Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

31/05/200900:00:00(Xem: 2843)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Được biết anh là Thân Văn Kính, án chung thân. Toán của anh là PEGASUS gồm 6 người. Ra Bắc 20/ 2 / 1963. Địa bàn hoạt động thuộc Lạng Sơn. Toán gồm có Thân Văn Kính Toán Trưởng; Hứa Viết Cóc Toán Phó (Tử trận, trong chiến đấu ngay khi đổ bộ); Lương Văn Phổ Truyền Tin, không rõ từ 12/72; Bành Viết Kim Toán viên, chết ở trại QT; Hà Văn Thưởng Toán viên, bị tử hình trong một vụ trốn tù ở Yên Thọ; Hoàng Văn Vân, chung thân, hiện ở Atlanta.
Sau đó, cái mặt anh hơi tròn, đầu húi cao cũng đến nói chuyện với chúng tôi, ý nói anh phải tỏ ra tiến bộ nên phát biểu vậy. Tôi nói là rất hiểu, không sao đâu. Và tôi thăm hỏi về toán của anh: Được biết anh là Bùi Văn Ân thuộc toán Bart. Gồm 5 người, ra Bắc 4/6/1963, địa bàn hoạt động thuộc tỉnh Nghệ An. Toán của anh gồm có Bùi Văn Ân toán trưởng, hiện ở Oregon; Đinh Văn Chúc, chết ở Gia Kiệm, Sài Gòn (về nhà chết); Nguyễn Khắc Định, chết ở Rạch Giá (được tha về chết); Nguyễn Văn Tập chết ở Gia Kiệm (tha về mới chết); Trần Văn Thành chết ở trong tù.
Khoảng cuối tháng 5/72, hơi chéo phía trước trại giam K3 đã dựng rất nhanh 4 cái nhà con, do nhóm làm nhà của Vòng a Cầu làm. Mỗi cái chiều rộng chừng 3m, chiều dài khoảng 4m; đề những con số to 1, 2, 3 và 4 mầu đen, phía ngoài vách nứa. Chúng tôi trong trại nhìn ra, cũng như khi đi làm qua, không hiểu chủ trương 4 căn nhà đó để làm gì" Chừng vài ngày sau, khi đi làm ở lán thủ công, lại nhìn thấy ở sân ban giám thị K3, có một chiếc xe bus rất to và dài. Có nhiều người mặc thường phục, ra vào mấy cái nhà to, của khu giám thị.
Ngày hôm sau, khu F3 tập họp đi lao động, cán bộ trực trại gọi 4 người ở lại để gặp cán bộ là Đặng công Trình, Thân văn Kính, Lê văn Bưởi, Lý văn Chung tức Ngô quốc Chung.
Chúng tôi đi làm, ai cũng băn khoăn không hiểu thế nào" Mãi trưa hôm ấy đi lao động về, tôi tìm mọi cách để hỏi thăm các anh. Anh Ngô quốc Chung, rất kín đáo, ngại ngần. Anh nói cán bộ dặn tuyệt đối về trại, không được nói với bất kỳ ai, buổi gặp cán bộ hôm nay: không nói một điều gì với bất cứ ai đến thăm hỏi, nếu không anh sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cuối cùng tôi không hề biết một tí gì. Những ngày sau đó, tôi tìm hiểu được biết sơ lược về anh.
Anh bị mất một mắt ở điểm nhẩy ngày 4/ 7/1963, anh là toán trưởng toán PACHER. Địa bàn hoạt động thuộc Lào Cai. Toán anh gồm 5 người: Lê văn Can. Hiện nay không biết;  Phạm quang Cảnh, ở lại miền Bắc; Vàng văn Chương, không rõ từ 12/72;  Đỗ văn Thảo, không rõ từ 12/ 72; Riêng anh Ngô quốc Chung, sau này do giấy tờ lằng nhằng, ghép chuyện vợ con nên phái đoàn Mỹ từ chối, không thể đi HO. Hiện nay anh vẫn ở VN, không rõ sống hay chết. (Mới đây, đầu 2004, tôi được biết anh Chung đã được đến Mỹ, nhưng tôi chưa có dịp nói chuyện với anh). Tôi thăm hỏi với anh Thân văn Kính cũng nhã nhặn từ chối (anh Kính chết 3/5/2000 do bệnh ung thư ở Atlanta). Mãi tối hôm đó tôi mới gặp được anh Đặng công Trình, anh đã hiểu tôi nên anh tin, mới cho tôi biết:
- Họ có vẻ là cán bộ của bộ, rất hoà nhã, lịch sự, mời thuốc lá uống trà; đàm đạo như bạn bè. Cán bộ chỉ hỏi thăm sơ về toán ra Bắc bao giờ, nhẩy ở đâu v.v… Đặc biệt họ rất quan tâm: ở những trại nào" Bị cùm kẹp ra sao" Có cán bộ nào ức hiếp" Hiện giờ có khỏe không" Có bệnh tật gì không v.v…
Anh Trình có cảm tưởng cán bộ đó là người của phía bên mình, tức là của chính quyền miền Nam.
