Hôm nay,  

Thí Nghiệm Xương Máu

17/04/200800:00:00(Xem: 5366)

Cuộc hành quân của quân đội và cảnh sát Iraq tại Basra được coi như một cuộc thử nghiệm để xem chính phủ của Thủ tướng al-Maliki có đủ khả năng bảo vệ an toàn cho dân chúng không. Nó đã không đạt kết quả mong muốn. Dân quân Shi-a của Giáo sĩ chống Mỹ al-Sadr đã không chịu buông súng đầu hàng, chỉ chấp nhận ngừng bắn và rút khỏi các đường phố. Trong khi đó các cuộc giao tranh và chém giết hệ phái đã chuyển lên Baghdad và vùng phụ cận. Chỉ trong một ngày thứ ba tuần này, các xe chở bom đã nổ ở Tây và Bắc thủ đô, nơi đa số dân Sun-ni sinh sống, giết chết gần 60 người, đa số là thường dân. Đây là vụ đánh bom tai hại nhất kể từ ngày 1 tháng Hai, khi có hai phụ nữ đeo bom tự sát làm chết 99 người ở một khu chợ. Hôm thứ hai đầu tuần, hai xe bom nổ và một quả bom tự sát đã giết chết 18 người ở vùng Tây-Bắc Iraq.

Tại sao quân đội và cảnh sát Iraq do Mỹ huấn luyện lại bất lực như vậy" Hãy nhìn đến tình hình của lực lượng này. Chủ nhật vừa qua, chính phủ Iraq sa thải 1,300 quân lính và cảnh sát vì họ đã đào ngũ trong cuộc dẹp biến loạn ở Basra, Nam Iraq. Vùng này đa số là người Shi-a, dân quân của al-Sadr cũng là Shi-a từ miền Trung đã xâm nhập gây bạo loạn để mưu chiếm ưu thế, vì vùng này có nhiều giếng dầu lửa. Đây là cuộc nội loạn trong hệ phái Shi-a. Cuối tháng 3 Thủ tướng Iraq al-Maliki (Shi-a) ra lệnh hành quân, sau đó có đến hơn 1,000 quân lính và an ninh của chính phủ, có khi cả một tiểu đoàn đã không chịu ra trận, có người ra đầu hàng trao vũ khí và cả xe cộ cho quân phiến loạn của al-Sadr, họ nói người Shi-a không giết người Shi-a. Các nhà quan sát nói sự thật quân đội và cảnh sát của chính quyền Maliki không có chỉ huy giỏi, sĩ quan và binh sĩ tinh thần yếu kém.

Tại miền Trung Iraq từ tuần trước, quân đội Mỹ và quân chính phủ Iraq đã mở cuộc hành quân lớn đánh dân quân Shi-a của al-Sadr. Một nhân vật Shi-a cao cấp, chánh văn phòng của al-Sadr là Riyadh al-Nouri đã bị một nhóm tay súng bí mật bắn chết ở Najaf. Trong đám tang có hơn 5,000 người tham dự, họ hô lớn "Maliki là kẻ thù của đấng Allah". Dân ở vùng này thường có những khẩu hiệu chống các nhóm Shi-a thù nghịch với giáo sĩ al-Sadr. Phe Shi-a của Maliki cũng là một trong những nhóm đó. Tình thế đã trở nên rắc rối thêm cho chính phủ Bush. Tuần vừa qua, Đại tướng Davis Petraeus, Tổng tư lệnh chiến trường Iraq, đã về Mỹ ra trước Quốc hội phúc trình, nhìn nhận những điểm chính như sau: Có tiến bộ nhưng mong manh, không có ánh sáng ở cuối đường hầm, không thấy chỗ kết thúc chiến tranh Iraq ở đâu hết. Không có cuộc chiến tranh nào kéo dài vô cùng tận, nhưng có điều chắc chắn là chiến tranh Iraq không thể kết thúc trước cuối năm nay. Tổng Thống Bush đã chấp nhận ý kiến của tướng Petraeus, quyết định giảm bớt quân Mỹ ở Iraq từ 170,000 xuống còn 140,000 vào tháng 7 năm nay, sau đó sẽ không có sự rút quân nào nữa cho đến khi ông hết nhiệm kỳ Tổng Thống.

