Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Tự Hào & Kỳ Thị Kiểu Úc

10/06/200800:00:00(Xem: 2269)
Tuần qua, toàn thể nghị viên thuộc Hội Đồng Thị Xã Camden đã ra quyết định không cho phép xây dựng một ngôi trường Hồi Giáo tại thành phố, một quyết định được cho là hoàn toàn dựa trên căn bản kế hoạch thành phố. Thế nhưng, sự thật như thế nào" Sau đây xin mời qúy độc giả theo dõi bản lược dịch bài phóng sự nhan đề “Pride & Prejudice The Australian Way” - Tự Hào và Kỳ Thị Kiểu Úc - được đăng tải trên nhật báo The Sydney Morning Herald ngày 31/5/08 vừa qua.

*

Niềm tự hào và sự kỳ thị bây giờ được đội dưới nhiều lớp áo vô cùng. Chương trình khôi hài châm biếm Salam Cafe trên đài truyền hình SBS có mục một nhân vật tên “Cậu Samir” ra tranh cử chức thị trưởng Camden để bảo đảm rằng Quran Kinh Học Hội (Quranic Society) có thể xây ngôi trường Hồi Giáo ở ven thị xã Camden.

Bà Kate McCulloch thì lại không nhìn vấn đề qua cái nhìn hài hước châm biếm như thế. Chiều Thứ Ba, khi HĐTX nhóm họp, người đàn bà Công Giáo, mẹ của bốn đứa con này đứng thấp thỏm đợi chờ trong nhà của bà ở Mount Hunter, mình mặc một cái áo màu vàng và xanh lá cây (màu sắc biểu tượng của quốc gia Úc) đầu đội cái nón da Akubra dán đầy cờ Úc,  trong một dáng vẻ rất “ái quốc kiểu Cronulla”.

Vài giờ sau đó thì bà trở thành “biểu tượng của cuộc cách mạng” khi HĐTX Camden bỏ phiếu đồng thuận không cho phép xây trường, dựa trên những lý do thuần túy về kế hoạch thành phố.

Quran Kinh Học Hội đã nộp đơn xin phép được đổi quyền sử dụng đất (rezone land) để có thể xây một ngôi trường Hồi Giáo trị giá $19 triệu Úc Kim với 1,200 chỗ cho học sinh theo học. Trong cuộc kiểm tra dân số năm 2006 thì chỉ có 211 người tự nhận họ là người Hồi Giáo, trong tổng số 24,333 người dân Camden. Vì thế, cộng đồng địa phương hoảng hốt lo sợ ngôi trường sẽ thu hút hàng loạt người ngoài đến thị xã.

Thế nhưng, sau chiến thắng ở HĐTX thì những mối quan ngại thuần túy dựa trên căn bản kế hoạch thành phố lại bị sự kỳ thị đè bẹp khi cư dân trong vùng phơi bầy rõ rệt những phản ứng của họ về quyết định này cho cả một đám đông ký giả phóng viên nhốn nháo, vốn đã đổ dồn đến Camden để ghi nhận phong cách mà nước Úc giải quyết một sự tranh cãi nhuốm mầu chủng tộc và tôn giáo trong thế kỷ 21.

Một người dân địa phương nói: “Các con tôi không nói tiếng Hồi”  (My kids don’t speak Muslim).

Một người khác nói: “Trường Hồi Giáo không có lễ Giáng Sinh. Ở Bankstown (nơi có đông người theo đạo Hồi) người ta không còn trang trí mừng Giáng Sinh nữa”.

Một người nữa thì lại thấy tương lai ảm đạm vô cùng: “Kế đến sẽ là một cái đền thờ Hồi Giáo”.

Riêng về phần bà McCulloch thì bà lại xem quyết định của HĐTX qua lăng kính lịch sử. Bà nói: “Vợ chồng ông Macarthur (thống đốc tiểu bang NSW thời còn là thuộc địa Anh, người có công khai sáng nên kỹ nghệ nuôi trừu lấy lông ở Úc) nghe được tin này phải hãnh diện vì chúng tôi nhiều lắm”.
Bà McCulloch, 45 tuổi, một tiểu thương gia ở Camden, sau đó có tiết lộ với ký giả của SMH rằng bà đã phải liều mình đứng ra chống đối bởi vì rất nhiều người e dè không dám lên tiếng. Bà và gia đình bà đã sống trong vùng này được 12 năm rồi. Bà lớn lên ở vùng biển miền Bắc Sydney, học trường công lập và mỗi Chúa Nhật đều đến nhà thờ dự lễ.