 Sơ lược tôi biết về toán anh Trình: tên toán SCORPION. Toán của anh gồm 7 người: Nguyễn Xuân Phương Toán trưởng không rõ từ 12/72; Nguyễn văn Chỉnh Toán viên hiện ở TX Hoa Kỳ; Nguyễn văn Khải Toán viên không rõ từ 12/ 72; Vũ đình Nghị Toán viên chết ở trong tù trại QT; Nguyễn văn Thưởng Toán viên. Hiện ở TX Hoa Kỳ; Đinh quý Mùi Anh này không về K3 phố Lu, Lào Cai. Đặng công Trình Toán phó, án chung thân. Anh đã chết ngày 21/8/1996. Lúc 11:30 AM tại Cali, do bị tai biến mạch máu não. Toán anh ra Bắc ngày 17/6/1964, địa bàn hoạt động thuộc Yên Bái.
Còn anh Lê văn Bưởi, cũng nói như anh Đặng công Trình, anh Bưởi là người đi lẻ (điệp viên) như tôi. Tôi đã trình bày chi tiết về anh ở tập 3 Thép Đen. Một điều đau lòng là, anh Bưởi đã chết ở NY (Hoa Kỳ) ngày 27/ 10/ 1995, sau khi anh sang Mỹ diện HO được 3 năm. Tôi đã đến thăm mộ anh ở NY năm 1999. Anh Lê văn Bưởi chết vì bệnh ung thư màng óc. Vợ con anh còn ở Đà Nẵng, VN.
Rồi từ đấy, buổi sáng, buổi trưa, mỗi ngày 2 lần, họ lần lượt gọi các anh ở F3; cũng có khi gọi F1, F2 có cán bộ vũ trang đi kèm sát ra tới các buồng con. Mục đích họ không cho F1, F2, có thể liên lạc được với F3 phiá bên ngoài.
Một buổi chiều chủ nhật, chúng tôi đang ngồi tụm ba, tụm năm, ở hội trường, vừa hóng thở một chút không khí trong lành, vừa chờ kẻng cơm chiều. Bỗng nghe thoáng mấy tiếng gào thét, phía căn nhà số 3 bên khu hình sự. Nhiều người chúng tôi, đều tiến ra cổng khu F3 nhìn sang. Cửa nhà số 3 vẫn khóa, bên ngoài cửa, ngay ở dưới sân có 2 em hình sự chừng 18, 20 tuổi bị trói giặt 2 tay ra sau lưng, đang lăn lộn khóc, rên la. Hai tên công an thỉnh thoảng lại đá rồi đạp cả hai em hình sự nằm dưới sân, các em kêu gào thảm thiết. Trong khi còn một tên CA nữa đang cầm một đoạn gỗ như cái cán xẻng, thẳng tay giáng xuống 2 cái tay, thò ra ngoài chấn song của cánh cửa, bị khóa cái còng số 8. Tiếng hét ré lên:
 - Gẫy, đứt tay của con rồi! Con lậy ông cán bộ!
Những tháng trước đây, nhiều ngày, tôi cũng có nghe thấy những tiếng la thét phía bên hình sự, đêm cũng như ngày, nhưng tâm trạng của tôi khi ấy: Chính mình cũng chưa biết khi nào về lòng đất, huống chi chuyện thiên hạ, chuyện của đời, xin mặc cho đời; tôi không còn quan tâm. Nhưng hôm nay, đứng nhìn cảnh này, dạ tôi xót xa đầy vơi, tâm tư triền miên trong niềm sầu tê tái. Tôi chợt nhìn thấy mầu đỏ ối ở đôi tay bị khóa ở cửa, mầu đỏ loang lổ cả dưới đất. Ba tên công an VC tụm lại nói gì với nhau, rồi cùng hè nhau đá, đạp túi bụi vào 2 em đang nằm dưới sân, một giọng khàn khàn rên rỉ thốt ra ngay trong đám anh em:
 - Đừng đánh nữa! Người ta chết mất!
