Hôm nay,  

Thời Sự Úc: Mùa Bầu Cử 2010

10/01/201000:00:00(Xem: 2888)

Thời sự Úc: Mùa Bầu Cử 2010! - Hoàng Đ.Thư

Năm 2009 quả là một năm đầy sóng gió trên chính trường Úc- ở cả hai cấp liên bang và tiểu bang. Và năm 2010 này chắc chắn cũng sẽ khiến cho cử tri Úc xấc bấc xang bang chẳng những vì chiến dịch vận động bầu cử liên bang, mà còn vì nhiều cuộc bầu cử tiểu bang. Thế nhưng, liệu tình hình có sáng sủa hơn cho nước Úc hay không" Liệu các chính phủ tiểu bang có thể bị thay đổi hay không" Để biết rõ thêm về vấn đề này, xin mời qúy độc giả theo dõi bản lược dịch bài phân tích của ký giả Peter van Onselen tựa đề “A Long March For Voters This Year- Một Cuộc Vạn Lý Trường Chinh Cho Cử Tri Trong Năm Nay”, được đăng tải trên nhật báo The Australian ngày 2/1/2010 vừa qua.

*

Đối với rất nhiều người dân Úc thì trước mặt là một hành trình dài dằng dặc hướng về nhiều cuộc bầu cử. Vận mệnh của cả một thập niên tới đây sẽ được uốn nắn từ ít nhất là 4 cuộc bầu cử tiểu bang và cuộc tổng tuyển cử liên bang trong vòng 12 tháng kể từ tháng 3/2010.
Nếu đảng Lao động có thể giữ được chính quyền tại phần lớn các tiểu bang, và đồng thời triển khai tận lực lợi thế của họ trên chính trường liên bang thì họ sẽ tạo một áp lực nặng nề cho đảng Tự Do, vốn đã bị căng thẳng tột độ về tài chánh lẫn ý thức hệ. Thêm vào đó, phe nào thắng được các cuộc bầu cử liên bang lẫn tiểu bang cũng sẽ tạo được ảnh hưởng sâu đậm về đường lối theo đuổi các chính sách, cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa liên bang và tiểu bang- hợp tác hoặc tranh giành từng li từng tí.
Chính phủ các tiểu bang Tasmania, Nam Úc, Victoria- có nghĩa là phân nửa tổng số các chính phủ tiểu bang- và chính phủ liên bang sẽ phải đối diện với cử tri trước khi năm 2010 qua đi. Thêm vào đó, chính phủ của tiểu bang rộng lớn nhất nước Úc là NSW, cuối cùng cũng sẽ phải để cử tri định đoạt số phận của họ vào tháng 3/2011, lúc đáo hạn nhiệm kỳ cố định, sau một khoảng thời gian dài bực dọc vì những sự tranh giành mang tính cách phe phái nội bộ của đảng Lao động. Lần cuối cùng có thật nhiều cuộc bầu cử được tổ chức trong khoảng thời gian một năm là năm 1996. Vào thời điểm ấy, người dân Tasmania tái tín nhiệm chính phủ Tự Do của thủ hiến Ray Groom vào tháng Hai trước khi cử tri toàn quốc hất cẳng chính phủ Lao động của thủ tướng Keating vào tháng Ba để trao chính quyền cho phe liên đảng bảo thủ của John Howard. Cũng trong tháng Ba ấy, cử tri Victoria tiếp tục ủng hộ thủ hiến Tự Do Jeff Kennet và đến tháng Mười Hai thì cử tri Tây Úc cũng tiếp tục trao thủ hiến Tự Do Richard Court quyền lèo lái tiểu bang này.
Trong năm 1996 có bốn cuộc bầu cử và chỉ có một sự thay đổi chính đảng cầm quyền. Kết quả tương tự có thể xảy ra trong năm nay. Quả thật là quá nhiều sự ầm ĩ cho một sự thay đổi chẳng là bao. Tuy nhiên, một chính phủ mới đắc cử một nhiệm kỳ, và rất được lòng dân, dưới sự lãnh đạo của TT Kevin Rudd khiến cho người ta tin rằng sự thay đổi chính phủ sẽ không xảy ra ở cấp liên bang, bởi vì từ 1931 đến nay không có một chính phủ nào mới nắm quyền có một nhiệm kỳ bị thấ cử cả.