Bà McCulloch cho biết vì đã công khai đứng mũi chịu sào về vấn đề này nên hôm thứ Tư vừa qua có kẻ nào đó đã nhét vào hộp thư nhà bà một lá thư với những lời đe dọa ngấm ngầm tính mạng của bà. Bà nói: “Tôi không muốn có những kẻ từ một nền văn hóa vốn chấp nhận cho đàn bà và trẻ con ôm bom tự sát giết kẻ thù đến sống trong vùng tôi ở. Ngôi trường chỉ là cái mũi dùi tiên khởi thôi. Chỉ cần xem những quốc gia đã nhận Ả Rập và những người Hồi Giáo khác là thấy cái cách mà họ đột nhập rồi khởi sự những chiến dịch bạo động để cố đuổi dân địa phương đi chỗ khác. Riêng tại Anh Quốc thôi đã có 15 vụ giết người vì danh dự đạo Hồi mỗi năm rồi. Những vụ này là những vụ mà đàn ông giết con gái hoặc em gái vì cho rằng họ đã không tuân thủ theo giáo điều Hồi Giáo. Đấy quả thật là sự man rợ của thời Trung Cổ và trong xã hội chúng ta không có chỗ cho những thứ như thế”.

Bà nhấn mạnh thêm: “Tôi muốn tất cả người Hồi Giáo ở Úc phải theo học tại trường của chúng ta để rồi con em họ có thể lớn lên với các giá trị của chúng ta, và quan trọng hơn nữa, để mẹ của chúng có thể gặp gỡ các bà mẹ Úc và hiểu được rằng họ không cần phải chịu đựng những cách đối xử mà đôi khi họ phải chịu đựng (từ gia đình họ)”.

Bà McCulloch đã từng gặp Pauline Hanson và có thể sẽ noi gương bà Hanson để thử bước vào chính trường. Bà nói: “Có hàng chục, hàng trăm người đến gặp và bảo tôi rằng “Giỏi lắm đó Kate.. chị nói lên những điều mà chúng tôi quá sợ không dám nói vì luật chống xách động kỳ thị (racial vilification laws), nhưng tất cả chúng tôi đều nghĩ giống như thế”. Tôi muốn giữ nơi chúng tôi đang ở được giống như cũ, và tôi nghĩ, gia nhập vào đảng Tự Do là một điều tự nhiên thôi”.

Bà McCulloch dồn phiếu cho Pat Farmer, dân biểu Tự Do đơn vị Macarthur ở Hạ Viện và bầu cho đảng Christian Democrats của Fred Nile trong kỳ bầu cử liên bang vừa qua. Ông Pat Famer may mắn giữ được ghế dân biểu sau khi bị mất 10.43% cử tri, nhưng giờ đây ông lại càng có nhiều nguy cơ thất cử hơn nữa vì ông đã dọn nhà lên tận Mosman.

Dân Camden muốn nghĩ rằng khu vực này là khu vực của dân Úc trung lưu (white-bread) và là thành trì của giới chủ trại chăn nuôi Úc (pastoral Australia) cổ xưa. Dĩ nhiên là len từ lông trừu được hình thành ở Camden. Vào năm 1788, một vài con bò cái được mang đến Úc qua đoàn tàu chở tù đầu tiên (First Fleet) đi lạc mất tích để rồi 7 năm sau đó thì người ta tìm được đàn bò con cháu của chúng ở một vùng được đặt tên là Cowpastures (đồng cỏ bò gặm).

Vào năm 1806, ông John Macarthur được ban cho một phần đất ở Cowpastures – sau này được đổi tên thành Camden – để nuôi 8 con cừu loại Merino mà ông đã mang đến thuộc địa này. Bầy trừu này được xem là nguồn gốc của kỹ nghệ lông trừu ở Úc.

