Hôm nay,  

Trả Chân Lý Cho Lớp Trẻ

16/04/200800:00:00(Xem: 4451)

Sự thật là sự thật. Sự kiện lịch sử là của khoa học, Thượng Đế cũng không đổi được. Chánh trị  có thể phủ bụi mờ một thời gian nhưng không thể đổi trắng thay đen được. Quyền hiểu biết sự kiện lịch sử là quyền hằng cữu của con người. Chánh trị  nếu có dùng quyền thế giáo dục nhồi nhét cho lớp trẻ ở học đường, thì  chỉ một thời gian thôi vì quan nhất thời dân mới vạn đại. Chân lý lịch sử  rồi ra cũng được khoa học và quần chúng trả lại cho lớp trẻ ở học đường.

Dưới cái nhìn đó, người ta thấy  chân lý lịch sử cuộc chiến tranh Quốc Cộng ở Đông Nam Á mà người dân Việt, Miên, Lào đã chiến đấu tự vệ, bảo vệ nước nhà và niềm tin tư do, dân chủ bị khuynh hướng từ Thiên Tả đến Phản chiến chống Chiến tranh VN  ỏ Mỹ đã phủ lớp bụi mờ lần lần được khoa học và dân chúng đưa ra ánh sáng. Trung Tâm nghiên cứu về VN của các đại học Mỹ, như của Đại Học Texas, qua nhiều năm kiểm chứng cho thấy nếu quân đội Mỹ bị Quốc Hội bó tay, bó chân như Quân đội VN Cộng Hòa thì Quân đội Mỹ chỉ có thể chịu đựng được 3 tháng, chớ không phải gần 3 năm như Quân Đội VNCH. Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân do bộ đội CS Bắc Việt gây ra cho hàng năm sáu ngàn người dân ở Huế trong đó có vài người ngoại quốc là một thảm sát bị bỏ quên vì truyển thông Phản Chiến Mỹ cố tình làm nổi bật vụ quân đội Mỹ thảm sát thường dân ở Mã Lai, và Tướng Nguyễn ngọc Loan bắn tù binh, biến trận Tết Mậu Thân ở VN  là một thất bại của CS ở VN thành chiến thắng của CS Hà nội ở Mỹ.

Cũng dưới cái nhìn đó người ta thấy nổ lực  đầy ý nghĩa và đầy tinh thần trách nhiệm của những người lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Hmong  và của những người dân biểu Hạ Viện Cali đối với lớp trẻ trong việc đệ trình Dự Luật Dự luật AB 2064. Nếu được Quốc Hội Cali thông qua và Thống Đốc ban hành thành luật, luật này sẽ giúp  trả chân lý lịch sử lại cho học sinh - những người được quyền biết để khẳng định mình là ai, rút kinh nghiệm cho tương lai. Chẳng những cho học sinh gốc Đống Nam Á ở Cali,  như  Việt, Miên, Lào mà chính học sinh Mỹ nói chung ở Cali nữa vì nhà trường bị luật bó buộc phải đưa vào chương trình giảng huấn một số sư kiện lịch sử. Phải đưa vào sách giáo khoa dạy tại các trường công lập ở tiểu bang Cali, lịch sữ của cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, vai trò của người Đông Nam Á trong chiến tranh chống CS trong Chiến Tranh VN, nhất là người Hmong trong "chiến tranh bí mật," cũng như lịch sử và tiến trình của người tị nạn Đông Nam Á sau cuộc chiến, từ việc bị đàn áp, tù đày đến việc bỏ nước ra đi thành người di dân tị nạn trên đất Mỹ.

 Tiến trình lập pháp đã khởi động. Kềm nước mắt, nữ sinh Connie Vang, 14 tuổi, nói với quí vị dân biểu, "Suốt 14 năm đầu trong đời tôi, tối bị tách rời khỏi nên văn hóa của tôi. Tôi chẳng biết gì về nền văn hóa đó." Mãi đến khi lên 14, Cô mới được trường Sanger High School cho xem cuốn phim tài liệu mô tả thân phận của người  Hmong, mà nhiều người  đang ở Mỹ sau khi đã giúp nước Mỹ chống Cộng sản Lào và Việt Nam trong thập niên 1960 và 1970. Đó là lần đầu tôi hiểu lý do tại sao người Hmong đến đây."