Nếu có sự thay đổi thì nó sẽ xảy ra ở tiểu bang bé nhỏ nhất là Tasmania. Chính phủ Lao động của thủ hiến David Bartlett đã bị mất đi hai vị phó thủ hiến và bị quá nhiều xì-căng-đan. Vị thủ hiến tương đối mới mẻ này hiện đang cố gắng thúc đẩy thông qua nhiều biện pháp ngân sách khó khăn vốn không được dân chúng ưa thích hầu củng cố lại nền tài chánh của tiểu bang. Ngay cả với hệ thống bầu cử theo tỷ lệ (proportional electoral system)- mệnh danh là hệ thống Hare-Clark- vốn thường mang đến nhiều lợi thế cho các đảng thuộc cánh Tả, đảng Lao động có lẽ khó lòng thắng được nhiệm kỳ thứ tư.
Ở Nam Úc và Victoria, có lẽ cái đa số vững mạnh của Lao động sẽ bị giảm thiểu, tuy nhiên hầu hết các chuyên gia phân tích chính trị tin rằng sẽ không có chuyện gì khác xảy ra ngoài chuyện này. Trong lúc thủ hiến Nam Úc Mike Rann bị dính líu vào một vụ xì-căng-đan tình ái vào cuối năm ngoái và ông John Brumby, thủ hiến Victoria, đang phải đối diện với nhiều khó khăn về hạ tầng cơ sở vì dân số tiểu bang gia tăng nhanh chóng, nhưng cả hai vẫn là những vị thủ hiến được dân mến chuộng và trong các cuộc hăm dò dân ý thì đảng của họ vẫn dẫn đầu. Và ở cả hai tiểu bang này, phe Tự Do đối lập lại lún sâu vào những cuộc tranh chấp nội bộ.
Như thế thì thứ tự các cuộc bầu cử là gì" Tasmania và Nam Úc sẽ có bầu cử trước tiên, trễ lắm là trong tháng 3/2010 vì cuộc bầu cử trước đó là tháng 3/2006. Nam Úc có nhiệm kỳ cố định 4 năm nên cho dù thủ hiến Rann có muốn tuyên bố giải tán quốc hội để bầu cử trong năm 2009 để được thuận lợi hơn, ông đã không thể làm thế được.
Về phần chính phủ liên bang thì trên lý thuyết thủ tướng Rudd có thể chờ đến khoảng đầu năm 2011 để tuyên bố mở cuộc tổng tuyển cử (bởi vì nhiệm kỳ 3 năm chỉ khởi sự khi quốc hội tái nhóm chứ không phải được tính từ ngày tổng tuyển cử), nhưng vào tháng 11/2010, đảng Lao Động đắc cử đúng 3 năm, và vì ông đã từng khiêu khích, chê bai cựu thủ tướng John  Howard khi cái ngày tương tự trôi qua trong năm 2007 mà ông Howard vẫn không chịu tổng tuyển cử, nên ông Rudd không muốn bị lên án là đã sử dụng chiến thuật trì trệ, ngay trong khi mà kết quả các cuộc thăm dò dân ý cho thấy ông không cần trì trệ.
Riêng về phần tiểu bang Victoria thì kể từ sau cuộc bầu cử năm 1999 đã chuyển sang nhiệm kỳ cố định 4 năm và sẽ phải đối diện với cử tri vào tháng 11/2010 vì lần bầu cử cuối cùng trước đó là tháng 11/2006. Sau khi tất cả các cuộc bầu cử đã xảy ra trong năm 2010, mọi người sẽ thấy tất cả chỉ là một cuộc thực thi dân chủ thật đắt tiền mà chả mang đến một sự thay đổi gì.
Theo Ủy Ban Bầu Cử Úc AEC- Australian Electoral Commission- thì cuộc tổng tuyển cử liên bang vừa qua tốn kém $163 triệu Úc Kim. Số tiền này bao gồm những món tiền quyên góp được, tiền tài trợ từ công qũy cùng với những phí tổn liên hệ. Đấy là một sự gia tăng phí tổn thật đáng kể so với cuộc tổng tuyển cử liên bang trước đó. Và các cuộc bầu cử tiểu bang cũng không kém phần hao tốn so với dân số của các tiểu bang.