Giờ đây, hơi hướm đồng quê cũng vẫn còn phảng phất khắp thị xã. Một bảng quảng cao trên nóc sảnh đường của hội nông nghiệp địa phương ở Argyle Street hãnh diện khoe rằng “Hội Chợ Camden, vẫn là một hội chợ đồng quê từ 1866”. Thế nhưng, ngoại ô miền Nam của Sydney lại ngày càng lấn sát dần dần với từng cái đơn xin đổi cách sử dụng đất đai.

Đơn xin của Quran Kinh Học Hội trở thành một quả cầu chính trị ngay từ khi tin này được tiết lộ vào ngày 0/10/07. Thực tình thì không thể nào  né tránh được bởi vì 4 ngày sau đó thì John Howard tuyên bố bầu cử.

Sơ đồ được trưng bày cho công chúng nghiên cứu và rồi - như đã xảy ra vào tháng 12/2005 khi đám dân thuộc bộ lạc Cronulla dùng điện thoại lưu động để kêu gọi những người cùng chí hướng kéo đến gây bạo động – những kẻ chống đối lại dự án xây trường bắt đầu chiến dịch dùng điện thoại lưu động thúc giục người ta lên tiếng  phản đối. Chiến dịch này qủa thực hữu hiệu. Trong vòng 8 tháng, HĐTX Camden nhận được 3083 đơn từ cư dân. Chỉ có 43 đơn yểm trợ dự án mà thôi.

Vào ngày 5/11/2007, khoảng 2,000 cư dân địa phương tham dự một cuộc hội họp công cộng tại sân vận động Belgenny và chính tại nơi này bà McCulloch đã bước ra giữa ánh sáng chói lòa. Bà giơ cao bàn tay để phát biểu trên sân khấu và một chương trình thời sự truyền hình lá cải lập tức biến bà thành một ngôi sao sáng, để bà tranh luận trong vòng vài phút với ông Keysar Trad, một phát ngôn nhân rất nổi tiếng của tín đồ Hồi Giáo.
Trên các chương trình truyền thanh trực thoại, rất nhiều người gọi đến để tranh cãi xem việc chống đối dự án xây trường thực ra dựa trên quan điểm kế hoạch thành phố hay vì những dị biệt về tôn giáo. Và rồi thì giới chính trị gia bắt đầu nhảy vào kiếm phiếu.

Dân biểu Farmer tham dự cuộc họp tháng 11/2007, nhưng lại nói rằng đấy không phải là một vấn dề mang tính kỳ thị mà chỉ là việc dân địa phương e ngại về những ảnh hưởng mà trường học sẽ mang lại cho không khí đồng quê của khu vực này. Ông nói: “Nếu người ta muốn làm những chuyện nhỏ nhặt như xây một lò barbecue ở cái vườn sau nhà, hoặc xây một cái mái hiên hoặc dựng hàng rào quanh vườn thì người ta cũng phải để cho hàng xóm có ý kiến. Và nếu thế thì tại sao hàng xóm lại không có quyền xem xét, phê bình bất kỳ một cơ sở lớn lao nào chứ"”

Ông Nick Bleasdale, ứng cử viên của đảng Lao động tại đơn vị Macarthur lúc ấy, tuy không tham dự cuộc họp, nhưng cũng bày tỏ thái độ “đâu cũng được miễn đừng gần tôi” (NIMBY – not in my backyard) như ông Famer. Ông nói: “Tôi cực lực chống lại dự án phát triển này và tôi yểm trợ cộng đồng địa phương 100% về vấn đề này”.

Ông Geoff Corigan, dân biểu Lao động tiểu bang của đơn vị Camden là chính trị gia duy nhất không màu mè quanh co chi cả và thẳng thắn nói rằng ông không chống lại việc xây trường.

Vào ngày 10/11/2007, tổ chức với danh xưng Anglo-Australian National Cmmunity Council (Hội Đồng Cộng Đồng Quốc Gia Úc gốc Anh) đến thị xã để phân phát truyền đơn chống Hồi Giáo. Đêm ấy, một thập tự giá bằng ván ép được đóng lên trên khu đất dự định sẽ xây trường. Trên thập tự giá có hàng chữ: “David và Goliath, cuộc chiến đã đạt thắng lợi. Đây là đất của Vua Của Các Vua. Nguyện cầu là một điều cần thiết trong cuộc chiến dai dẳng này. (Eph 6:18)”. (LND: Câu này được trích từ Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo).

