Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao

29/09/200800:00:00(Xem: 2581)

– Tiền Đạo<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, chúng tôi xin được cùng quý vị tìm hiểu tiếp về môn “Rugby”.

Rugby là một loại thể thao “Football” với tên gọi chính thức “Rugby Football”, và là môn thi đấu theo hình thức chia làm hai đội tranh nhau quả bóng bầu dục trên sân để chuyền hay mang bóng đến phần “goal” của đối phương, hoặc đá bóng bay vượt trên khung goal hình chữ H được dựng ở lằn ranh cuối sân đối phương để tính điểm.

Môn Rugby rất được thịnh hành tại các quốc gia Châu Âu như Anh Quốc, Scotland, Ái Nhĩ Lan, Xứ Wales, Pháp Quốc, Ý Đại LợI, các quốc gia Châu Đại Dương gồm Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Samoa, Fiji, và đặc biệt tại Cộng Hòa Nam Phi, Á Căn Đình. Riêng tại Anh Quốc, Ái Nhĩ Lan, Xứ Wales, môn Rugby còn được gọi bằng danh xưng thân mật hơn là “Home Union”. Gần đây, môn Rugby còn lan rộng tầm ảnh hưởng đến vùng Châu Á với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của những đội bóng chuyên nghiệp tại Nhật Bản, Đại Hàn, Hồng kông v.v...

Về nguồn gốc lịch sử, môn Rugby được xem như khởi đầu từ một thiếu niên Anh Quốc là William Webb Ellis đột nhiên dùng tay ôm quả bóng chạy đến mức Goal đối phương trong một trận đấu “Football” vào năm 1823 tại trường “Rugby” ở tiểu bang Warwickshire. Trường “Rugby” vốn là một trong những trường tư thục trung học danh môn cổ xưa nhất Anh Quốc chuyên đào tạo những nhân tài cho tầng lớp trí thức trong xã hội và chỉ thu nhận con em của giới quý tộc giàu có theo học với hình thức nội trú. Tuy có những chứng cớ xác thực bằng văn bản ghi lại những động tác ôm bóng chạy, qua từ ngữ “running in” có từ khoảng năm 1890, nhưng người đầu tiên ôm bóng chạy có phải là chàng thiếu niên Ellis hay không thì có nhiều giả thuyết khác nhau. Thế nhưng, từ những tài liệu cổ xưa ghi chép nguồn gốc của môn Rugby thì lại có rất nhiều dẫn chứng cho thấy Ellis là người đầu tiên mang quả bóng chạy trong một trận cầu. Hơn nữa, liên quan đến cuộc nghiên cứu tìm hiểu nhân vật phát minh ra môn Rugby, người ta cũng chỉ tìm thấy được duy nhất tên của Ellis. Vào lúc đương thời tuy môn Football Anh Quốc vẫn cho phép dùng tay để chuyền bóng và đá vào goal đối phương, nhưng Ellis đã phá vỡ luật lệ này bằng cách mang bóng chạy đi chứ không dùng tay chuyền bóng, tức một dạng thức căn bản tiêu biểu của môn Rugby ngày nay. Riêng về tiểu sử của Ellis cũng được xác nhận là một nhân vật có thật, sinh năm 1806 tại vùng ngoại ô thành phố Manchester, là một tuyển thủ từng tham gia 3 mùa bóng Football tại trường “Warwickshire Rugby”, sau đó tốt nghiệp trường đại học Oxford và trở thành mục sư, đến cuối đời vì dưỡng bệnh nên chuyển cư sang miền Nam nước Pháp rồi mất tại đây, hưởng thọ 56 tuổi. Thời sinh tiền Ellis rất yêu thích môn Rugby và Cricket. Hiện nay tại nghĩa trang của thị trấn Manton thuộc vùng Côte D’ Azur, miền Nam nước Pháp, vẫn còn di tích mộ bia của Ellis.

