Hôm nay,  

Đọc ‘trong Ta Ngậm Ngùi’

21/10/200800:00:00(Xem: 7248)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Vi Anh

 

Thời Pháp thuộc ở VN có câu thơ, "Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa, Bị non sông ruồng bỏ, giống nói khinh" của thi sĩ Vũ Hoàng Chương để chỉ cái bơ vơ những người Việt trẻ  -- bấy giờ trong đó khuynh hướng đa số dân thành thị là lãng mạn, nhưng mê vật chất sáng sâm banh, tối sữa bò, mở miệng ra là “toi toi, moi moi", mất niềm tin dân tộc trong thời Thực dân Pháp. Thêm vào đó, người Pháp lại  có câu "Thằng tôi khả ố (le moi est haisable)" nên mời đọc tựa tập thơ "Trong Ta Ngậm Ngùi" của Nguyễn Tiến Quỳnh Giao là có thể bị ám ảnh cũ liền. Nhưng coi vậy, chớ không phải vậy, khác hơn vậy nhiều. Chữ " Ta" và cái "Ngậm Ngùi" trong tập thơ "Trong Ta Ngậm Ngùi" và trong thơ "Nguyễn Tiến Quỳnh Giao" không phải là chữ " Ta" của câu thơ  thời Pháp thuộc sau khi phân tích dưới khía cạnh tâm lý nhân sinh, thời cuộc của người Việt trong ngoài nước, và những kỷ niiệm cùng những nỗ lực của người Việt trên đường tìm tư do, dân chủ, và nhân quyền cho mình, cho đồng bào, cho chúng "Ta" suốt 33 năm không ngừng nghỉ, không mệt mỏi.

 

Thực vậy.

 

 Bây giờ, một ngày  người viết bài này mở email hai lần, mỗi lần vài trăm email trong đó trên phân nửa là những bài thơ đọc không hết. Người Việt vốn thích làm thơ. Người Việt ở Mỹ xa nước nhà ba mươi mấy năm. Kỷ niệm cuộc hành trình tìm tự do không chìm trong cuộc sống mới dù vật chất dư thừa hơn. Tình quê hương xứ sở từ trong tiềm thức sống lại sau những buổi ban đầu bận bịu định cư làm lại cuộc đời và với tình hình nước nhà còn nằm trong gọng kềm CS. Đất nước ông bà VN mất đất mất biển. Sông rạch bị ô nhiễm. Đướng sá bị ngập lụt. Nông dân thành Dân Oan. Công nhân bị bóc lột mồ hôi, nước mắt. Phụ nữ, trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục. Suốt từ Bắc chí Nam. Khắp thành thị, nông thôn.

 

Dù xuất bản thơ thường thường lổ vốn, nhưng tổ chức ra măt thơ  vẫn thấy đều đều, có tăng chớ không có giảm ở Little Saigon, được ngưòi Việt hải ngoại thân thương gọi là thủ đô tinh thân của người Việt hải ngoại.Trong vườn thơ " tụ kết tinh anh của gió sương, muôn màu muôn vẽ lại muôn hương đó", một bông hoa đang hé nụ, tập thơ  của Nguyễn Tiến Quỳnh Giao "TRONG TA NGẠM NGÙI", hôm nay xin phân tích để cùng nhau tưởng lãm và thư giản.

 

Về hình thức, tập thơ "TRONG TA NGẬM NGÙI" của Nguyễn Tiến Quỳnh Giao gồm 152 trang chữ, không tính bìa màu sau trước giấy cứng đẹp.  Hàng trăm bài thơ được trình bày giữa những bức tranh, bức hoạ, những câu thơ viết theo loại cỗ tự đẹp như tranh thủy mạc, làm cho người thưởng thức cảm thấy thong thả, thư thái, thoáng mát như đi vào ca dao. Với những chăm sóc thêm của  những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, hoạ sĩ, bút họa, nhạc sĩ  như: Du tử Lê, Bích Huyền, Phan tấn Hải, Nguyễn Đình Thuần, Bé Ký, Hồ thành Đức. . . và sự trình bày của Vương trùng Dương -- khiến hình thức tập thơ "TRONG TA NGẬM NGÙI" của Nguyễn Tiến Quỳnh Giao rất mát mắt, đáng có mặt trong vườn thơ của làng thơ người Việt hải ngoại và trong tủ sách gia đình.

