Hôm nay,  

Sau Bao Năm Quên Lãng, Texas Bắt Đầu: Kỷ Niệm 40 Năm Tết Mậu Thân, Xây Đài Chiến Binh Việt- Mỹ

12/03/200800:00:00(Xem: 3968)
Đại diện hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt tặng Bà Luci Bains Johnson, ái nữ cố TT Lyndon Johnson lá cờ Việt Nam Cộng Hoà. Lá cờ của ông Trương Như Phùng, người có cha bị chôn sống trong trận tấn công Tết Mậu Thân tại Huế.  Từ trái sang phải: Ông Lê Hoàng Ân, Nguyên Liên Lạc viên Phủ TT, Cựu tù nhân Chính trị VN, Giám đốc chưong trinh SHARE, Dân biểu Texas, Hubert Võ, Cố vấn. Bà Luci Bains Johnson, Ls. Vinh Trần, Phó hội trưởng đặc trách Điều hành. Nancy Bùi, Hội trưởng. (Hình của VAHF)
Triều Giang
• Phó Thống Đốc Texas là cựu chiến binh VN.
• Hội VAHF tặng Viện Bảo Tàng Lyndon Johnson là cờ Việt Nam Cộng Hoà.
• Lá cờ của người có cha bị chôn sống trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, tại Huế.
• Lá cờ thấm máu phục quốc quân đã được bí mật chuyển sang Mỹ.
Ngày này 40 năm trước đây.
“Cũng ngày này, 40 năm trước đây. chúng tôi thức dậy vào buổi sáng và thấy khói từ những đám cháy mù mịt khắp cả thành phố. Người dân Việt Nam đang chạy tán loạn khắp nơi để tìm nơi an toàn cũng như tìm người thân. Khung cảnh thật tang thương! Thành phố bị tấn công đêm qua. Trận tấn công của quân đội CSVN đánh vào nhiều thành phố lớn của miền Nam VN như Huế, Sài Gòn,..ngay vào ngày Tết là ngày thiêng liêng nhất cuả người dân VN. Trận tấn công Tết Mậu thân năm 1968!...”
Đó là những lời mở đầu của bài diễn văn ngắn nhưng xúc tích của Phó Thống Đốc tiểu bang Texas David Dewhurst, một cựu chiến binh Việt Nam cuả Hoa Kỳ có vóc dáng và gương mặt đẹp như một tài tử, trong bữa tiệc vinh danh tượng đài cựu chiến binh Việt Nam “Texas Capital Vietnam Monument” vào buổi trưa ngày 31 tháng 1 vừa qua tại Thư viện và Bảo tàng viện của cựu TT. Lyndon Johnson, tại Austin, thủ phủ của Texas.
Tượng đài sẽ có biểu tượng của Việt Nam Cộng Hoà.
Dự án tượng đài “Texas Capital Vietnam Monument” đã được một số hội đoàn cựu chiến binh Hoa Kỳ Texas kết hợp vận động, dưới sự bảo trợ và hỗ trợ của gia đình cố TT Lyndon Johnson, đặc biệt là Đệ nhất phu nhân Lyndon Johnson vào những ngày cuối cùng của cuộc đời của bà. Dự án đã được chấp thuận bởi lưỡng viện quốc hội Texas và khi hoàn tất sẽ được đặt trong khuôn viên của tòa nhà quốc hội Texas.
Tượng đài đang được điêu khắc gia nổi tiếng Duke Sundt thực hiện. Gồm 5 bức tượng người lính đại diện cho các binh chủng Hoa Kỳ đã tham chiến tại VN. Đặc biệt, một trong năm bức tượng này sẽ có một tượng đại diện cho người lính Việt Nam Cộng Hoà. Đây cũng là lần đầu tiên một tượng đài Mỹ vinh danh cựu chiến binh VN của Hoa kỳ, vinh danh quân đội Việt Nam Cộng Hoà, những người đã sát cánh với họ trong cuộc chiến và cũng là lý do cho sự có mặt của họ tại một vùng đất xa xôi, trong một cuộc chiến đem lại tổn thất quá nhiều cho họ cả về mặt tinh thần, lẫn vật chất.
Ngoài tượng biểu trưng cho người lính Việt Nam Cộng Hoả, điêu khắc gia Duke còn cho biết, ông đang nghiên cứu một số những hình ảnh nghệ thuật đặc trưng cho nền văn hóa VN để khắc vào bệ của tượng đài, trong đó có cả những hình ảnh về lịch sử của người Mỹ gốc Việt như một con tàu sóng gió của thuyền nhân…. Vì ông nghĩ rằng lịch sử của người Mỹ gốc Việt bây giờ đã trở thành một phần của lịch sử Hoa Kỳ, và người Mỹ gốc Việt đã trở thành một phần của dân tộc Hoa Kỳ. Khi tượng đài được hoàn thành, khách thưởng ngoạn ngoài việc được hiểu thêm về cuộc chiến còn gây nhiều tranh cãi, sẽ được biết về văn hóa VN, cũng như hậu chiến tranh VN. Đặc biệt, những người Mỹ gốc Việt trẻ được biết về nguồn gốc của sự có mặt của cha ông mình tại Hoa Kỳ. Theo dự tính, tượng đài sẽ được hoàn tất trong vòng 2 năm với kinh phí 1.5 triệu Mỹ kim.
