Hôm nay,  

Giáo Dục: Đâu Chỉ Thu Hẹp Trong Phạm Vi Đại Học

10/09/200800:00:00(Xem: 2105)
Các lớp học mùa thu đã bắt đầu khai giảng, sớm hơn tại một số trường, vậy mà văn phòng các cố vấn giáo dục khắp nơi đã chật ních học sinh với những lời hướng dẫn lớp nào nên lấy để lấy bằng tốt nghiệp. Trong quá trình này, trên 90% sinh viên được hướng dẫn theo chiều hướng chuẩn bị cho đại học. Và một số người tỏ ra không đồng tình với tỉ lệ ấy. Với họ, “90” là một con số quá lớn.

Ngược lại với những gì dư luận từng công nhận, tầm quan trọng của học vị cử nhân đã bị nhiều người gán cho nó một vị trí quá quan trọng. Trong năm 2007, có khoảng 67% học sinh trung học tiến thẳng vào đại học so với tỉ lệ chỉ bằng phân nửa con số trên vào năm 1972. Nhưng như vậy không phải là đáng mừng sao"

Đầu tiên phải hiểu rằng những thăm dò khoa học đều thống nhất rằng trung bình có thu nhập cao hơn những người không có bằng. Nhưng có một điều mà ít ai để ý đó là những khảo sát đó đều được nghiên cứu lúc mà thời điểm kinh tế toàn cầu chỉ ở giai đoạn phôi thai. Sự hiện hữu và chiếm lĩnh của nó đã làm nhiều người suy nghĩ lại triết lý giáo dục.

Nếu đúng như lời Alan Blinder, cựu phó chủ tịch Hội đồng Thống Đốc thuộc Hệ Thống Quỹ Ngân Khố thì những công việc duy nhất có nhiều triển vọng và tương đối ổn định không phải là những công việc về máy móc có thể dễ dàng chuyển sang các quốc gia láng giềng. Đó là những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì, và kỹ năng. Đó là những công việc tưởng chừng như xa vời như thợ điện, kỹ sư xe hơi. Họ sẽ vượt qua mặt những người bạn có bằng đại học nhưng đang hưởng trợ cấp.

Hơn thế nữa, kể từ khi đồng lương có sự khác biệt lớn tùy thuộc vào từng loại công việc, những ai có bằng đại học và đang đi làm chưa hẳn có thu nhập cao nhất. Điều này cũng đúng đối với những người không có bằng nhưng ít nhất những người này nằm trong môi trường có nhu cầu tìm đến kỹ năng của họ cao hơn.

Tạp Chí Phố Wall báo cáo vào tháng trước một số nhân viên lao động trong liên đoàn có thu nhập cao hơn những người bạn của họ tốt nghiệp đại học mà lại không có gánh nặng nợ nần chồng chất.

Do đó nhiều học sinh tại đa số các tiểu bang không có chọn lựa nào khác mà buộc phải theo học một chuỗi các lớp học có hệ thống cứng nhắc không nằm trong sở thích và nhu cầu của mình. Đứng đầu danh sách đó là môn đại số 1. Luật Giáo Dục tại Cali đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều khi buộc các em phải hoàn tất môn học này trước khi tốt nghiệp. Hiện tại chỉ có hơn phân nửa các học sinh lớp 8 đang học lớp này. Một dự luật đang được duyệt để buộc tất cả học sinh phải lấy lớp này trong vòng 3 năm tới.

Tại những quốc gia khác, người ta hiểu được sự quan trọng của các lớp huấn nghiệp và năng suất sản xuất nên đã chấp nhận và hình thành một văn hóa giáo dục thứ ba. Những học sinh này được tôn trọng hơn là bị khinh rẻ. Điều mà nhiều người Mỹ cần phải hiểu rằng là đại học là một nơi thuận tiện để học cách học. Nó không phải là nơi duy nhất và càng không thể thay thế được kinh nghiệm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.