Hôm nay,  

Obama Tự Khẳng Định Trên Thế Giới

23/07/200800:00:00(Xem: 8353)
Muốn hay không muốn Mỹ vẫn còn là một đệ nhứt siêu cường. Quyền lợi Mỹ bàng bạc khắp điạ cầu. Những vấn đề quốc tế, quốc tung lớn muốn giải quyết cần phải có ý kiến của Mỹ. Ứng cử viên muốn thành tổng thống Mỹ vì vậy phải chứng tỏ cho chánh quyền và nhân dân các nước thấy tầm vóc và tài đức của mình trên thế. Tuy nhân dân trên thế giới không có bầu tổng thống Mỹ, nhưng công luận của các nước có ảnh hưởng phần nào đến cái nhìn của cử tri Mỹ đối với người sẽ đứng ra lãnh đạo nước Mỹ và nắm quyền ngoại giao là quyên của liên bang. Để được thế, Ô Obama phải thuyết phục cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, Ông còn phải cứu vãn sự trể tràng của Ong đối với  với ứng cử viên Cộng Hoà đối thủ là John McCain đã đi trước  trên phương diện  an ninh quốc gia và thế giới. Ô Obama vì vậy quyết định làm một chuyến công du Cận và Trung Đông, kế đó là Liên Âu. Nhìn chung, theo tin Reuters Ô. Obama là gần gũi hàng ngày với báo chí Mỹ nhưng phải khá vất vả mới tạo được dáng đứng với cộng đồng quốc tế. Đặc biệt truyền thống của nước Mỹ dù đối lập, ứng cử viên Mỹ cũng không nói xấu Mỹ ở hải ngoại. Do đó trong suốt cuộc hành trình công du Âu Châu và Cận và Trung Đông. Ô Obama chỉ giải trình, thuyết phục chủ trương ngoại giao của mình, chớ không có tiếng bấc tiếng chì với chánh quyền Bush dù ngành ngoại giao của chánh quyền Bush chỉ dành cho Ô Obama và hai vị Thương Nghị sĩ khác lãnh đạo một phái đoàn 300 nhân vật từng có tâm tiếng trên thế giới, qui chế của chức vụ hiến định là thượng nghị sĩ hơn là ứng cử viên tổng thống.

Cử tri  Mỹ là những người khó tánh và bất mãn kinh niên. Ô. McCain công du Mễ, cử tri Mỹ phê bình ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà đã quá xa rời nhiệm vụ  công tác xã hội. Ô. Obama đi Âu Châu và Trung Đông thì cử tri Mỹ phê bình kiến thức và kinh nghiệm ngoại vụ thiếu của người Thượng Nghị sĩ  da màu, xuất thân từ TB Illinois mơi nứt niềng nhảy vào đường đua giành lại Nhà Trắng.  Đối với đa số những người Mỹ được thăm dò trong ba tháng trở lại đây, những ý kiến và đề nghị của Ô. Obama  để giải quyết vấn đề  an ninh của thế giới và của nước Mỹ là khập khiễng thậm chí còn không thực tiễn nữa. Người ứng cử viên tổng thống của đàng Dân Chủ không đáp ứng sự chờ đợi của quốc dân qua ba mong muốn chánh liên quan đến thế giới: việc chấm dứt Chiến tranh Iraq, kế hoạch bành trướng của Trung Cộng, và hiểm họa nguyên tử của Iran. Trái lại đối đầu với Ô. Obama, ứng cử viên McCain, một cựu phi công đã tỏ ra thành công, gỡ rối và hoá giải cái thất thế của chánh quyền đảng Cộng Hoà do TT Bush lãnh đạo. 80% người Mỹ được thăm dò tỏ ra tin ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hoà có khả năng đảm nhiệm chức vụ tư lịnh tối cao Quân lực Mỹ hơn Ô Obama chỉ 55%. 

Đảng Dân Chủ thừa biết những bất lợi ấy, nên cấp tốc lập lịch trình cho Ô Obama công du, ngay trong tháng Bảy. Theo kế hoạch dự trù, trong 6 ngày, Ô Obama phải đi gần như một vòng thế giới, ghé qua các căn cứ quân sự của Mỹ Bagdad, Kaboul, Jérusalem, Ramallah, Berlin, Londres và  Paris. Ngay ngày đầu vào thứ Bảy, Ô. Obama phải chứng tỏ tầm vóc của Ong trên thế giới. Ong phải được được chào đón như một ngôi sao nhạc Rock ngay tại "Obamaland" tại Au Châu. Tại Âu Châu vốn có cảm tình với Ô Obama, coi Ong là một hiện tượng hay một cuộc cách mạng xoay dòng lịch sử chanh tri và văn hoá Mỹ--  một người Da màu đầu tiên có thể lên làm tổng thống Mỹ - Ô Obama không khó để  thành công tại Au Châu trong việc tự khẳng định mình đủ tài đức và thao lược ngoại giao. Nên lịch trình dành cái khó ở Trung Đông để giải quyết trước rồi  mới viếng Đức, Anh, Pháp trước khi trở về Mỹ.

