Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Luật Pháp Úc Có Nên Chấp Nhận Đa Thê?!

08/07/200800:00:00(Xem: 2110)
Luật pháp Úc có nên hay không nên chấp nhận Đa Thê là một vấn đề làm tốn khá nhiều giấy mực trong tuần qua. Chuyện này đã xảy ra sau khi giáo sĩ Sheik Khalil Chami từ Trung Tâm Phúc Lợi Hồi Giáo (Islamic Welfare Centre) ở Lakemba, lên tiếng kêu gọi thay đổi luật pháp ở Úc để chấp nhận chuyện đa thê (polygamy). Ông khẳng định rằng có rất nhiều gia đình ở Úc đang sống trong tình trạng một chồng nhiều vợ và ông đã được rất nhiều người yêu cầu làm phép hôn phối cho họ lấy thêm vợ hai, vợ ba, nhưng ông từ chối. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng có nhiều giáo sĩ khác, dù không đủ kinh nghiệm vẫn làm những phép hôn phối loại này ở Úc cho giáo dân.

Kế đến, ông Keyser Trad, chủ tịch Hội Thân Hữu Hồi Giáo Tại Úc (Islamic Friendship Association of Australia) một khuôn mặt Hồi giáo khá quen thuộc với giới truyền thông Úc, cũng tuyên bố rằng sự công nhận những cuộc hôn nhân đa thê sẽ giúp đỡ trong việc bảo vệ quyền lợi của những người phụ nữ trong các cuộc hôn nhân ấy. Ông cho biết một số phụ nữ hiện đang sống trong các gia đình đa thê nhưng không được luật pháp hiện hành chấp nhận như vợ nhì, vợ ba chính thức sẽ có nhiều nguy cơ bị thiệt thòi, đặc biệt là về tài chánh, nếu chẳng may người chồng qua đời. Tại những quốc gia Hồi Giáo mà luật pháp được dựa theo giáo luật Sharia của tôn giáo này thì tất cả mọi người vợ của một người đan ông đều có quyền hành và địa vị ngang nhau, và tài sản phải được chia đồng đều cho tất cả mọi người vợ cùng các con sau khi ông chồng qua đời.

Ông Trad nhận xét như sau: “Nếu một người phụ nữ tự động quyết định bước vào một mối quan hệ như thế, và bà ta ký thác cả cuộc đời cho một người, để cưới ông ta, thì chuyện ấy lẽ ra phải được xem là không có gì sai quấy. Nếu có một thương nghiệp và thương nghiệp ấy có 4 cổ phần thì chúng ta sẽ thừa nhận chuyện (nhiều cổ phần) này. Như vậy tại sao chúng ta lại không nhìn nhận một sự (hùn hạp) tương tự khi nó là một mối quan hệ đồng thuận giữa những người đã trưởng thành"”

Nhưng, bà Joumanah El Matrah, giám đốc Hội Đồng Phúc Lợi Phụ Nữ Hồi Giáo Victoria (Islamic Women’s Welfare Council of Victoria) đã lên tiếng bài bác việc này, cho rằng những phụ nữ trong các gia đình đa thê thường bị tổn thương về tình cảm, tinh thần cũng như về tâm thần, và thực tế thì quyền sở hữu của họ cũng như khả năng tìm kế sinh nhai của họ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Bà Sherene Hassan, phát ngôn nhân của Hội Đồng Hồi Giáo Victoria (Islamic Council of Victoria) cũng tuyên bố: “Một nghìn bốn trăm năm về trước thì chuyện ấy có lẽ nhằm mục đích cao cả. Nhưng hiện nay thì động cơ đàng sau chủ thuyết đa thê có lẽ ít cao thượng hơn xưa nhiều”

Tưởng cũng nên nhắc lại, hiện nay ở Úc luật pháp không cho phép bất kỳ một ai được làm hôn thú trong lúc hôn thú trước vẫn còn hiệu lực. Song hôn (bigamy) vẫn còn là một tội hình sự. Thế nhưng, hiện nay, có một số gia đình theo chế độ đa thê đã đến định cư tại Úc từ những xã hội mà chế độ này được pháp luật thừa nhận. Theo nhật báo The Age thì hiện nay, trong số khoảng 20 gia đình sống trong tình trạng đa thê thì phần lớn là những gia đình tỵ nạn gốc Somali.

Tuy luật pháp Úc ngăn cấm chuyện đa thê, nhưng chính phủ Úc lại công nhận những cuộc hôn nhân được thừa nhận là hợp pháp ở các quốc gia khác, để tạo điều kiện cho các bà vợ sau, cùng con cái của họ được quyền lãnh trợ cấp an sinh xã hội.

Vào tháng 2/08 vừa qua chính phủ Anh cũng vừa ban hành một số luật lệ vốn công nhận các gia đình đa thê và cho phép người chồng được quyền lãnh tiền trợ cấp xã hội cho từng người vợ. Chuyện này xảy ra sau khi chính phủ Anh thú nhận rằng các vụ đa thê ngày càng gia tăng ở Anh và hiện có khoảng 1,000 người đàn ông sống hợp pháp với nhiều vợ cùng một lúc.