 Rồi một người nữa, nói như than van trong nghẹn ngào:
 - Cùng đồng bào, sao mà ác nghiệt thế!
 Tôi quay lại, ra bác Dâng, mặt bác mếu xệu như khóc. Trong khi một tên CA, hung hãn một chân đứng trên ngực, một chân gi gi trên mặt một em nằm dưới đất: Không còn tiếng rên la, tôi đã thấy mầu đỏ, chảy ra loang lổ. Một tên CA quầy quả vào phía trong, rồi y cùng với tên Đại y tá trở lại, khênh cả hai em khuất về bệnh xá. Hai tên CA còn lại, mở cửa buồng, mở khóa tay, em hình sự cũng đã bị ngất xỉu, chúng khênh em ra để ở sân. Một tên khóa cửa buồng, rồi cùng đi theo, khi chúng khênh em bị xỉu dưới sân, khuất vào phía trong.
Tất cả chúng tôi, mặt người nào cũng buồn rười rượi, tôi kéo tay anh Bưởi đi vào buồng. Cả đêm hôm ấy, tôi cứ thao thức mãi về một cảnh đời thương đau, tôi chứng kiến. Chỉ hai ngày sau, F3 chúng tôi được tập họp lại, bốn, năm tên cán bộ của Bộ vào tuyên bố: Từ nay chúng tôi được ăn chế độ bồi dưỡng, riêng về gạo tất cả đều ăn mức 18 kg. Từ đấy sáng cũng như chiều, ngày nào bữa cơm cũng có đủ thịt cá. Lại còn được tuyên bố: cứ 5 ngày lại có một bữa liên hoan, có kẹo bánh, thịt cá u hề.
Từ buổi chúng tôi chứng kiến cảnh CA đánh các em hình sự (Không biết vì lý do gì). Mấy ngày sau, tôi tìm cách đến thăm hỏi chuyện bác Dâng. Không ngờ đây là nhóm thủy thủ Hải thuyền đầu tiên bị bắt ở miền Bắc. Nhóm của bác gồm 10 người bị bắt ngày 14/ 1/ 1962. Như thế nhóm của bác đã bị bắt trước tôi 5 tháng, khi ấy tôi còn ở Sài Gòn. Tôi tò mò để hỏi những người trong nhóm là đưa ai (điệp viên) đi, nhưng các bác chỉ nói một người chừng 4 chục tuổi. Tôi hiểu và thông cảm, làm sao các bác biết được tên tuổi người mà các bác đưa đi, cũng như tôi. Nhóm thủy thủ này gồm 10 người: Bác Vy văn Dâng, thuyền trưởng, đã đến Mỹ, chết ở Sacramento. Trần văn Cương. Hiện nay Mar 16/ 04 ở San José. Nguyễn xuân Đình ở Los Angeles. Lê văn Đức Không rõ từ 12/ 72. Nguyễn xuân Hạ, chết ở Cali Tháng 12/ 1995. Trần văn Nhung ở Sacramento. Hoàng văn Sỏi ở Sacramento. Đỗ xuân Thành ở Sacramento. Nguyễn văn Trình Không rõ từ 12/ 72. Nguyễn Quốc Tuấn Không rõ từ 12/ 72.


Sau nhiều hiện tượng, thái độ của các cán bộ của Bộ, của trại và trao đổi một số anh em biệt kích, đã nhiều lần được gặp cán bộ của Bộ; rồi chính bản thân tôi đã phải gặp họ 2 lần, tôi đã dự đoán được ý đồ và chủ trương của họ. Vì chưa đủ yếu tố để khẳng định, cho nên tôi phải dùng từ có thể: Có thể họ đang chuẩn bị để rồi sẽ ký hiệp định Paris đã dằng dai mấy năm rồi, nên họ dành quyền chủ động trước.