Ủy ban xây dựng tượng đài cũng đang bắt đầu cuộc gây quỹ vì kinh phí sẽ phải đến từ sự đóng góp của người dân, chính phủ Texas chỉ giúp địa điểm và những chi phí phụ. Mọi đóng góp hoặc tìm hiều thêm chi tiết, xin liên lạc với:
The Texas Capitol Vietnam Monument
c/o JHL Company
P.O. Box 12275
Austin, Texas 78711
Fax: (512) 236-1004
Phone: (512) 236-1001
Chúng tôi đã cống hiến tất cả những gì chúng tôi có cho cuộc chiến VN.
Trong bài diễn văn đầy xúc động làm ướt mắt của khoảng hơn 100 quan khách, Bà Luci Baines Johnson, người con gái út trong 2 người con gái duy nhất của gia đình cố TT Johnson đã phát biểu với giọng nghẹn ngào:
“Mẹ tôi đã gần mù hẳn. Trước khi bà chết, Patrick Nugent, người chồng trước của tôi, một cựu chiến binh VN, nhờ tôi mời bà làm Chủ tịch danh dự Ủy Ban xây dựng tượng đài. Tôi đã trả lời rằng; từ khi bị “stroke”, bà đã không nhận bất cứ một vinh dự nào trước công chúng, nhưng tôi rất vui để chuyển lời mời và có thể đây sẽ là một ngoại trừ duy nhất. Và sự suy nghĩ của tôi đã đúng. Dù không còn nói được nữa nhưng bà đã gật đầu  và phát ra những tiếng nói lớn để bày tỏ lòng xúc động và ưng thuận của bà.
Tôi đã đẩy chiếc xe lăn đưa mẹ đi thăm khuôn viên của toà nhà quốc hội rất nhiều lần, Chúng tôi đã dừng lại trước mỗi tượng đài. Chúng tôi thấy tưọng đài của các cựu chiến binh thời nội chiến, chiến tranh với người Tây Ban Nha, chiến tranh Triều Tiên, Đệ Nhất Thế chiến nhưng lạ lùng thay, không hề có tượng đài cho các chiến binh trong Đệ Nhị Thế Chiến, và chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi không thể tin hoặc hiểu được tại sao Texas lại để chuyện này xẩy ra" Mẹ tôi đã thật hãnh diện về Patrick và gia đình tôi, cũng như tất cả những người tham dự vào việc thay đổi sự thiếu sót đối với những cựu chiến binh cao quý nhất, đó là cựu chiến binh VN.”
Bài diễn văn của bà còn nói về những hy sinh và chịu đựng dư luận không mấy thiện cảm của xã hội Mỹ dành cho họ cũng như cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN, và bà cho rằng bà gia đình bà đã cho tất cả những gì họ đã có vào cuộc chiến, và gia đình Johnson có nhiềm vui và hãnh diện duy nhất là những chiến binh Hoa Kỳ sau nhiếu năm chiến đấu tại VN đã trở về an lành và trong danh dự.
Buổi lễ còn có sự có mặt cuả Chủ tịch Hạ viện Texas, ông Tom Cracddick. Dân biểu và nghị sĩ của hai viện quốc hội Texas trong đó có dân biểu người Mỹ gốc Việt Hubert Võ, đại diện cuả một số công ty lớn như Dell, Applies Materials…và đặc biệt là một số quan khách người Mỹ gốc Việt tại Austin trong đó có ông tiền chủ tịch David Nguyễn và ông tân chủ tịch Thụy Phan của Tổ chức Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt tại Austin. Một điều chúng tôi ghi nhận ở đây là một số không ít những viên chức giữ những vai trò quan trọng trong chính quyền hành pháp, cũng như lưỡng viện Quốc hội Texas là những cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN. Theo thống kê thì con số cựu chiến binh VN tại Texas là trên 8,000 người. 

Hội VAHF tặng Thư viện Johnson lá cờ của ông Trương Như Phùng, người có cha bị chôn sống trong Tết Mậu Thân tại Huế.
Cũng trong dịp này, đại diện của hội Bảo Tồn Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) đã tặng bà Luci Bains Johnson một lá cờ cuả Việt Nam Cộng Hoà. Lá cờ do ông Trương Như Phùng, Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân VN tặng. Bà Luci Johnson đã rất cảm động khi được đại diện của hội VAHF cho biết về hoàn cảnh cuả ông Trương Như Phùng, một người có cha bị chôn sống trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân tại Huế. Bà nhờ hội VAHF viết giúp bà tiểu sử của ông Phùng để bà có thể lưu lại nguồn gốc của lá cờ.