Cái khó là ở Trung Đông. Các nhà lãnh đạo các nước Cận và Trung Đông vốn chưa biết Ông, nên không thể một ngày một bữa bắt người ta đặt niềm tin nơi Ông  được. Ô Obama phải làm việc vất vả. Cần một bộ tham mưu và phái đoàn phải hùng hậu, uy tín thế giới cao để tạo hào quang cho Ô Obama. Chánh tri là vậy, đông có "mày",  tây có "tao", chúng ta cùng vận động. Đó là việc phải làm của bộ tham mưu chiến dịch và những cố vấn thân cận về ngoại giao của Ô Obama. 300 nhân vật có uy tín đối với vùng Trung Đông của Đảng Dân Chủ  được triệu thỉnh và sẵn lòng đến góp một bàn tay với bô tham mưu chiến dịch tranh cử, nối thành một vòng hào quang lớn quanh  Ô Obama. Từ Bà Madeleine Korbel Albright, Cựu Ngoại Trưởng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ thời nhiệm kỳ 2 của TT Clinton, đến người được giải Pulitzer là Samantha Power, cùng với những cố vấn khác đã ra tay làm chuyến công du Trung Đông nổi đình, nổi đám. Dù chánh quyền Bush chỉ xem việc Ô Obama với tư cách nghị sĩ, Ô Obama được Vua Abdoullah II của Jordanie, được Tổng Thống Do Thái Shimon Peres cùng Thủ Tướng Do Thái  Ehoud Olmert, được Quốc Trưởng Palestine Mahmoud Abbas, được Thủ Tướng Iran  Nouri al-Maliki, và dĩ  nhiên được TT Afghanistan và TT cùng Thủ Tướng Iraq tiếp kiến. Trong 4 ngày thôi, kế hoạch đòi hỏi phải làm sao tạo cho được thế đứng và tầm vóc của Ô Obama, và tạo niềm tin nơi những nhà lãnh đạo trong vùng đối với Ô Obama, với sự trợ giúp tận tình của phái đoàn 300 ngưòi cùng đi với Ô. Obama, trong đó có hai đồng viện là hai Thượng Nghị sĩ có tiếng của đảng Dân Chủ.

Tuy nhiên những cuộc gặp gỡ đó của Ô Obama có thể vô ích. Ô McCain vẫn kiên định lập trường ủng hộ Quân Đội Mỹ - có lẽ nhờ được chánh quyền Bush thông báo tin tức nhiều hơn-tài ngoại giao của Ô McCain được đánh giá cao hơn. Ô McCain tự tin đến nổi khôi hài trên báo  New York Times: "Điều làm tôi vui là Ông ấy đi Iraq, mới chỉ lần thứ hai thôi, và đi Afghanistan mới một lần thứ nhứt thôi". Theo thăm dò Ô McCain được xem là người suy nghĩ sâu sắc nhứt và kế họach của Ông về Iraq được công đồng thế giới có nhiều tình cảm. Trái với  ý định giữ quân ở Iraq của Ô McCain, Ô Obama chủ trương rút quân nhanh ra khỏi Iraq trong vòng 16 tháng để tập trung nỗ lực chiến tranh ở Afghanistan.  Vị Tướng Mỹ chỉ huy chiến trường Iraq không hài lòng về thời biểu rút quân của Ô Obama, cho là có hại cho quân nhân Mỹ ở chiến trường.

Nhưng những người Iraq có thẩm quyền việc nước, chuyện dân và quân của đất nước và nhân dân Iraq tỏ ra nghi ngại đối với hai chủ trương gần như trái ngược của hai ứng cứ viên tổng thống của hai chánh đảng Mỹ. Các nhà ngoại giao Iraq và Afghanistan tỏ ra nghi ngờ về những biện pháp của Ô Obama. Tướng  Nassir el-Hiti của Iraq nói, "Mọi ngưòi ở Iraq mến Ô Obama. Chúng tôi mừng nếu Ông đắc cử tổng thống" Nhưng vị Tướng này nói thêm, "Nhưng kế hoạch Iraq của Ông là không thể được." Tuy rằng Ô Obama đã tuyên bố nếu Ông đắc cử Ông sẽ gởi thêm cho Afghanistan 10,000 quân. Ông cũng sẽ chú tâm đến các căn cứ  phiá sau Al Qaeda như Pakistan. Ô. Obama không vạch lằn ranh rõ rệt giữa Ông và Ô McCain  trong vấn đề Iran và tình hình Cận Đông.  Ngưòi ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ này nếu tạo được tại Âu Châu những hình ảnh đẹp, thì ở Cận và Trung Đông Ông chưa làm được như thế. Trong bốn ngày  Ông chưa tự khẳng định  Ông có thể trở thành tổng thống dưới cái nhìn của những người lãnh đạo của hai nước Iraq và Afghanistan. Nhưng tại Mỹ trên đường chạy đua vào Nhà Trắng, Ô Obama vẫn vượt trước Ô McCain nếu tin vào những cuộc thăm dò.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.