Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Phong Trào Công Đoàn Và Giới Trẻ

11/08/200800:00:00(Xem: 2195)
Trong tuần qua có tin là phong trào công đoàn đang hoàn tất một kế hoạch nhằm đưa ra một chương trình thí nghiệm trong việc khuyến khích thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi gia nhập công đoàn sau khi một cuộc nghiên cứu cho thấy đại đa số người trẻ tuổi thuộc thế hệ được mệnh danh là Thế Hệ Y không thể miêu tả được công đoàn là gì. Theo giới truyền thông chính mạch Úc thì kế hoạch này bao gồm việc viên chức công đoàn vào học đường để giáo dục các em học sinh về công đoàn - dĩ nhiên là chuyện này chỉ xảy ra với sự cho phép của các bộ giáo dục, cũng như của phụ huynh. Công đoàn cũng lên tiếng kêu gọi chính phủ ở cả hai cấp liên bang và tiểu bang nên nghĩ đên việc tài trợ cho chương trình này, bởi vì nó được đề ra với mục đích giúp giới trẻ thấu hiểu được quyền lợi của họ ở nơi làm việc. Sau đây, xin mời qúy độc giả theo dõi bài viết của ký giả Ewin Hannan, tựa đề “Youth & Unions Don’t Mix”, được đăng tải trên The Weekend Australian ngày 2/8/08 vừa qua.

*

Cô Danielle Acher đứng trước một tấm bảng trắng, nói chuyện với một nhóm học viên ngoại quốc vừa đến Úc về quyền lợi của họ tại nơi làm việc. Ở trong trụ sở của Victoria Trades Hall Council (Liên Đoàn Lao Động Victoria), cô khuyến khích sự phản ứng cùng các câu hỏi của họ trong lúc cô giải thích về những bổng lộc luật định (legal entitlements) cũng như sự hiện hữu của công đoàn để tranh đấu cho lương hướng cao hơn, để cải thiện điều kiện làm việc tốt đẹp hơn và để chống lại bất kỳ một chủ nhân nào có thể tìm cách bóc lột họ để trục lợi.

Các học viên ngành phúc lợi cộng đồng (community welfare) từ Cambridge College ở Melbourne lắng nghe một cách lịch sự và lễ độ. Họ đều giật mình kinh ngạc khi cô Archer cho biết rằng 98% người lao động Úc làm việc trong những công ty với ít hơn 100 nhân viên, và như thế những người này sẽ không được bảo vệ trong chuyện bị đuổi việc một cách bất công. Đến cuối buổi nói chuyện khi cô Archer ghi số điện thoại của đường dây giúp đỡ nơi làm việc (workplace hlepline) thì hầu hết các học viên ghi chép số này vào sổ, hoặc bấm thẳng vào điện thoại lưu động của họ.

Trong vai trò điều hợp viên của Mạng Lưới Công Đoàn Trẻ (Young Unionists Network), cô Archer đã đích thân chứng kiến sự suy thoái của chủ nghĩa công đoàn trong giới trẻ thuộc thế hệ được mệnh danh là Generation Y (những người sinh ra trong khoảng 1982-2000). Trong lực lượng lao động trên toàn nước Úc, chỉ có 1/10 những người lao động trẻ tuổi là thành viên của công đoàn và các viên chức công đoàn sẵn sàng thừa nhận rằng tỷ số này còn thấp hơn nữa trong những cơ sở làm việc tư nhân. Khoảng 70% người lao động trẻ tuổi được thuê mướn làm việc trên căn bản bán-thời (part-time) hoặc bất định (casual) và tỷ lệ thành viên công đoàn trong đội ngũ những người làm việc bất định đã sụt giảm từ 14% xuống 7% trong vòng một thập niên qua. Trong khoảng thời gian 12 tháng từ 2006-2007, số thành viên công đoàn trong giới lao động trẻ suy sụp hơn 33%.

