì khác mà chửi nhau. Rõ chán!
Tôi chợt nhớ ra một điều, vội cãi lại:
- Chắc có chứ. Người ta nói kiến hay ong cũng có ong chúa, kiến chúa. Nhưng ong chúa may ra còn thấy chứ đã có ai thấy kiến chúa chưa nhỉ. Nếu có con chúa thì chắc chúng cũng phân chia chức nọ chức kia để mà cai trị nhau chứ không làm sao mà chúng sống trật tự như thế này"
Yến nổi xùng:

- Thôi đi ông. Kiến làm sao biết chửi nhau. Kiến không biết tự vẽ bùa để mà đeo. Chỉ có người mới biết vẽ bùa để mà đeo rồi chửi nhau. Để tôi vào lấy bình thuốc ra xịt cho chúng một trận là xong chuyện không thì chúng đục nhà ra đấy. Ở đó mà triết với lý.

Yến bỏ vào nhà, tôi mồi thêm một điếu thuốc nữa và thầm mong Yến đừng có ra vội để tôi "nghiên cứu" thêm về tụi kiến này. Chúng đâu có biết là chúng sắp gặp thảm họa. Yến chỉ xịt một phát là chúng quay cu lơ không kịp thở. Quả đúng như các cụ thường nói: con sâu cái kiến. Mấy người dân thấp cổ bé miệng khi bị quan quyền áp chế thường lậy lục: "Thân phận chúng con là con sâu cái kiến xin quan lớn thương cho thì nhờ tha cho thì sống..."
Yến đi ra tay cầm bình thuốc giết kiến, tay cầm điện thoại:
- Có điện thoại của cụ Phán này anh.
Tôi vừa nói A lô thì cụ Phán đã tuôn ra một tràng:
- Này ông này. Ông có biết cái thằng cựu hội trưởng hội "Đoàn Kết Như Băng" nó giở thói bịp không. Nó xuống rồi mà nó không chịu buông ra. Năm rồi nó quyên góp được bao nhiêu tiền cũng chẳng giao lại gì cả. Có hỏi thì nó bảo đó thuộc về riêng một nhóm của nó chứ không phải của hội. Bây giờ làm sao đây ông"
Tôi cười khành khạch:
- Ai bảo cụ vào cái hội của nó thì cụ rán mà chịu. Người ta nói rằng thằng này làm nhiều chuyện đáng ngờ lắm các cụ không nghe. Hễ ai nói động tới nó thì các cụ cho là người ta phá hoại. Bây giờ các cụ trắng mắt ra thì chỉ có đi kiện củ khoai.
Cụ Phán phàn nàn:
- Thôi mà ông. Bây giờ nó xẩy ra như vậy tôi mới hỏi ý kiến một tí mà. Tưởng có cụ Tiền ngồi đó thì chúng nó đâu dám làm bậy. Ai ngờ cụ Tiền cũng theo hùa với nó. Đàn anh đàn iếc gì mà thật tệ. Ngày xưa cũng là ông nọ ông kia.
Tôi cười thương hại:
- Thôi cụ ơi. Thời buổi này hình như da mặt người ta cứng như mo rồi cụ nói nhân nói nghĩa làm gì. Ăn ngược nói xuôi, Ăn không nói có trên giấy trắng mực đen mà người ta còn làm được thì nói chuyện gì khác. Chẳng lẽ các cụ đi chửi nhau tay đôi với chúng à.
Cụ Phán còn cố than vãn:
- Thiệt giờ chả biết tin ai. Bao nhiêu năm nó cứ ngon ngọt là của ít lòng nhiều, kiến tha lâu cũng đầy tổ, mà giờ chưa đầy tổ nó lại sang đoạt trước mắt mình mới tức chứ.
- Thì các cụ vạch mặt chỉ tên, phơi trần nó ra cho mọi người thấy để người ta khỏi bị bịp nữa. Khốn các cụ cứ sợ bứt giây động rừng hoặc mũ ni che tai mặc kệ ai "xông pha" có bị hòn tên mũi đạn thì các cụ đứng đó ngó thì trách ai bây giờ.