Đồng thời, từ ngôi trường mà Ellis theo học trùng với tên của môn Rugby, người ta còn tìm thấy rất nhiều tài liệu ghi chép lại những chi tiết chứng minh môn Rugby đã được xuất phát từ ngôi trường này như: đồng phục của đội tuyển Anh Quốc nguyên thủy là áo trắng quần trắng vớ xanh, sau giờ nghỉ giải lao của một trấn đấu Rugby hai bên phải đổi sân, khi thi đấu cho đội tuyển quốc gia các tuyển thủ phải đội mũ an toàn, cột gôn hình chữ H, quả bóng có hình dạng bầu dục v.v...là những luật lệ căn bản thời đó mà môn Rugby hiện đại đang áp dụng.

Về danh xưng, lúc đương thời, môn túc cầu cũng vẫn chưa được xác định là một môn thể thao riêng biệt nên giữa môn Rugby và túc cầu còn bị lẫn lộn qua cách gọi biểu hiện bằng danh từ “Football”. Vì vậy, cách gọi môn túc cầu chính xác vốn không phải là “Soccer” mà đúng ra phải gọi là “Football” hoặc “Foot Ball nguyên thủy”. Trở lại thời kỳ Trung Cổ là giai đoạn bắt nguồn của môn “Football nguyên thủy” tại Anh Quốc, thì hình thức thi đấu của một trận cầu là sự tranh tài giữa các thôn làng với sự tham gia của hàng ngàn người sử dụng tay và chân để tranh nhau một quả bóng và đưa vào goal đối phương. Và vì chỉ cần bên nào đạt được 1 điểm là quyết định thắng bại nên sau đó luật việt vị được ra đời để kéo dài thời gian thi đấu và tạo cho sự cạnh tranh trở nên hào hứng hơn. Đối với môn Rugby cũng đã từng trải qua những quá trình thay đổi luật lệ từ những nguyên nhân tương tự do các trận đấu thường tổ chức vào những dịp lễ hội quy tụ số người tham chiến đông đảo và đặc biệt trong khi thi đấu cũng gây đưa đến tình trạng bị tử thương.

Bước vào thế kỷ 19, các tư thục danh môn của Anh Quốc như “Rugby”, “Eton”, “Harrow” v.v...đều tự đặt ra những luật lệ quy định riêng biệt cho môn “Football” của trường. Sau một thời gian khá dài, các trường mới đi đến sự thống nhất. Năm 1863, một hội nghị cuối cùng nhằm hệ thống hóa luật “Football” được tổ chức tại London. Nhưng sau khi hội nghị này kết thúc thì “Football” được phân ra thành 2 môn thể thao khác nhau: Túc Cầu và Rugby! Qua đó, Hiệp Hội Rugby (RFU: Rugby Football Union) được thành lập vào năm 1871 tại London để phân biệt với Hiệp Hội Túc Cầu (FA:Football Association) sáng lập từ năm 1863.

Trên phương diện địa lý, môn Rugby tại Anh Quốc được phát triển nhanh chóng từ khu vực trung tâm là vùng có nhiều khoáng sản than đá Manchester rồi lan dần đến phía Bắc tại Lancaster, Yorshire v.v… sau đó tiến đến miền nam Xứ Wales. Tuy nhiên, vào năm 1885 xảy ra tình trạng rạn nứt trong nội bộ Hiệp Hội Rugby miền Bắc Anh Quốc do việc đòi tăng lương của những thợ thuyền đang chơi cho những đội bóng Rugby (thời đó chưa có hình thức ký hợp đồng đầu quân vào những đội chuyên nghiệp như hiện nay). Biến cố nói trên đã dẫn đến sự hình thành một giải Rugby chuyên nghiệp khởi đầu với 22 đội bóng. Từ đó về sau, thế giới được biết đến môn Rugby qua 2 loại: “Rugby Union” và “Rugby League”.