Cô Archer nói: “Bây giờ không còn một nền văn hóa chuộng công đoàn trong giới trẻ nữa. Khi tôi còn nhỏ thì cha tôi lúc nào cũng nói về công đoàn. Thế nhưng, trong giới lao động trẻ hiện nay cũng như trong vòng thân hữu bạn bè của họ nếp sống ấy không còn như thuở xưa nữa. Nếu chúng ta làm một cuộc thăm dò với thật nhiều người trẻ tuổi và hỏi họ rằng chuyện gì quan trọng nhất đối với họ thì những điều thường được nhắc đến sẽ là việc sử dụng nơi công cộng, khả năng tiêu thụ hàng hóa, giao du vui chơi bè bạn. Đại loại như thế. Công ăn việc làm không nhất thiết là ưu tiên hàng đầu”.

Sự sụp đổ của tầm ảnh hưởng của công đoàn đối với những người lao động từ 24 tuổi trở xuống không phải là một hiện tượng đặc thù chỉ xảy ra ở Úc mà thôi. Ở Anh Quốc, các nhà nghiên cứu nhắc đến một thế hệ của “những kẻ không bao giờ là thành viên” (never-members) khi họ ghi nhận sự gia tăng từ khoảng đầu thập niên 80 tỷ lệ những người làm thuê không gia nhập công đoàn. Hai nhà nghiên cứu Alex Bryson và Rafael Gomez khám phá được rằng chính sự giảm thiểu cơ hội mà người lao động trở nên thành viên công đoàn chứ không phải sự lìa bỏ công đoàn của thành viên đương thời mới là nguyên nhân chính của sự suy thoái của tỷ lệ thành viên công đoàn trong lực lượng lao động ở Anh.

Ở Úc thì các công đoàn cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến cho họ không có sức thu hút đối với giới trẻ. Những nguyên nhân này bao gồm sự thay đổi bản chất của công việc, điển hình là sự phát triển của những công việc làm bán-thời hoặc bất định (casual).

Giới trẻ càng ngày càng cáng đáng nhiều chuyện, vừa học vừa làm việc, thường xuyên thay đổi công việc làm hơn là chuyên chú vào một công việc làm toàn thời gian sau khi hoàn tất trung học. Một số lớn những công việc lao động tay chân (blue collar job) vốn theo truyền thống là những công việc thường đoàn ngũ hóa rất mạnh mẽ đã biến mất khỏi kỹ nghệ sản xuất và một thế hệ người lao động mới đã bắt đầu bước vào kỹ nghệ phục vụ (service sectors) vốn đang phát triển và các chỗ làm nhỏ nơi mà công đoàn không còn thế đứng nữa.

Trong suốt một thập niên qua, các công đoàn còn phải chống chọi với nhiều chính sách của chính phủ Howard, vốn được cố tình hoạch định để làm giảm thiểu tầm ảnh hưởng của công đoàn bằng cách giảm thiểu quyền thương lượng chung (collective bargaining rights), giới hạn quyền viếng thăm chỗ lam việc của công đoàn và xiển dương việc sử dụng hợp đồng riêng lẻ cá nhân (individual contract). Chính phủ Howard đã thành công trong việc sử dụng đạo luật Work Choices, kèm theo với những câu hô hào liên tục chống công đoàn, để làm phai nhòa hơn nữa hình ảnh của công đoàn trong tâm trí người lao động trẻ tuổi mà đa số chỉ biết có một chính phủ ở Canberra (là chính phủ Howard) mà thôi.

Thế nhưng, rất nhiều viên chức công đoàn thừa nhận sự sụt giảm tỷ lệ thành viên trong giới trẻ không thể nào chỉ được đổ lỗi một cách đơn giản vào tuổi tác, vào chính phủ thù nghịch, vào sự sụt giảm của việc gia nhập hội đoàn nói chung (điển hình là các đảng phái chính trị hoặc các tôn giáo), hoặc sự phát triển của sự việc được mệnh danh là cá nhân chủ nghĩa (individualism). Cuộc nghiên cứu của công đoàn cho thấy tổ chức lao động (organised labour) đang gặp vấn nạn về hình ảnh của mình, và trong vài trường hợp, không có được tí ấn tượng nào cả. Một cuộc nghiên cứu gần đây của liên đoàn lao động Unions NSW cho thấy rằng hơn 50% người trẻ tuổi được phỏng vấn không thể miêu tả được công đoàn là gì nữa!