Thế nhưng, ở Úc thì tổng trưởng tư pháp Robert McClelland đã khẳng định: “Tất cả mọi người cần được cảnh cáo rằng theo luật pháp của Úc thì hôn nhân là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ duy nhất mà thôi, và cả hai người đều phải gạt bỏ tất cả mọi ai khác. Nó dựa theo văn hóa của xã hội chúng ta và những mối quan hệ đa thê hoàn toàn không phù hợp với nền văn hóa ấy, và với luật pháp nữa”.

Các nhật báo lớn đều có bài xã luận lên án lời kêu gọi của các ông Chami và Trad. Nhật báo The Age cho rằng lời kêu gọi thiếu ý thức này sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho những kẻ kỳ thị sử dụng chiêu bài bảo vệ những giá trị căn bản của Úc để sách động kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, và qua đó, hủy hoại nền văn hóa đa nguyên hiện nay ở Úc.

Nhật báo The Australian thì mạnh mẽ lên tiếng tuyên bố ủng hộ quyền của những người đã trưởng thành được sống theo ý của chính họ trong đời sống riêng tư của họ. Bài xã luận có đoạn viết: “Nếu đàn ông Hồi Giáo, hoặc Mặc Môn, hay bất kỳ một tôn giáo nào khác, hoặc không theo một tôn giáo nào cả, chọn lựa chung sống, có con và nuôi nấng bảo bọc nhiều hơn một người đàn bà, thì đấy là chuyện của họ, cho dù có rất nhiều người sẽ không tán thành. Và nếu một người đàn bà muốn chia xẻ cuộc sống với nhiều người đàn ông cũng thế.”

Tuy nhiên, bài xã luận khẳng định rằng: “Chiều ý ngài giáo sĩ có nghĩa là sẽ lén lút áp dụng luật sharia và thay vì làm giàu thêm cho chủ nghĩa đa văn hóa, chuyện này sẽ đi ngược lại với ý muốn của rất nhiều người Hồi giáo khi họ tìm đến nước Úc để có một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Và bài xã luận được kết thúc với lời ngợi khen quyết định sáng suốt của tổng trưởng tư pháp Robert McClelland.

Các lá thư độc giả về vấn đề này trong suốt tuần qua trên tất cả các nhật báo lớn cũng đều đồng loạt chỉ trích, tấn công các ông Chami và Trad.

Thế nhưng, có lẽ hữu hiệu nhất, và dí dỏm nhất vẫn là bài viết của luật sư trẻ tuổi Irfan Yusuf được đăng tải trên hai tờ Sydney Morning Herald và The Age ngày 27/6. Ông tuyên bố rằng không một ai ở Úc có thể biết được các vụ đa hôn có phổ thông hay không trong cộng đồng Hồi Giáo bởi vì chưa hề có một cuộc thăm dò dân ý, hoặc nghiên cứu nào về vấn đề này cả. Và vì thế, theo ông Yusuf, không ai có thể nhân danh người Hồi Giáo để tuyên bố nhì nhằng về thái độ của người Hồi Giáo trong vấn đề này cả. Tiếp đó, ông thuật lại một trường hợp có thể biểu hiện cho thái độ của người Hồi Giáo đương thời về vấn đề này.

Đó là câu chuyện của ông Abdullah Gymnastiar, nhà truyền giáo, rao giảng đạo Hồi qua truyền hình được nhiều người mến phục ở tỉnh Bandung, Nam Dương. Ông dùng những lời giảng của ông phái Sufi cùng những phương pháp làm ăn thật khôn khéo để thu hút tín đồ. Là con trai của một viên tướng quân đội, tín đồ của ông bao gồm nhiều tướng tá, chính trị gia và vài triệu người trẻ tuổi, thuộc giới trí thức ở Nam Dương. Ông thường được mọi người gọi bằng tên tắt thân mật là Aa Gym.

Ông Aa Gym sống trong một căn nhà hai tầng khiêm tôn với vợ và hai con. Ông có đài truyền hình và đài phát thanh riêng của ông. Trang web “Inside Indonesia” tường thuật rằng các đảng lớn ở Nam Dương tìm đủ mọi cách ve vãn để lôi kéo ông vào đảng để làm ứng cử viên phó tổng thống trong kỳ bầu cử tổng thống 2009 sắp tới đây bởi vì các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cho thấy ông được 91% dân chúng tín nhiệm.

Thế nhưng, năm 2006, ông xin phép vợ lớn – theo đúng truyền thống Hồi Giáo – để cưới thêm một người vợ nữa. Tuy vợ ông đồng ý thỏa thuận cho ông tìm thêm người về giúp bà nâng khăn sửa túi cho ông, sau đó không bao lâu thì cả sự nghiệp của ông tan tành theo mây khói. Tất cả những kỳ trại tâm linh của ông đều bị giáo dân tẩy chay. Ông bị mất hết những hợp đồng truyền hình béo bở. Thêm vào đó là cả một chiến dịch vận động bằng thông điệp qua SMS trên điện thoại lưu động khiên đương kim tổng thống SBY phải thông báo một cuộc tái duyệt xét đạo luật về hôn nhân vốn đã nghiêm cấm chuyện đa thê.

Trong một quốc gia Hồi Giáo đông dân nhất thế giới và là hàng xóm gần gũi nhất của Úc mà một khuôn mặt được nể trọng, mến thương nhất lại một sớm một chiều trở thành một cái bóng mờ chỉ vì ham hố đa thê. Vì thế, giáo sĩ Chami và ông Keysar Trad quả thật đã làm trò cười cho thiên hạ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.