Trong lúc các chi phí trong năm bầu cử sẽ là một gánh nặng cho ngân sách của quốc gia và của các tiểu bang, nhưng chính các đảng phái chính trị mới thực sự cảm thấy áp lực của sự căng thẳng  về tài chánh.
Với những đạo luật cưỡng bách tiết lộ trình báo danh sách người quyên góp được sử dụng trên khắp mọi lãnh vực tiểu bang và liên bang, các đảng chính trị gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xin tiền quyên góp ở tầm vóc lớn, đặc biệt là khi chính đảng ấy có vẻ sẽ không đắc cử. Điều này sẽ khiến cho phe bảo thủ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tranh đua với đảng Lao động, vốn được tài trợ từ phong trào công đoàn, thế nhưng cả hai phe đều phải giảm thiểu những món tiền nhận lãnh từ giới phát triển địa ốc kể từ sau loạt tin tức tệ hại gần đây về ân huệ cũng như về những vụ thương lượng dựa vào các khoản tiền quyên góp ấy.
Guồng máy của đảng Lao động sẽ mãnh liệt tìm cách né tránh trường hợp cử tri vì muốn cân bằng sự yểm trợ dành cho họ ở cấp liên bang nên thay đổi chính phủ ở cấp tiểu bang. Đấy từng là số phận của ông Howard. Trong gần như hầu hết quãng thời gian mà ông làm thủ tướng thì những người đồng đảng của ông ở cấp tiểu bang lại ngồi ở hàng ghế bên kia của quyền lực. Trong lúc những sự lục đục chia rẽ nội bộ đã giữ họ ở vị trí đối lập qua hơn 20 vụ thất cử liên tục ở cấp tiểu bang và lãnh thổ, nhưng sự thất bại đầu tiên của chính phủ Tự Do ở các tiểu bang Victoria và Tây Úc là những sự thất bại bất ngờ.
Cuối cùng thì ông Colin Barnett đã chặn đứng được cái đà thua trận của đảng Tự Do ở cấp tiểu bang vào tháng 9/2008 tại Tây Úc khi ông, từ phe yếu thế giật được thắng lợi từ tay thủ hiến Lao động Alan Carter, một người rất được lòng dân mặc dù chính phủ của ông bị chìm ngập trong các vụ xì-căng-đan. Khi ông Carpenter quyết định giải tán quốc hội để tổ chức bầu cử hầu có nhiều lợi thế từ sự thiếu đoàn kết của đảng Tự Do thì ông đã đi sai một nước cờ dẫn đến sự thảm bại bất ngờ.


Câu chuyện Tây Úc nói trên là một sự nhắc nhớ rằng tình hình có thể thay đổi thật nhanh chóng trên chính trường. Trong khoảng thời gian trước khi bầu cử thì phe đối lập Tự Do quả thật không thể nào bất lực hơn thế nữa, chẳng khác gì phe liên đảng đối lập liên bang gần đây trong khoảng thời gian trước khi ông Tony Abbott nắm quyền lãnh tụ. Thế nhưng, trong thời gian vận động bầu cử thì rất nhiều cử tri bắt đầu bật đèn chuyên chú vào những vấn đề mà họ hằng quan tâm đến. Bài học từ Tây Úc là nếu một phe đối lập có thể né tránh việc chính họ trở thành đề tài thảo luận và chuyên chú chĩa mũi dùi vào những sự thất bại của chính phủ thì họ có thể lôi kéo được từ cử tri những phản ứng khả dĩ làm thay đổi chính quyền.
Việc Tây Úc quay trở lại với phe bảo thủ sau khi John Howard thảm bại trong kỳ tổng tuyển cử liên bang cũng không phải là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Ở Queensland, cuộc bầu cử tiểu bang sau khi cuộc tổng tuyển cử liên bang đã ngã ngũ cũng mang đến một sự chuyển hướng thay chiều lớn lao của cử tri yểm trợ cho phe bảo thủ, nhưng không đủ lớn để ngăn cản bà Anna Bligh trở thành người phụ nữ đầu tiên ở nước Úc được cử tri bầu vào chức thủ hiến (first elected female premier).
Mặc dù gần đây đảng Lao động có thế lực áp đảo nắm vững chính quyền ở cấp tiểu bang, đặc biệt là ở những tiểu bang như Victoria và Nam Úc, nhưng trong nội bộ đảng vẫn có sự e dè, lo âu rằng trong năm nay sẽ có sự chuyển hướng của làn gió chính trị.