 

Riêng về thể loại, đại đa số các bài thơ Nguyễn Tiến Quỳnh Giao  đã phối họp hình thức ca dao VN, ngán gọn, rất dễ nhớ, nhưng xúc tích. Như những nét chấm phá, đưòng nét của tranh thủy mạc Á đông trong khung cảnh bao la của vùng đất tư do Mỹ. Cấu trúc hình thức thơ ấy của tác giả nói lên sự hoà nhập của văn chương Việt Nam vào môi trường sống của Mỹ. Nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, nhìn mắt nhau vì cuộc sống kỹ nghệ quá bận bịu. Có lúc phải đọc báo trên xe hơi lúc ngừng đèn đỏ, nên cái tựa phải gọn, câu chủ đề phải tổng họp toàn bản tin, bằng một câu  với một mệnh đề độc lập hay tối đa là hai mệnh đề chớ có ai đâu rảnh mà dài dòng văn tự. Nếu cần  biết rõ, chính người đọc sẽ đọc  thêm chi tiết diễn giản, bỗ túc cho câu chủ đề.

 

Về nội dung, tập thơ "TRONG TA NGÂM NGÙI" của Nguyễn Tiến Quỳnh Giao là quá trình tâm lý của tác giả trong cuộc hành trình tìm tự do đầy gian lao nhưng cũng đầy vinh quang, một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu của dân tộc Việt.  Nhân sinh quan và thế giới quan, tình quê, tình nhà, những thổn thức của một người phụ nữ tỵ nạn liên quan đến nước nhà, đến những con người và sự vật trong thời Chiến tranh VN. Quốc kỳ VN mà người Mỹ gốc Việt đã biến thành phong trào đước nhiều tiểu bang và thành phố Mỹ thừa nhận, "Cờ vàng lộng gió muôn nơi. Nêu cao chánh nghĩa rạng ngời năm châu.Mai về Bắc lạng, Cà mau. Cờ bay lộng gió, hát câu thanh bình." Biến cố Tháng Tư Đen, "Tháng Tư bao nỗi ngậm ngùi! Tháng Tư chôn chặt niềm vui cõi lòng, Tháng tư bao nỗi long đong.. Tháng tư về với nỗi lòng quạnh hiu! Đời đưa nắng sớm mưa chiều. Tháng Tư lỡ cuộc với nhiều đau thương. Saigon niềm nhớ, nhưng lại là niềm đau, "Saigon sau những cơn mưa, Ướt tà áo trắng gió đưa dập dìu, Người về nhìn cảnh đìu hiu! Tang thương lỡ cuộc quá nhiều xót xa." Nhớ ngươi yêu quí suốt đời, Nhớ Anh " Bốn mươi năm một cuộc đời, Anh đi còn đó những lời ái ân Để em giữa chốn phàm trần Vui bên con cháu bao lần nhớ Anh".

 

Những diễn tiến tâm lý trong tác giả lại được gói ghém gọn gàng trong thể thơ lục bát, tứ cú. Đại đa số là bốn câu làm cho ngưòi đọc cảm thấy như  đi vào ca dao VN, đi vào tình tự của mình, văng vẳng nghe thơ Nguyễn Tiến Quỳnh Giao nói về mình, dùm mình, cho mình, thấy và nghe mình trong đó như tự cảm thấy, "Trong Ta Ngậm Ngùi" cuộc đời tỵ nạn CS, cuộc hành trình tìm tư do đầy gian lao nhưng cũng đầy vinh quang của ba triệu ngưòi Việt ở hải ngoại.

 

Đó có lẽ là chữ "Ta" mà tác giả Nguyễn Tiến Quỳnh Giao  đã dùng "TRONG TA NGÂM NGÙI".

 

Sau cùng không có ai bình văn, bình thơ hay hơn người đọc. Không có việc đọc thơ, ngâm thơ nào lý thú hơn khi gặp tác giả bằng xương bằng thịt, để có thể nói tôi đã biết, tôi đã gặp, tôi có chữ ký tặng thơ của Nguyễn Tiến Quỳnh Giao. Những điều đó sẽ đạt được trong buổi ra mắt tập thơ "Trong Ta Ngậm Ngùi" ở Hội Trường Nhựt báo Viễn Đông (Little Saigon) lúc 1 giờ trưa Chủ Nhựt 26 tháng 10, năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.