“Rugby Union” là hình thức thi đấu giữa các đội cầu bán chuyên nghiệp của các đội bóng đại học thuộc miền Nam Anh Quốc, với 2 đội bóng lừng danh tiêu biểu là đội Đại Học Cambridge và đội Đại Học Oxford. Đối lại, “Rubgby League” là giải đấu hàng năm dành cho những đội bóng chuyên nghiệp có mức lương căn cứ vào những hợp đồng thỏa thuận giữa tuyển thủ và cầu đoàn. Từ thời điểm phân chia, tuy cả “Rugby Union” và “Rugby League” đều áp dụng luật lệ hoàn toàn giống nhau, nhưng hiện nay có một khác biệt như “Rugby Union” quy định số tuyển thủ của một đội trong trận đấu là 15 người, nhưng phía “Rugby League” chỉ công nhận 13 người. Tại một số quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Đại Hàn, Singapore v.v… môn Rugby vẫn được áp dụng theo hình thức của “Rugby Union”.

Ngoài ra, trên thế giới hiện nay “Rugby Union” được xem là một trường phái thể thao lành mạnh chủ yếu phát triển trong giới thượng lưu như là một phương tiện đào luyện nhân tài về cả 2 mặt Trí, Dục tại các trường đại học danh tiếng. Vì vậy, thỉnh thoảng “Rugby Union” còn được gọi là “môn thể thao lịch sự đầy nam tính”

Mặt khác, giữa 2 trường phái này cũng từng xảy ra nhiều mâu thuẫn đối lập qua một thời gian dài trong quá khứ như có nhiều tuyển thủ xuất sắc của “Rugby Union” đầu quân sang “Rugby League” hoặc phía “Rugby League” nghiêm cấm những tuyển thủ của mình ra sân trong những trận đấu của giới “Rugby Union” dù chỉ là hình thức đấu giao hữu v.v...Thế nhưng sau khi giải “Rugby World Cup” ra đời từ năm 1987 thì giới chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp Rugby của Anh Quốc cũng bắt đầu xóa bỏ những dị biệt để đi đến giai đoạn hợp tác ôn hòa như: từ năm 1995 “Rugby Union” đã nhìn nhận tính cách chuyên nghiệp của “Rugby League” sau 120 năm bảo thủ tư tưởng “bán chuyên nghiệp’’, và các huấn luyện viên của đôi bên cũng có những cuộc gặp gỡ, nói chuyện để trao đổi kinh nghiệm, hoặc phía“Rugby Union” chấp nhận luật phòng thủ của giới chuyên nghiệp v.v..

Đội hình của một đội cầu “Rugby Union” chia ra làm 2 phần chính, là hàng tấn công (FW: Forward) và hàng phòng ngự (BK: Backs), được phối trí theo thứ tự từ trên xuống dưới với:

Foward: 3 cầu thủ tuyến thứ nhất đứng trái sang phải có tên gọi theo số thứ tự là 1. Losehead Prop, 2. Hooker 3. Tighhead Prop.

2 cầu thủ tuyến thứ hai đứng từ trái sang phải có tên gọi theo số thứ tự là:

4. Look, 5. Look.

3 cầu thủ tuyến thứ ba đứng từ trái, giữa và phải có tên gọi theo số thứ tự là: 6. Blindsider Flanker, 8. Number 8, 7. Openside Flanker.

Backs: Half-back: gồm 2 cầu thủ đứng từ trái sang phải có tên gọi và số thứ tự là 9. Scrum-half , và 10. Fly-half

Three Quarter Back: gồm 4 cầu thủ đứng từ trái sang phải có tên gọi và số thứ tự là 11. Left Wing, 12. Inside Centre, 13. Outside Centre, 14. Right Wing

Fullback: chỉ có 1 cầu thủ đứng giữa có tên gọi và số thứ tự là 15. Fullback

Trong khi đó đội hình của “Rugby League” thì chỉ có 13 tuyển thủ với các vai trò tương tự nhưng số thứ tự thì đảo ngược từ dưới lên trên gồm có:

Hàng thủ: 1. Fullback.2. Right Wing, 3. Right Centre,4. Left Centre,

5. Left Wing, 6. Stand –off / Five-eight, 7. Scrum-half / Halfback.

Hàng tấn công: gồm 8 cầu thủ đứng từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo thứ tự là 8. Prod Forward, 9. Hooker, 10. Prop Forward, 11. Second Row,12. Second Row, 13. Loose / Lock Forward

Hiện nay những luật lệ tổng quát của đôi bên đã thống nhất theo những chi tiết căn bản như sau:

Đầu tiên là hình thức tính điểm. Khi mang bóng chạy đến vị trí cuối sân và đặt bóng trên phần đất“In Goal” sau vạch goal của đối phương thì gọi là “Try” được 5 điểm, và khi bóng được đá bay qua không gian giữa 2 trụ gôn dựng ở vạch cuối sân thì gọi là “ Drop Goal” được 3 điểm, và hình thức đá bóng vào không gian của gôn gọi là “Drop Kick”. Khi được hưởng phạt và đá trực tiếp vào gôn thì gọi là “Penalty Goal”, được 3 điểm. Hơn nữa, trường hợp sau khi ghi bàn bằng hình thức “Try” còn được hưởng thêm cơ hội làm bàn do trước đó bị đối phương gây lỗi thì gọi là “Conversion”, được 2 điểm.

Kế đến, tuy các cầu thủ được mang bóng vừa chạy, vừa ném, hoặc đá nhưng không được làm rơi bóng phía trước người (gọi là Knock On) hoặc ném bóng về phía trước người ( gọi là Throw Forward). Trong khi đối phương đang giữ bóng, có thể nắm bắt lấy người và vật ngã xuống (Tackle), và lúc đó tuyển thủ bị vật ngã phải nhanh chóng buông bóng ra nếu không sẽ bị phạm luật “Not Release The Ball” và lúc đó đội đối phương sẽ được hưởng quả “phạt Penalty Kick”

Vì qua hình thức “Tackle” cả hai tuyển thủ vật và bị vật ngã không được cử động nên những đồng đội của họ gồm hàng thủ và hàng tấn công sẽ kéo đến vây quanh hai tuyển thủ này. Lúc đó, nếu có người trong những đồng đội của họ lấy được bóng thì gọi là tình trạng “Maul” và nếu bóng vẫn còn trên mặt sân thì gọi là tình trạng “Ruck”. Sau đó, trọng tài sẽ quan sát tình hình và ra chỉ thị cho các cầu thủ đứng vây quanh lại nhau gọi là tình trạng “Scrum”. Trong tình trạng “Ruck” hoặc “Scrumage’’ các tuyển thủ có thể dùng chân để đẩy bóng lăn đi đến các vị trí thuận lợi. Từ tình trạng “Scrum” này, trọng tài sẽ ra dấu cho những tuyển thủ ở vai trò tiền đạo (Forward) của đôi bên đứng vây lại thành một hình tròn và các tuyển thủ ở vai trò Scrum-halfsẽ đưa bóng “vào trận đồ Scrum” để cho những tuyển thủ vai trò Hooker của hai bên tranh bóng. Tuy nhiên, nếu trường hợp “trận đồ Scrum” quá gần vị trí cuối sân “In Goal” của một bên thì bóng sẽ được giữ nguyên trong vòng Scrum để đội đang tấn công, tức đang áp sát mức gôn đối phương đẩy bóng vào vùng đất “in Goal” ghi điểm với tính cách được hưởng lợi thế tấn công. Trưòng hợp ghi điểm này gọi là “Scrum Try”.