Chúng tôi biết, những biệt kích gián điệp này, VC không hề muốn trao đổi, hay trao trả cho phía Mỹ và VNCH. Vì như thế có khác gì thả hổ về rừng, để rồi phải lo hậu họa" Với những điều khỏan của Hiệp nghị, có thể họ không thể lắt léo, chuyển đổi lập lờ, đánh lừa nhiều khâu theo bản tính của họ (CS) được. Vạn bất đắc dĩ phải trao trả những biệt kích gián điệp này, CS phải nghiên cứu sao, để coi như đã cắt gân chân hết. Chúng có được về rừng, thì cũng chả còn làm gì được phiền toái, cho họ sau này.
 Nguyên tắc bản chất của CS là: Bất kể kẻ thù nào, nếu ai hiểu được những hiểm độc, lật lọng, tráo trở của chúng, hiểu đến chừng mực nào; CS nham hiểm, qủy quyệt là 10. A hiểu cái đó đến 4, B hiểu đến 3, C hiểu đến 7.Tùy theo để chúng có kế sách đối xử với từng loại. CS kỵ nhất là ai hiểu hết cái tẩy đen của chúng.
Tướng, tá, chính khách, hay học giả uyên bác mà chưa hiểu hết tẩy của CS. Không những chúng coi thường, mà còn tìm cách lợi dụng những điều chưa hiểu chúng. Nhưng một anh địa phương quân, một ông cha, một ông sư, hay một người bình thường dân dã, mà lại hiểu hết tim độc của CS, thì chúng thấy nguy hiểm hơn, chúng kỵ nhất. Nó sẽ tìm đủ mọi cách để tiêu diệt, hoặc hoá giải. Nếu không được thì chúng tìm cách hạ uy tín, hoặc mượn tay của kẻ khác giải quyết v.v… CS có trăm phương ngàn kế cuối cùng sao cho, ai chúng kỵ, cũng trở thành vô hiệu hóa.
Những người bộ gọi lên, bộ hành xử: mỗi biệt kích mỗi kiểu, mỗi cách, mức độ khác nhau. Cá nào thì mồi nấy. Cán bộ hết sức nhã nhặn, bắt tay, vỗ vai coi như anh em một nhà, người cùng một nước. Nhẹ nhàng, khoét sâu những nhược điểm của biệt kích, gián điệp, của xã hội miền Nam, của Mỹ (xã hội nào, cá nhân nào chả có nhược điểm, chỉ ít nhiều và loại nhược điểm khác nhau).
- Anh bị cùm kẹp, tù đày bao nhiêu năm" Như thế thật tội nghiệp cho anh!
- Anh mất hết cả tuổi trẻ, tuổi hoa mộng! Anh thật may mắn, được sống sót đến ngày nay.
Y hỏi với thái độ và đôi mắt thật thương cảm; rồi y nhấn mạnh:
- Người đau khổ hơn cả là cha mẹ anh, vợ con anh v. v… Có khi nào, anh suy ngẫm, truy nguyên là do đâu không" Anh có biết hiện nay, những tên đã dạy anh, cấp chỉ huy của anh, chúng nó bây giờ ra sao không" Không những họ đã quên các anh rồi ! Họ đào tạo xong một người, đẩy sang khỏi vĩ tuyến là lĩnh thưởng, lĩnh lương, hết trách nhiệm!
Trong khi Mỹ vẫn đài thọ lương năm, lương tháng của các anh, nhưng chúng đã lắt léo, tìm cách ăn chặn hết. Bố mẹ, vợ con của các anh vẫn khổ cực, lầm than. Vẫn phải chạy chọt cuộc sống, miếng ăn hàng ngày kết hợp với niềm thương nhớ, cùng với bao nhiêu nước mắt vì anh. Nói đến đây, thì hẳn anh đã nhận ra, cái nguyên nhân rồi"
Nếu chính quyền miền Nam, cán bộ miền Nam không hề ăn chặn lương của biệt kích gián điệp. Sự khêu gợi này đã làm cho chúng tôi phải suy nghĩ nhiều rồi. Huống chi, trong muôn một lại có hiện tượng, một số cán bộ ở Long Thành hoặc ở khâu khác, tìm cách ăn chận. Thậm chí còn lường gạt những người vợ trẻ, khi đi lĩnh lương của chồng là biệt kích, mới cưới bị bắt ngoài Bắc. Đem vợ con của người ta đi hết khách sạn này đến khách sạn khác. (Sự việc này có thật, người thực, việc thực, tôi chưa muốn nêu tên) .v. v… Sự gây phân hóa này càng hữu hiệu thần kỳ. Chúng biết chỗ mạnh của chế độ tư bản, tự do; chúng cũng biết và biết rất rõ những cái nhược của chúng ta.