Lòng thành và lời cảm động của nữ sinh này đã xúc động tận đáy tâm cang của 20 cựu chiến binh Hmong  và một số nhân sĩ  gốc Việt đang định cư ở Fresno đi lên thủ phủ Sacramento  tham dự  buổi điều trần trước Uy Ban Giáo dục Hạ Viện. Đó là những người ông bà, cha chú, những người  me, cô, dì của học sinh gốc Việt, gốc đồng bào Thượng, gốc lại, gốc Miên  từng vào sanh ra tử để bảo vệ đất nước. Nhưng từ lâu những nhà làm chánh trị đạo đức giả đã khóa miệng bằng lời khuyên để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước để đi đêm với CS. Nên những quân dân cán chánh này không thích nói nhữngnổi niểm trắc ẩn của mình, nhưng  trước lời chân tình và ý muốn tìm lại căn cước, nguồn gốc, lý do tại sao đến Mỹ của thế hệ hậu duệ ở Mỹ,  những cựu chiến sĩ  này vô cùng cảm động

Lòng thành và lời lẽ cảm động của nữ sinh này cũng đã thuyết phục quí vị dân biểu tiểu bang của Quốc Hội thông qua Dự Luật AB 2064, vào ngày 9 tháng 4 năm 2008,với đa số 100% người có mặt, 6-0, toàn thuộc đảng Dân Chủ.  Dự Luật AB 2064 do DB Arambula (Dân Chủ -Fresno) là tác giả. Phát biểu ủng hộ có người nghị viên gốc Hmong đầu tiên ở Cali đang làm Chủ Tịch Hội Đồng Thành Phố Fresno, nói lịch sữ chiến đấu của người Hmong đáng được kể lại. Dân Biểu Jose Solorio (Dân Chủ -Anaheim) người đồng bảo trợ  dự luật  và biểu quyết ủng hộ, nói, "Tôi nghĩ sách lịch sử phải phản ảnh chính xác những đóng góp của các chủng tộc tiểu số trong xã hội chúng ta." Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (Dân chủ, Quân Cam) có mặt trong buổi điều trần, ủng hộ, "Những gì con em chúng ta được giảng dạy trong trường học phải đề cập đến lịch sử của chính gia đình của các em. Chúng ta phải dạy tại trường học về lịch sử chiến tranh Việt Nam theo cái nhìn của người dân Việt Nam Cộng Hòa và người Đông Nam Á hiện nay đang là cư dân tỵ nạn tại Hoa Kỳ."

Nếu Dự luật sẽ được đưa ra khoáng đại Hạ Viện thảo luận, biểu quyết và sau đó đưa lên Thượng Viện xét ở tiểu bang và khoáng đại thảo luận biểu quyết. Nếu trót lọt Quốc Hội, Thống Đốc sẽ xem xét để ban hành. Thì chỉ cần 12 năm sau chân lý lịch sử Chiến tranh VN bị Phản Chiến phủ bụi mờ, sẽ được trả lại cho xã hội Mỹ ở Cali, tiểu bang đông dân nhứt Mỹ.

Trở lại cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Cali. Qua tin này, người Mỹ gốc Việt  hy vọng vì chân lý lịch sử, vì quyền lợi cộng đồng, vì căn cước tỵ nạn của mình, có thể giúp một bàn tay. Dân cử gốc Việt, sẽ không phân biệt đảng phái vận động đồng viện ở Quốc Hội ủng hộ. Dân Biểu Jose Solorio không gốc Việt, là bạn thân của cộng đồng người Việt còn là đồng tác giả, bỏ phiều thuận. TNS Lou Correa không gốc Việt, là bạn thân của cộng đồng người gốc Việt, đã đích thân tham dư cuộc điều  trần và sẽ tham gia đồng tác giả. Chắc dân cử gốc Việt không vì lý do gì mà từ nan.

Cộng đổng, đoàn thể, hội đoàn, và cử tri  gốc Việt vận động dân biểu, nghị sĩ vùng mình bầu cử ủng hộ. Để Dự luật AB 2064 biến thành luật của tiểu bang Cali và có thể tạo cảm hưng cho Texas, Virginia nơi có đông người gốc Việt làm tới. Để sách giáo khoa và nhà trường phải dạy lịch sử của cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, vai trò của người Đông Nam Á trong chiến tranh chống CS trong Chiến Tranh VN, cũng như lịch sử và tiến trình của người tị nạn Đông Nam Á sau cuộc chiến, từ việc bị CS đàn áp, tù đày đến việc bỏ nước ra đi thành người di dân tị nạn trên đất Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.