Cốt lõi của sự thiếu hiểu biết này là việc phần lớn người lao động trẻ, ngoại trừ những người làm việc cho các chuỗi siêu thị chính, không hề được ai mời gọi gia nhập công đoàn.

Trong khi cuộc nghiên cứu cho thấy người lao động thường có nhiều triển vọng có thái độ tốt đối với công đoàn nếu họ được gặp công đoàn sớm hơn trong cuộc đời làm việc của họ, thử thách mà nhiều công đoàn phải đối diện là họ không thể nào tìm được những người lao động cả. rất nhiều công đoàn hiện đã phải hỏi rằng: “Những người lao động, họ ở đâu rồi"”.

Ông Paul Howes, viên tổng thư ký quốc gia trong lứa tuổi 20 của công đoàn AWU (Australian Workers Union) nói: “Đấy là câu hỏi then chốt vô cùng giá trị. Chúng tôi không hề gặp khó khăn trong việc khuyến khích người lao động gia nhập một khi chúng tôi gặp được họ. Cái khó là làm sao gặp được họ. Chúng tôi thường xuyên hỏi “Vì sao các bạn lại không gia nhập công đoàn trước đây"” Chúng tôi tổ chức một chiến dịch trong kỹ nghệ y tế ở Queensland và 72% những người trả lời câu hỏi này cho biết “Không có ai kêu gọi, mời mọc chúng tôi cả!” Thế đấy”.

Giới lãnh đạo công đoàn đều bày tỏ sự thất vọng rằng sự thành thành công của chiến dịch Your Rights At Work (YRAW) - Quyền Lợi Của Bạn Tại Nơi Làm Việc - trong việc chống lại chính phủ Howard đã không ngăn chận được sự suy giảm của số thành viên công đoàn.

Ông Damian Oliver, nhà phân tích nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nơi Làm Việc (Workplace Research Centre) thuộc viện đại học University of Sydney cho biết sự thất bại của chiến dịch YRAW trong việc nhấn mạnh về sự cần thiết gia nhập công đoàn là một sự chỉ trích thích đáng. Quả thật như vậy, bởi vì việc dồn một số lượng tài nguyên khổng lồ để góp phần vào việc đánh bại chính phủ đã tạo ảnh hưởng xấu đến việc tuyển mộ thành viên mới. Ông nói: “Trong thời kỳ tiền bầu cử, tất cả mọi tài nguyên có được đều được dồn cho chiến dịch Your Rights At Work. Và sức xung kích bị mất đi vì công đoàn chỉ dồn nỗ lực vào việc vận động bầu cử thay vì chú ý vào việc tuyển mộ thành viên mới. Bây giờ, họ cần phải xoay ngược thế cờ và tái tạo lực xung kích”.

Ông Dean Mighell, tổng thư ký chi bộ Victoria của công đoàn điện lực (Electrical Trades Union), cho biết công đoàn của ông đã có thể thu hút được người lao động trẻ tuổi (1,500 trong số 16,000 thành viên của công đoàn này dưới 21 tuổi) bằng cách chứng minh cho những người học nghề thấy rằng công đoàn có thể mang lại lương hướng cao hơn, cải thiện mức độ y tế và an toàn, và bảo vệ họ chống lại các chủ nhân xấu. Ông đặt vấn đề như sau: “Làm thế nào mà một vài công đoàn có thể sống còn, và thậm chí phát triển trong một môi trường mà nhiều công đoàn khác đang chết dần chết mòn mặc dù tất cả đều có cùng một lá bài" Chúng ta không thể nào chỉ đổ lỗi cho những đạo luật về lao tư của ông Rudd – tôi gọi chúng là luật của ông Rudd là vì đã đên lúc mà chúng ta phải ngưng đổ lỗi cho chính phủ tiền nhiệm – hoặc những nguyên nhân khác. Chúng ta phải suy xét lại cách điều hành công đoàn cũng như những hạng người mà chúng ta có được”.

Giới viên chức công đoàn đồng ý rằng cấu trúc của lệ phí quả thật đã khiến người lao động trẻ tuổi e dè không gia nhập, đặc biệt là những người có thể làm nhiều công việc trong nhiều kỹ nghệ khác nhau, vốn đòi hỏi họ phải gia nhập nhiều hơn một công đoàn.