Mới chỉ hơn một tháng bồi dưỡng ăn uống, tuy không nói là đầy đủ, nhưng không còn đói nữa. Hằng ngày, nhìn nhau anh nào cũng lên cân, lại sức trông thấy. Cũng như một cái cây, lâu ngày cằn cỗi vì thiếu nước, giờ đây tưới bón đầy đủ thì nó lớn trông thấy. Hơn nữa, cái tinh thần mới quan trọng, mỗi người biết bao nhiêu hy vọng, huy hoàng mơ mộng, xây đắp mộng ngày mai, cho nên trông ai cũng mắt sáng long lanh, da dẻ hồng hào trở lại. Cụ thể nhất là Lầu chí Chăn (người nhái) hay Đèo văn Bạch anh nào cũng to lớn khác thường.
Qua phương cách bí mật liên lạc với trong F1 và F2 chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng có phần khác với F3. Chúng tôi được biết, trong F1 và F2 mỗi người được phát một cái khăn mặt, một bàn chải và một tuýt thuốc đánh răng. Trong khu lại có lược, kéo, dao cạo, tông đơ để cắt tóc cho nhau. Bên F3 hoàn toàn không có những thứ đó. (Hẳn ai cũng biết vì sao rồi).
Chiều hôm qua Chăn gọi tôi ra hội trường F3 nói chuyện, tâm sự (hai người chuyện trò, không còn ai để ý nữa). Từ cái buổi sinh hoạt toàn buồng, để tố Chăn và tôi. Cũng có thể là do đúng lúc tuyên bố chế độ bồi dưỡng, nên mới cởi mở thế chăng" Chăn và tôi đang nói chuyện, Nông văn Hính cũng kéo đến rồi cả Lưu nghĩa Lương nữa. Chúng tôi pha trà để câu chuyện thêm ấm cúng, Lầu chí Chăn hỏi nhỏ:
- Tại sao F1, F2, lại có chế độ bồi dưỡng khác chúng ta" Anh có đoán ra không"
Đắn đo một lúc rồi tôi cũng nói:
- Chăn hỏi thế thì tôi cũng tịt thôi, nhưng tôi cứ dự đoán, chả biết có đúng hay không"
Chăn, Hính, Lương đều khích lệ:
- Cứ nói đi! chả đúng cũng không sao"
Thấy anh em ủng hộ, khích lệ tôi cũng nói đại:
- Đã gần một tuần nay, tôi cứ suy nghĩ về điều này mãi, lối nào cũng có mâu thuẫn, nên lại phải gạt đi. Chỉ còn hướng này có khả dĩ tạm thời chấp nhận. Hầu hết anh em biệt kích ở F1, F2 so với chúng ta đều là người mới. Họ ra Bắc từ 1965 trở đi, thậm chí có toán mới năm 1967 vừa đây. Như chúng ta đã biết mánh khoé CS: "cá nào, mồi nấy". Những người ra sau, mới tù ít, chưa hiểu hết cái đểu giả, độc hiểm, trắng trợn, muôn mầu đổi thay của CS, như chúng ta nên họ mua kiểu khác. Người nào hay loại nào đã hiểu hết cái độc hiểm của chúng, thì chúng không cần mua nữa, chỉ có thủ tiêu hay giết.
Cả 3 người đều gật gật đầu, Hính nói:
- Anh Bình nói có lý đấy! Nhưng tại sao nhiều người cứ bị lừa mãi"
Nói về sự nham hiểm, lừa lọc của người CS; tôi nhớ đến lời của Đức Khổng Phu Tử xưa có nói với học trò: "Lý luận mà không giản đơn, hoặc phải lấy thí dụ cho người khác hiểu, thì chính người đó không có khả năng".
