Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

27/09/200500:00:00(Xem: 5075)
[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang vừa được xuất bản. Qúy độc giả có thể mua sách qua internet bằng cách lên Website Google (google.com) đánh máy chữ “ho ledinh”, rồi theo sự hướng dẫn của các websites.]

Hỏi (Quách Văn Th): Cách đây hơn 4 tuần lễ con tôi đi dự sinh nhật của một người bạn, sau đó cháu bị cảnh sát bắt và cháu đã cho biết sự việc như sau:
Khi đến dự tiệc sinh nhật xong các cháu cùng nhau đến tiệm rượu, rồi mạnh ai người đó tự động mua thức uống. Trong lúc đang uống bia, thì một người quen của cháu yêu cầu cháu cùng đi với anh ta để giúp anh ta một việc. Cháu đã cùng người đó lên xe anh ta. Sau đó anh ta cho biết là anh ta đã hẹn sẵn để đi lấy một số hàng. Khi đến chỗ hẹn, người đó bảo cháu ngồi chờ trong xe còn anh ta thì đến gặp 2 người lạ khác mà con tôi hoàn toàn chưa hề gặp mặt trước đây. Con tôi cho biết rằng bạn hai người đó trao cho bạn của cháu một gói đồ gói trong giấy báo và bạn của cháu đã đưa cho họ một vật gì đó, sau này bạn cháu cho biết là đã đưa cho họ $8,000.
Sau khi trao đổi xong thì bạn của cháu đã trở lại xe, tuy nhiên trước khi đề máy, thì xe cảnh sát chạy đến và đã chận lối xe của bạn cháu.
Bạn cháu liền nói cho cháu biết là đã bị tụi nó gài bẩy. Vì hai người mà bạn cháu gặp có lẽ họ đã làm việc cho cảnh sát.
Chừng vài phút sau, 2 người đó đã cùng với 2 cảnh sát đến và yêu cầu xét xe. Khi xét đến gói đồ họ đã phát hiện đó là bạch phiến. Thế là cả hai đã bị mời về đồn cảnh sát.
Sau khi thẩm vấn con của tôi và người bạn của cháu đã bị cáo buộc về tội sở hữu và buôn bán bạch phiến. Sáng hôm sau ra tòa cháu cũng như người bạn không chịu nhận tội. Tòa đã cho cả hai được tại ngoại chờ ngày xét xử,
Xin LS cho biết với sự dàn dựng để đưa cháu và bạn cháu vào bẩy như vừa nêu, liệu cháu có bị tòa kết tội như những gì cháu đã bị cáo buộc hay không"
Trả lời: Theo những gì ông kể trong thư, chúng tôi nhận thấy rằng còn nhiều chi tiết cần phải được làm sáng tỏ trước khi trả lời chính xác cho câu hỏi mà ông đã đặt ra. Tuy nhiên, để giải tỏa một vài nguyên tắc của luật pháp liên hệ trong vụ này, chúng tôi xin được trả lời về vấn đề là liệu cảnh sát cài bẩy để bắt người khác, thì điều đó có hợp pháp hay không"
Trong vụ R v Stanley (1995) 2 Crim LN 22. Tình tiết trong vụ đó có thể tóm lược như sau: Vào năm 1989 bị cáo yêu cầu một người đàn ông có tên là Lee sắp xếp để mua một số lượng bạch phiến nhập cảng vào Úc.
Bị cáo không ngờ Lee là một điềm chỉ viên của cảnh sát Mã Lai, vì thế cả Úc lẫn Mã Lai đã được cảnh giác về việc này.
Lee và một cảnh sát viên khác, người Mã Lai, tên là Chong đã mua bạch phiến tại Mã Lai. Cả hai người sau đó đã mang bạch phiến vào nước Úc và gặp bị cáo. Bị cáo đã bị bắt ngay sau khi nhận bạch phiến từ Chong và Lee. Sau đó bị cáo đã bị kết tội sỡ hữu và cung cấp bạch phiến.
Bị cáo bèn kháng án với 2 lý do: (1) bị cáo cho rằng bị cáo đã bị cài bẩy để bắt; (2) hậu quả của việc cảnh sát dính dáng đến việc nhập lậu bạch phiến vào Úc là phải ngưng ngay thủ tục truy tố bị cáo, hoặc tòa phải hành xử quyền tùy tiện để loại bỏ bằng chứng chứng minh rằng bị cáo có tội.
“Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Úc” [the High Court of Australia] cho rằng không thể đưa ra lời biện minh về việc bị cài bẩy bởi “nhân viên thi hành luật pháp được” [law enforcement official]. Có sự thảo luận liên hệ đến sự khác nhau giữa, một bên là, quan điểm của “Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang” [the State Supreme Court] cùng các tòa án tại Anh Quốc, Gia Nã Đại cùng Tân Tây Lan, và bên kia là, một số phán quyết của “Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ” [The Supreme Court of the United States].