 Rugby là một môn thể thao tranh bóng và va chạm trực tiếp giữa tất cả các cầu thủ nên luôn kèm theo những mức độ gây nguy hiểm nhất định cho đối phương qua những pha phạm lỗi. Do đó, luật về các lỗi phạm trong môn Rugby được quy định rất chặt chẽ và chi tiết. Tuy nhiên, trọng tài cũng không nhất thiết phải tạm ngưng trận đấu mỗi khi có cầu thủ phạm lỗi vì cũng có trường hợp nếu xử phạt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đội phạm lỗi, gọi là hình thức “Advantage” (Thí dụ như một bên đang trên thế tấn công bị cản phá, nếu phải dừng trận đấu để phạt cầu thủ phạm lỗisẽ gây bất lợi cho đội tấn công).Và khi đó trọng tại sẽ dang 2 tay thẳng ra song song với mặt đất để ra hiệu cho biết trận đấu không bị ngưng lại

Ngược lại, sau khi xử phạt cầu thủ phạm lỗi xong, tùy theo loại và mức độ phạm lỗi nặng nhẹ, trận đấu sẽ tiếp diễn bằng hình thứcxếp vòng “Scrum” hoặc đá phạt đền Penalty. Khi cầu thủ vi phạm nặng nề sẽ bị trọng tài cảnh cáo bằng thẻ vàng gọi là “sin-bin” và lúc đó bị tạm thời truất quyền thi đấu trong 10 phút, hoặc trường hợp nặng hơn sẽ bị rút thẻ đỏ bị đuổi ra sân.

Khi bóng văng ra ngoài đường biên sân, trận đấu sẽ tạm dừng và được tiếp tục bằng hình thức “Line out”, lúc đó từ điểm bóng văng ra ngoài biên các cầu thủ ở vai trò Forward của hai đội sẽ xếp thành hàng ngang song song với đường “Goal Line” trong tư thế đối diện nhau, và một tuyển thủ của đội không làm bóng văng ra ngoài biên sẽ đứng giữa hàng cầu thủ Forward này để tung bóng thẳng lên cho hai đội tiếp tục tranh bóng. Nếu không tung bóng thẳng sẽ bị phạm luật “Not Straight”.

Một trận đấu Rugby được quy định trong 80 phút, nhưng với điều kiện phải kết thúc diễn tiến của tình trạng một pha bóng mới chấm dứt trận đấu. Thí dụ như có một bên đang được hưởng quả phạt đền Penalty hoặc quả phạt gián tiếp Free Kick thì dù đúng vào phút thứ 80 trận đấu vẫn tiếp diễn cho đến khi đá xong quả phạt. Đặc biệt, trong môn Rugby khi chấm dứt trận đấu người ta không gọi là “game set” mà gọi là “no side” bắt nguồn từ truyền thống xưa kia của môn Rubgy qua tinh thần hòa đồng, sau khi chiến đấu xong hai đội bóng vẫn coi nhau là thân hữu, không còn lằn ranh chiến tuyến. Tinh thần “no side” này vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến nay dù môn Rugby đã được chuyên nghiệp hóa. Chẳng hạn như tại các cầu trường Rugby không phân biệt những chỗ ngồi quy định cho các cổ động viên ủng hộ từng đội, và gần đây các phòng tắm tại cầu trường cũng được xây chung cho các tuyển thủ đội nhà cùng đội khách sử dụng. Hơn nữa, sau mỗi trận đấu còn có những buổi tiệc gặp gỡ giữa hai cầu đoàn để tạo cơ hội cho tuyển thủ nói chuyện, trao đổi thân mật hơn gọi là “After Match Function” vốn là một tập quán đã có từ thế kỷ thứ 19.

Nhìn chung, các luật lệ của môn Rugby thoạt trông có vẻ như rất phức tạp, nhưng nếu qua cách nhìn thông thường của một trận cầu gồm các tuyển thủ tranh bóng để tiến về phía trước đặt vào gôn đối phương ghi bàn thắng, thì ta sẽ dễ nhìn ra tuyển thủ nào xuất sắc và đội cầu nào đang chiếm ưu thế hoặc hùng mạnh hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.