Vậy tôi xin trình bày thế này:
- Nói về cái tài lừa lọc gây chia rẽ, chọc vào những huyệt mâu thuẫn, của từng loại người thì không ai bằng VC. Nó nguy hiểm ở chỗ; người bị mắc lừa ở mức độ, khác nhau mà vẫn không biết. Tôi xin thí dụ: Ngay cá nhân với cá nhân, giữa anh A và B, do mồm mép, tâm lý thu phục tình cảm. Nghĩa là do cái tài che giấu của anh A đã làm cho anh B thương cảm, tin tưởng để rồi A đã làm một cú lừa ngoạn mục đối với B. Như vậy sau này, đừng hòng bao giờ dùng miệng lưỡi, dùng phương pháp này nọ mà anh A lừa anh B lần thứ hai. Thế mà, xin các anh hãy nhìn bằng sự thật, việc thật, hãy nhìn ngay vào quê hương đau khổ, mộc mạc của chúng ta: Từ cái thời Sô Viết Nghệ Tĩnh 1930, thời mặt trận Bình Dân, với tờ báo Le Travail ở Hànội, ta cũng không bàn đến vì xa qúa. Hãy nói từ cái gọi là Cách Mạng Tháng Tám 1945, chính phủ liên hiệp với bao nhiêu thành phần quốc gia. CS gây mâu thuẫn xúc xiểm giữa những thành phần quốc gia với nhau. Phần khác, chúng bí mật thủ tiêu, nhưng nó lập lờ đánh lạc, để rồi những đảng phái, đoàn thể nghi ngờ lẫn nhau. Cuối cùng CS đã lừa được biết bao nhiêu người. Rồi diễn tiến cho tới hội nghị Genève 20-7-54. Một nửa nước bị lừa, điển hình là ông Thẩm Hoàng Tín, dược sĩ, đương kim thị trưởng thành phố Hà Nội.
 Năm Con đẻ của nhân dân
Trời đã bắt đầu vào Thu, tiếng ve sầu nỉ non ở những đám cây rừng, chung quanh trại đã thưa dần. Cái mầu vàng ươm ươm của trời Thu làm cho cảnh vật sạm lại, như chiếc đỉnh đồng hoen rỉ. Dăm chiếc lá vàng rời cành sớm, la đà, chao đảo, lửng lơ như nhõng nhẽo với nàng Thu, cả một năm mới mò về. Một buổi trưa tôi đang thơ thẩn một mình ở hội trường để chào đón cô Thu đã trở lại; để hít thở cái hơi nồng nàn của nàng Thu đã đến thì.
Những tiếng xôn xao ở phiá cổng của F3, đã kéo tôi về trại tù K3. Đã từ hơn một tháng nay, thường buổi trưa có các em phía bên tù hình sự, kéo sang phía cổng khu F3, để xin cơm và những thức ăn thừa. Tuy chẳng có đâu mà thừa. Có thể các anh, các bác khu F3 do tình thương yêu, lá rách ít, đùm bọc lá rách nhiều, nên đã cố dành lại ít cơm canh, có thể được để chia xẻ với các em bên đó. Chính tôi và Chăn cũng có một buổi trưa mang cho một em ghẻ, lở, lại què chân, và một em cụt tay, hai suất cơm không, như một sự cảm thông nỗi bất hạnh của nhau.
Đặc biệt trưa nay có đến hơn một chục em, có cả một vài người lớn tù hình sự đứng phía ngoài cổng F3, thò những bàn tay gầy, khẳng khiu ghẻ lở vào xin ăn. Cũng hơn chục anh biệt kích, người thì bát cơm, bát rau; người thì vài miếng thịt với tí nước, miếng bánh mì chưa ăn hết, khúc xương heo còn chút thịt gân chưa gặm, đều đưa ra cho các bạn tù hình sự. Các em và các anh tù hình sự đã tranh giành nhau, cãi nhau như mổ bò, để rồi tên cán bộ trực trại phải đến quát tháo, đuổi đi. Tự nhiên một anh hình sự, đứng ở giữa sân gào lên:
 - Sao các ông nói, bọn biệt kích gián điệp là ác ôn, hay ăn gan, uống máu đồng bào, mà bây giờ các ông lại cho họ ăn thịt cá ngon thế" Còn chúng tôi là con đẻ, của nhân dân thì khổ thế này"....
Tiếng gào của anh tù hình sự, làm cho chúng tôi và cả tên trực trại ớ ra... ngỡ ngàng. Tên trực trại sạm mặt lại mấy giây, rồi y quay ra phía tên hình sự quát rổn rảng:
- Họ, bây giờ khác; rồi đây đảng còn cho họ ăn không hết, đổ đi nữa đó. Các anh cũng không được phân bì! (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.