Thấy tôi không có lời khuyến khích gì lạc quan cụ Phán coi bộ thất vọng:
- Mấy chục năm rồi vẫn bát nháo như thế này mà cứ đòi giải phóng quê hương thì thật là xấu hổ.
Tôi chòng (chọc) cụ Phán:
- Ối xời ơi! Thời buổi này có còn ai biết xấu hổ nữa đâu mà cụ nói xấu hổ. Nếu biết xấu hổ thì chúng ta đâu đến nỗi thế này. Vả lại cụ nói vậy thì tôi biết vậy chứ tôi biết thực hư ra sao. Nhiều khi các cụ tranh giành cãi cọ rồi cứ "có ít xít ra nhiều" làm cho những người thực lòng nản chí thì tội lắm đấy.
Cụ Phán kèo nài:
- Thế nhất định ông không có ý kiến gì thiết thực hơn à"
- Tôi nói thế là thiết thực chứ cụ đòi như thế nào mới là thiết thực. Các cụ không đoàn kết, cứ mỗi cụ một ý, nay ủng hộ thằng này, mốt ủng hột thằng kia, chính các cụ còn không bảo được nhau thì làm sao đánh được kẻ thù" Hoặc là các cụ đưa nó ra toà, hoặc là các cụ làm bài lại. Chỉ có thế.
Cụ Phán phẫn nộ:
- Ừ ông nói đúng! Chứ đâu để nó ăn không của mình được. Các ông phải giúp chúng tôi nhá.
Tôi mát mẻ:
- Cụ à! Khi các cụ vui vẻ thì chẳng thấy cụ nào gọi tôi. Khi ăn không vô ị không ra thì mới gọi là làm sao"
Cụ Phán cười tì tì:
- Thì đời nó thế mà ông. Ông sinh ra phải mang cái nghiệp đó thì rán mà chịu chứ làm sao. Ông thường nói dù thế nào mình cũng vẫn phải cố gắng. Tôi nghe ông nên tôi cũng đang cố gắng đây... Thôi chào ông nhá. Có gì tôi gọi lại.
Nói chuyện xong với cụ Phán tôi quay lại thì thấy Yến đang chổng mông theo dõi bọn kiến coi mòi còn say mê hơn tôi nữa. Tôi vỗ đến đét một cái vào cái chỗ để vỗ của nàng rồi nói:
- Có gì mà ngó mê mệt dữ vậy.
Yến hớn hở:
- Anh coi này. Tụi nó tha cái xác con cào cào được hơn một gang tay rồi hay thiệt.
Tôi nhăn nhở:
- Tụi nó tha được như vậy chứ người mình hò dô ta rát cổ có khi chẳng nhúc nhích gì cả.
Yến không để ý câu nói của tôi chuyển đề:
- Cụ Phán nói chuyện gì vậy"
- Cụ nói rằng cụ Tiền và thằng đệ tử bịp cái hội của các cụ. Bao nhiêu quyên góp để mua nọ mua kia bây giờ té ngửa ra thày trò nó nắm hết bảo các cụ hội viên không có quyền gì hết.
Yến thở dài thườn thượt:
- Đã bị bịp mới phải qua tới đây mà chúng lại bịp cả người già thì thật là tồi tệ. Thật không bằng còn sâu cái kiến...
Tôi bảo Yến:
- Mình đâu biết hư thực ra sao mà đã kết án, cái buồn là cứ mỗi khi nhóm lại làm một việc gì mà có dính đến tiền bạc thì có cãi nhau rồi thành bè phái băng đảng bôi nhọ nhau. Có người không làm gì cả nhưng khoái chê, có người hăng hái làm nhưng cứ làm theo ý riêng mình nên dễ tạo sai lầm, có người khi bất mãn thì đả kích cho bằng thích, cho nên nhiều khi chả hiểu nó ra làm sao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.