Những cuộc thăm dò dân ý do đảng Lao động tự tổ chức ở Victoria cho thấy sự yểm trợ dành cho chính phủ rất hời hợt chứ không sâu đậm và cử tri sẵn sàng chuyển hướng nếu phe đối lập trở nên khả tín. Sự nghiên cứu của đảng Tự Do cũng cho thấy kết quả tương tự, và đấy là một trong những lý do khiến cho ông Michael Kroger, một tay quyền thế trong đảng đã mạnh mẽ công khai lên tiếng kêu gọi canh tân  và thay đổi ở tầng lớp lãnh đạo của đảng Tự Do Victoria.
Một yếu tố khác mà thủ hiến Victoria John Brumby không thể kiềm chế được trong năm có bầu cử này là việc công bố kết quả của cuộc điều tra từ Ủy ban Hoàng gia Teague về vụ cháy rừng đầu năm 2009. Kết quả này sẽ được công bố vào khoảng giữa năm nay và nếu nó cho thấy có một sự thất bại lớn lao về chính sách của chính phủ trong việc ngăn chận đại nạn nói trên thì phe đối lập sẽ sử dụng nó hầu gây thiệt hại cho chính phủ.
Ở Nam Úc, trong suốt nhiều năm qua thủ hiến Rann có vẻ như một kẻ bất bại. Thế nhưng vụ xì-căng-đan tình dục khoảng cuối năm ngoái đã khiến ông phải lần đầu tiên lọt vào thế bị động, và trong khi những cuộc thăm dò dân ý gần đây nhất cho thấy ông vẫn còn dẫn trước thật xa, nhưng tỷ lệ trội xa của ông đã bị cắt giảm mất phân nửa. 
Tân lãnh tụ của đảng Tự Do Nam Úc, bà Isobel Redmond, là một khuôn mặt mới và bà đồng thời tạo cho cử tri Nam Úc cơ hội bầu lên nữ thủ hiến đầu tiên của tiểu bang này. Tưởng cũng nên nhắc lại, Nam Úc là nơi phát nguồn của Phong Trào Tự do, và đồng thời là chính quyền đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ được quyền bầu cử vào năm 1894, và vì thế, người dân Nam Úc có thể sẽ không muốn thấy tiểu bang của mình lọt lại quá xa, quá chậm trễ trong việc đi đến một sự cân bằng giới tính về quyền lãnh đạo tiểu bang. Có lẽ bà Redmond sẽ chỉ thu hẹp khoảng cách giữa phe đối lập và chính phủ và không vượt quá được khoảng cách lớn lao này để nắm chính quyền, thế nhưng, tại tiểu bang nổi tiếng về lễ hội này thì bất kỳ chuyện lạ lùng nào cũng có thể xảy ra cả.
Vào năm 2002 thủ hiến Rann đã giành được chính quyền với tỷ lệ thật sít sao sau khi chỉ thắng được 35% số phiếu chính. Nam Úc có một hệ thống khá lạ lùng để thay đổi ranh giới giữa các đơn vị sau mỗi kỳ bầu cử, nhằm vào việc bảo đảm rằng tất cả các đơn vị này phản ảnh được tỷ lệ đắc cử (voting margin). Trên lý thuyết thì chuyện này có vẻ như rất công bằng, nhưng thực tế thì nó khiến cho chính phủ phải đối phó với một công thức khó khăn hơn trong kỳ bầu cử tiếp theo sau đó.
Chính phủ Lao động bị nhiều nguy cơ thất cử nhất là chính phủ Tasmania, vốn được bầu lên theo hệ thống Hare-Clark. Đây là hệ thống duy nhất mà nghị viên hạ viện được bầu theo tỷ lệ. Nó không phải là hệ thống mà người chiến thắng sẽ giật được tất cả như hệ thống áp dụng ở các tiểu bang khác và ở liên bang. Mỗi đơn vị đều có có nhiều nghị viên. Hệ thống này giúp cho các đảng nhỏ, nhưng mạnh, có thể thắng được nhiều ghế ở hạ viện, nơi chính phủ được thành lập. Ở Tasmania thì đảng được lợi từ hệ thống này là đảng Xanh (Australian Greens).