Một phần của chiến lược nhắm vào giới trẻ vốn sẽ được Unions NSW (Liên Đoàn Lao Công NSW) và ACTU (Tổng Liên Đoàn Lao Công Úc) ban hành trong năm nay có thể sẽ bao gồm việc mời gọi giới trẻ gia nhập với lệ phí giảm thiểu tối đa. Ông Chris Christodoulou, phụ tá tổng thư ký Unions NSW nói: “Nếu bạn là một người trẻ tuổi chỉ làm việc ngày thứ Bảy trong tiệm bán cá và khoai chiên (fish & chip) ở góc đường gần nhà và lãnh $40 một tuần thì bạn sẽ không muốn trả lệ phí công đoàn $6 một tuần rồi”.

Những người lao động trẻ có thể sẽ được khuyến khích gia nhập qua việc cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau với một lệ phí tối thiểu. Chiến dịch sẽ nhắm vào việc tạo sự hiểu biết về công đoàn cho những người làm thuê ở lứa tuổi từ 14 đến 18, vừa đi học vừa đi làm, và sẽ bao gồm luôn đề nghị làm mối giây liên kết giữa những người lao động trẻ tuổi này với những nơi làm việc có lương hướng tốt hơn vì có sự hiện diện của công đoàn.

Tuy nhiên, ông Howes cho biết ông không tin lắm về sự thành công của việc công đoàn cố hoạch định những chương trình đặc biệt nhắm vào giới trẻ. Ông nói: “Nếu xét lại những sáng kiến loại này cũng như những quyết nghị của ban thường vụ ACTU hoặc của đại hội ACTU cũng như những ủy ban thanh niên của các công đoàn thì thấy. Vì tuổi tác của tôi nên thông thường tôi phải tham gia những thứ này. Và những thứ này có thể rất nhàm chán và thật tình mà nói thì tôi thấy chúng chỉ là một sự phí thì giờ, vô bổ mà thôi. Công đoàn của chúng tôi không có một chương trình nào đặc biệt nhắm vào việc kêu gọi giới trẻ gia nhập cả. Việc mà chúng tôi sẽ làm là tiếp tục đoàn ngũ hóa trong các kỹ nghệ và đoàn ngũ hóa cùng tuyển mộ thanh viên vào công đoàn bất kỳ ở tuổi tác nào. Một người 18 tuổi làm việc trong một hãng chế tạo nhôm sẽ có hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt với một người 18 tuổi làm trong trung tâm khuyến mãi qua điện thoại (call centre), hoặc một ký giả tập sự hoặc một người làm việc trong siêu thị. Vì thế, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể có được một phương cách duy nhất, một cỡ vừa mọi cỡ (one size fits all) để có thể đoàn ngũ hoá những kỹ nghệ thuần túy dựa theo tuổi tác mà thôi”.

Cô Archer cho biết có rất ít công đoàn tạo điều kiện dễ dãi cho giới trẻ gia nhập và rất nhiều công đoàn tin tưởng một cách sai lầm rằng người lao động sẽ gia nhập một khi họ lớn hơn một chút và đã chuyển từ những công việc bất định sang cố định toàn thời. Cô nói: “Tôi không nghĩ rằng hiện đang có một nỗ lực thật lớn để khuyến khích tuyển mộ người làm việc bất định bởi vì họ không nhất thiết ở trong những ngành nghề này trong một thời gian dài. Đấy là một điều cần được thay đổi. Công đoàn thường được đoàn ngũ hóa dựa theo kỹ nghệ. Họ đặt căn bản vào kỹ nghệ. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần thấy sự nẩy sinh của một thể thức công đoàn mới. Công đoàn của giới trẻ. Công đoàn dành cho người làm việc bất định. Công đoàn của những bà mẹ đơn chiếc. Những công đoàn trang bị với tin liệu, với luật pháp, với kỹ năng và tài nguyên để đoàn ngũ hóa quanh những vấn đề đối diện với nhiều nhóm khác nhau trong xã hội. Thoạt nghe có vẻ quá mới mẻ, quá xa, nhưng công đoàn cần phải thay đổi phương cách hoạt động cũ kỹ, cứng nhắc của họ”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.