Chiến dịch vẽ khẩu hiệu bôi bẩn tiếp diễn trong nhiều tháng sau đó: trên mặt đường tại góc của hai đường Cawdor và Burragorang, người ta dùng sơn vàng để viết thật lớn hàng chữ “No Muslim School” – Cấm Trường Hồi Giáo – trong khi một ngôi nhà cùng con đường ấy bỗng có lá quốc kỳ Úc bay phất phới trước hiên nhà và trên mái nhà có sơn hàng chữ ”Muslim F..ck Off” – Bọn Hồi Giáo Cút Đi. Sau đó, cả hai hàng chữ này đã được bôi mất.

Vào ngày 14/11/2007 thì Pauline Hanson, trong lúc vận động bầu cử để được vô Thượng Viện liên bang ở Queensland, ghé thăm Camden và tham gia vào cuộc tranh luận.

Sáu ngày sau đó, Kevin Rudd (lúc bấy giờ là lãnh tụ đối lập) cũng bay ngang qua thị xã và cho biết ông cũng chống dự án xây trường “dựa trên căn bản kế hoạch thành phố” (on planning gorunds). Ông tuyên bố với tờ báo địa phương Camden Advertiser rằng “Chúng tôi quan ngại về khả năng của hạ tầng cơ sở địa phương trong việc đáp ứng một cái trường to lớn như thế này”.

Bốn ngày sau khi ông Kevin Rudd giành được chánh quyền thì hai cái đầu heo được cắm lên mảnh đất ấy, với một lá quốc kỳ Úc căng ở giữa.
Đầu heo là một thứ vũ khí thường được sử dụng để chống đối lại những dự án phát triển liên quan đến Hồi Giáo. Người ta dùng nó vào năm 2003 để chống lại một sảnh đường cầu nguyện Hồi Giáo tại Annangrove. HĐTX Baukhalm Hill chống lại dự án này nhưng bị thua trong vụ kháng kiện và đầu heo được sử dụng với ý tưởng rằng việc kinh tởm thịt heo sẽ khiến cho công trình xây cất đền thờ Hồi Giáo bị hủy bỏ. Thế nhưng, họ đã lầm.
Năm 1991, đầu heo cũng được sử dụng ở Minto sau khi Hội Hồi Giáo Ngoại Ô (Suburban Islamic Association) bỏ ra gần một thập niên – hoài công – để txây đền thờ tại nhiều nơi khác nhau ở Campbelltown trong lúc HĐTX liên tục chống đối. Cuối cùng thì họ phải mua lại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã bỏ không.

Vào ngày 5/12/2007, đảng Australia First – một đảng kỳ thị chuyên chống di trú và chủ nghĩa đa văn hóa – cũng nhảy vào ăn có, tuyên bố rằng họ sẽ ra tranh cử trong kỳ bầu cử HĐTX năm nay, 2008. Ông Fred Nile, một nghị sĩ thượng viện tiểu bang NSW, tuyên bố trong Nghị Viện tiểu bang rằng Quran Kinh Học Hội là một tổ chức cần phải được điều tra.

Giáo sĩ Fouad Chami, chủ tịch Quran Kinh Học Hội cho biết tổ chức của ông đã chi ra gần 2 triệu Úc Kim vào dự án xây trường và vì thế, họ sẽ kháng kiện lên Tòa Thổ Trạch và Môi Sinh (Land & Environment Court) về quyết định của HĐTX Camden.

Bà Kate McCulloch cũng đã sẵn sàng để tái chiến. Bà nói: “Nếu tôi không nói, thì đến khi nào mới có người ở đất nước này dám nói lên sự thật" Sự thực đó là họ không thể nào hòa nhập được vào xã hội và đất nước của chúng ta”.

Tuy nhiên, có một vài người cũng nhận thấy được cơ hội kiếm lợi qua cuộc xung đột chủng tộc và tôn giáo này. Muslima.com một trang web quốc tế giới thiệu hôn nhân cho người Hồi Giáo, đã quảng cáo trên trang web của tờ Camden Advertiser, bên cạnh những bài viết tranh luận về dự án xây cất trường Hồi Giáo!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.