Sau khi xem xét các phán quyết khác nhau, Chánh Án Mason, và các Thẩm Phán Deane và Dawson trong một “phán quyết chung” [a joint judgment] đã cho rằng:
“Dựa vào các phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tòa phát hiện rằng những phán quyết đó đã không đưa ra một khái niệm căn bản thỏa đáng đối với việc chấp nhận sự cài bẩy như là một lý do để biện minh về các cáo buộc hình sự theo luật pháp của chúng ta.”
Đặc biệt là các phán quyết đó đã không đưa ra bất cứ nguyên tắc nào thuộc án lệ có thể xác quyết được rằng: một người có tội sẽ được miễn tội nếu người đó thực hiện những điều mà các viên chức chính quyền xúi giục hoặc thuyết phục.
Tòa cho rằng “. . . Nếu sự phạm tội là do bởi hành vi bất hợp pháp của một người khác, thì thủ tục hình sự cũng phải được tiến hành để truy tố người khác đó.
Nếu người khác đó là cảnh sát hoặc là viên chức của chính quyền, và việc không chịu thiết lập thủ tục để truy tố các viên chức đó của chính quyền về tội hình sự, thì tòa có thể hành xử quyền tùy tiện để loại bỏ bằng chứng hoặc các yếu tố thâu đạt được một cách bất hợp pháp. . .”
Các Thẩm Phán Brennan và Toohey cũng đã đưa ra một phán quyết tương tự. Thẩm Phán Brennan cho rằng: “. . . phải công nhận thẩm quyền tư pháp của tòa để đưa ra quyết định đình chỉ vĩnh viễn sự truy tố vì lý do bị cài bẩy. Thẩm quyền tư pháp đó sẽ xử dụng thẩm quyền tùy tiện để xét xử hoặc không xét xử một trường hợp nào đó, tùy theo Tòa có muốn cho bị cáo được tự do hay không. ”
Riêng các Thẩm Phán Gaudron và McHugh thì cho rằng đình chỉ sự truy tố là sự bồi hoàn thích đáng nhất trong trường hợp bị cài bẩy.
Tòa cho rằng vị thẩm phán tọa xử có thể hành xử thẩm quyền tùy tiện để loại bỏ các chứng cớ hoặc các yếu tố của sự vi phạm trong trường hợp sự vi phạm đó là do những hành vi bất hợp pháp được thực hiện bởi các nhân viên thi hành luật pháp.
Cuối cùng tòa đã tuyên bố rằng dựa vào lý do thuộc về chính sách công cộng tất cả các bằng chứng liên hệ đến việc nhập cảng bạch phiến bất hợp pháp đều phải được loại bỏ, tuy nhiên, tòa đã nhấn mạnh rằng nguyên tắc này sẽ không áp dụng đối với các vi phạm tiểu bang chẳng hạn như tội sở hữu và buôn bán bạch phiến.
Dựa vào các nguyên tắc được đề ra trong phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng con của ông cũng cũng như bạn của anh ta có thể trưng dẫn những sự kiện về việc cảnh sát cố tình cài bẩy để bắt và buộc họ về tội sở hữu và buôn bán bạch phiến để biện bạch cho hành vi phạm pháp của họ.
Mặc dầu đây là một vi phạm theo sự quy định của luật pháp tiểu bang, tuy nhiên con của ông vẫn có quyền trưng dẫn những chứng cớ là cảnh sát đã cài bẩy, để bồi thầm đoàn quyết định là liệu con của ông có phạm vào những tội đã bị cáo buộc hay không. Theo sự diễn tả của ông thì số lượng bạch phiến đó có thể vượt ra ngoài thẩm quyền tư pháp của tòa án sơ thẩm.
Tuy nhiên, con của ông vẫn có quyền lựa chọn để được tòa án sơ thẩm xét xử mà không cần đến sự tham dự của bồi thẩm đoàn.
Theo thiển ý của chúng tôi, những tình tiết ông nêu lên trong thư còn nhiều điểm chưa rõ ràng, vì thế nếu ông còn thắc mắc xin vui lòng điện thoại cho chúng tôi để được trả lời tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.