Chiến tranh Iraq đã bước qua năm thứ 5, hơn 4,000 quân Mỹ đã tử trận, hàng trăm ngàn người Iraq đã chết, và tốn kém tổng cộng cho đến nay 3 ngàn tỷ đô la. Nhìn rộng thêm nữa, sự thất bại về chính sách Iraq đã sói mòn sức mạnh quân sự của Mỹ khiến nước Mỹ lâm vào bãi sa lầy tốn người tốn của. Ngoài sự chấm dứt bớt quân sau tháng 7, TT Bush còn quyết định giảm bớt thời kỳ luân phiên phục vụ ở Iraq từ 15 tháng xuống còn 1 năm để làm bớt sự lo âu của các gia đình binh sĩ có con em đến lượt phải đi chinh chiến xa nhà. Thế nhưng quyết định đó vẫn không giải quyết nổi nan đề là quân đội Mỹ phải chống khủng bố ở hai mặt trận cùng một lúc: Iraq và Afghanistan. Chính phủ Bush đã cam kết với các nước đồng minh sẽ tăng thêm 12,000 Mỹ ở Afghanistan. Bộ Quốc phòng có kế hoạch tăng quân bằng cách tuyển mộ lính mới và sẽ có thêm các sĩ quan trẻ tốt nghiệp trường Võ bị West Point. Nhưng năm ngoái, gần 60% niên khóa 2002 sau 5 năm đã không chịu tiếp tục trở lại. Số lượng tuyển mộ tân binh cũng giảm. Quân đội Mỹ có truyền thống anh hùng, thiện chiến và vũ khí hiện đại, nhưng cái lợi của việc rút ngắn thời kỳ luân phiên chống bạo lực và khủng bố rút cuộc lại tạo ra một cuộc khủng hoảng trường kỳ về sức mạnh của nước Mỹ.

Sau ngày khủng bố đánh vào Mỹ 9/11, TT Bush thề sẽ truy lùng bằng hết bọn khủng bố al-Qaida, ông được dân chúng hoan hô nhiệt liệt. Cuối năm 2001, Mỹ lãnh đạo đồng minh NATO đánh vào Afghanistan, lật đổ chế độ Taliban được cả thế giới hoan nghênh, vì mục tiêu là truy nã bọn khủng bố do bin Laden cầm đầu. Sau đó trong bài diễn văn Tình trạng Liên bang đầu tiên trước Quốc hội năm 2002 TT Bush đã chỉ đích danh ba nước Iran, Iraq và Bắc Hàn là ba tên "Ác" để thề sẽ diệt trừ hết. Nước "Ác" đầu tiên được lựa chọn là Iraq, gọi là "đánh phủ đầu" để trừ hậu hoạ, vì Saddam Hussein là kẻ độc tài, bị nghi có vũ khí giết người hàng loạt như bom nguyên tử chẳng hạn. Mỹ đánh Iraq cũng dễ dàng như đánh Afghanistan. Tiến quân tháng 3 năm 2003, đến tháng 4 Mỹ chiếm Baghdad, chế độ Saddam Hussein tan rã. Với tình thế phức tạp ở Iraq cũng như ở toàn vùng Trung Đông, TT Bush đã chuẩn bị cho kế hoạch đường dài của ông. Đó là chủ trương dân chủ hóa khắp thế giới.

Vào thời điểm đó Aghanistan đã có một chế độ dân chủ do Tổng Thống Karzai lãnh đạo từ năm 2004. Nhưng đến năm 2005, tình hình Iraq vẫn bất ổn, quân đội Mỹ bị kẹt ở đây, Taliban sống trở lại ở Afghanistan, nền dân chủ thành bấp bênh. Xây dựng dân chủ ở một nước đang bị khủng bố quậy nát chỉ là ảo tưởng. Hãy trở lại với cuộc thử nghiệm bất thành ở Iraq. Chính phủ của ông Bush đã làm cuộc thử nghiệm này để xem chính phủ Maliki có mạnh không. Việc này cũng giống các nhà bác học thử nghiệm các phát minh của họ trong phòng thí nghiệm. Chỉ có khác là trong phòng thí nghiệm, các nhà bác học dùng súc vật để thử, nếu chúng có chết thì bỏ luôn chẳng có sao. Nhưng cuộc thí nghiệm ở Iraq đã dùng người để thử, chết đến cả ngàn cả chục ngàn người, nên phải gọi là thí nghiệm xương máu mới đúng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.