Trong lúc đảng Tự Do sẽ có thể thắng được nhiều ghế hơn đảng Lao động, nhưng nếu đảng Xanh nắm được cán cân quyền lực thì họ có thể chọn việc yểm trợ chính phủ thiểu số Lao động. Tuy nhiên, nếu hàng hàng lớp lớp cử tri từ bỏ chính phủ thì đảng Xanh có lẽ sẽ khó lòng tạo nên hình ảnh rằng họ quay mặt làm ngơ trước sự thay đổi ý kiến của dân chúng để dại dột đi yểm trợ cho một chính phủ Lao Động già nua cằn cỗi nắm quyền thêm nhiệm kỳ thứ tư.
Chuyện duy nhất có thể cứu rỗi cho chính phủ Lao động ở Tasmania là việc có nhiều bài báo cho thấy sự chia rẽ bè cánh phe phái trong nội bộ đảng Tự Do ở Nam Úc, nơi mà hai phe bảo thủ và dung hòa đã không ngừng đánh nhau từ nhiều năm qua. Sự ganh đua để giành được sự chú ý của giới truyền thông trong một năm có bốn cuộc bầu cử sẽ là một sự ganh đua dữ dội, ác liệt, và có lẽ sẽ buộc các chính đảng phải vẽ vời nhiều hơn trước đây hầu được chú ý đến.
Tuy nhiên, có thể cũng sẽ có ảnh hưởng ngược lại, đưa đến tình trạng rằng những quảng cái chính trị rẻ tiền sẽ được thay thế bằng những sự tuyên bố chính sách thật cặn kẽ để thu hút sự chú ý của cử tri. Nếu chuyện này xảy ra thì quả thật đấy là một sự thay đổi đáng mừng từ xu hướng gần đây của các đảng chính trị là chỉ đưa ra những sáo ngữ ngắn gọn hời hợt (sound bites) và cố biến thành những mục tiêu thật nhỏ để không bị xem xét kỹ lưỡng.
Yếu tố cuối cùng thật hết sức hào hứng để theo dõi là những ảnh hưởng mà sự thay đồi lãnh tụ của đảng Tự do ở cấp liên bang mang đến cho phong cách vận động bầu cử chẳng những ở cấp liên bang mà luôn cả ở cấp tiểu bang nữa.
Ông Abbott đã khẳng định rằng ông cương quyết nhấn mạnh về những sự khác biệt giữa phe liên đảng và chính phủ Lao động, chứ ông không bắt chước người tiền nhiệm là ông Malcolm Turnbull vốn chỉ phản đối chính phủ trong những vấn đề như khí hậu thay đổi hầu đưa những vấn đề này ra khỏi nghị trình tranh luận lúc vận động bầu cử.
Chiến thuật của ông Abbott nhằm vào tạo áp lực cho chính phủ Rudd trong nhiều lãnh vực chính sách, và một số lãnh vực này bao gồm cách chính sách vốn sẽ khiến chính phủ liên bang tiếm đoạt trách nhiệm của chính phủ tiểu bang (chẳng hạn như trong lãnh vực y tế) hoặc chỉnh sửa trách nhiệm của chính họ (chẳng hạn như trong vấn đề thu thuế) và những điều này sẽ tạo nhiều ảnh hưởng đáng kể lên các chính phủ tiểu bang.
Sự sôi nổi năng động mới ở chính trường liên bang, nếu phe liên đảng có thể thực sự tranh đua mạnh mẽ hơn, có thể sẽ tạo nhiều căng thẳng giữa các chính phủ Lao động cấp tiểu bang và liên bang nếu các thủ hiến cảm thấy rằng TT Rudd đặt quyền lợi tái đắc cử của ông lên trên quyền lợi chính trị của chính họ ở các tiểu bang.
Một khi có sự va chạm trong nội bộ đảng Lao động như thế sẽ phá vỡ cái hình ảnh hòa thuận, hợp tác giữa các cấp mà ông Rudd muốn xiển dương tại những nghị hội như Hội Đồng Các Chính Phủ ở Úc (CoAG- Council of Australian Governments).
Cuộc vạn lý trường chinh qua hết cuộc bầu cử này tới cuộc bầu cử khác sẽ vô cùng tốn kém, phí thời giờ và thu hút nhiều sự chú ý. Thế nhưng, cuối cuộc hành trình, chúng ta cũng sẽ chẳng có được sự thay đổi gì về tình hình chính trường so với những gì chúng ta hiện có.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.