Đây là lá cờ Nam Việt Nam thứ hai tại Thư viện/Bảo tàng viện Lyndon Jonhson. Theo bà Luci Johnson thì lá cờ này sẽ được treo trên cột cờ trước toà nhà của Viện bảo tàng trong những ngày lễ có liên quan đến VN. Bà cám ơn Hội VAHF đã làm công việc đầy ý nghiã và  gửi lời thăm hỏi đặc biệt của bà tới ông Trương Nhu Phùng. 
Lá cờ thấm máu phục quốc quân
Trước đó, Thư viện/Bảo tàng viện Lyndon Johnson cũng đã nhận được một lá cờ Việt Nam Cộng Hoà do gia đình ông Lộc Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Austin gửi tặng. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ được làm bằng loại vải mềm. có màu vàng lạt hơn những lá cờ khác vì thời gian. Trên lá cờ còn có những vệt máu thâm đen.
Theo ông Lộc Nguyễn, thì đây là cờ được treo trên đỉnh của một tiền đồn tại tỉnh Đà Nẵng cho đến giờ cuối cùng trước khi tiền đồn bị thất thủ vào tháng 3 năm 1975. Vì lý do bảo mật để tránh sự nguy hiểm cho một số người liên hệ còn đang sống tại VN, ông Lộc không thể nói rõ hơn về địa điểm của tiền đồn cũng như tên tuổi của những người liên hệ. Cha ông, vị sĩ quan chỉ huy tiền đồn đã không chịu đầu hàng. Ông và một số binh sĩ của ông đã trốn vào rừng để tiếp tục chiến đấu. Ông đã mang lá cờ này theo toán phục quốc quân vào trong rừng. Từ tháng 3 năm 1975 cho tới năm 1978, lá cờ này đã theo toán phục quốc quân ẩn sâu trong rừng. Khi liên hệ được với người liên lạc là mẹ ông Lộc, cha ông đã gửi gấm cho mẹ ông lá cờ với lời nhắn nhủ người con trai duy nhất trong gia đình rằng; ông Lộc hãy gìn giữ lá cờ máu này và hãy tìm mọi cách để đưa lá cờ ra khỏi VN để nói cho toàn thế giới biết về sự đau thương của VN dưới sự cai trị hà khắc của CS, và sự chiến đấu quyết không đầu hàng của những chiến sĩ phục quốc quân.
Do đó, từ năm 1978 tới năm 1994, lá cờ đã được giầu dưới giường của mẹ ông Lộc. Trước khi chết, mẹ của ông Lộc đã cho con trai biết về lai lịch lá cờ và cái chết của người cha. Cũng theo lời trăn trối của mẹ ông Lộc, cha ông cho bà biết vết máu trên lá cờ là của một trong những chiến sĩ phục quốc quân. Bà không hỏi rõ là vết máu cuả chiến sĩ phục quốc từ vết thương trong một trận giao tranh hay là do bị thương trong lúc leo lên cột cờ để hạ lá cờ xuống trước khi đem vào rừng cùng với toán quân.
Cái chết tức tưởi của một phục quốc quân với lời trăn trối:
 Dùng lá cờ để nới lên chính nghiã của Nam VN.
Toán quân sau đó đã bị theo dõi và bị bắt vào năm 1982. Cha ông Lộc đã vào tù cùng với các chiến hữu của ông, nhưng lá cờ có thấm máu của người chiến sĩ phục quốc đã được con trai ông vâng lời cha, trong một chuyến về thăm VN, bất chấp nguy hiểm, ông Lộc đã bí mật chuyển sang Mỹ vào năm 1998.
Mẹ ông Lộc không được biết những gì xảy ra sau đó cho những chiến sĩ phục quốc quân, kể cả ngày chết cuả chồng. Ông Lộc cho biết từ khì cha ông bị bắt vào năm 1982, mẹ ông hàng tháng đi thăm nuôi, nhưng không bao giờ đưọc gặp chồng. Mỗi khi đến trại tù, những người cai quản trại tù bảo bà đưa đồ tiếp tế cho họ để họ chuyển cho chồng bà và bà ra về. Bà đã đi thăm nuôi chồng trong tăm tối như thế trong suốt 7 năm trời. Mãi đến năm 1989, một người quen cùng trong trại tù với chồng bà đã nhắn cho bà biết chồng bà đã bị đánh đập và bị hành hạ cho tới chết trong tù đã nhiều năm qua. Lúc đó, người chỉ huy của toán phục quốc quân này đang ở tuổi trên 60 và ông đã chiến đấu trên 30 năm cho lý tưởng tự do, dân chủ của đất nước, dân tộc.
Năm 2004, qua sự giới thiệu của người bạn là một cựu chiến binh Mỹ, ông Patrick Reily, ông Lộc đã tặng lá cờ cho Thư viện Lyndon Johnson với ước nguyện hoàn thành được lời trăn trối cuối cùng của người cha. Đó là dùng lá cờ để nói cho cả thế giói biết đến sự hà khắc của chế độ CSVN và sự chiến đầu anh dũng của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Ông Lộc Nguyễn hiện lập gia đình với bà Thu Minh Nguyễn và có 3 người con gái và một con trai. Ông bà đã xin phép cho các con nghỉ học một buổi để các cháu có thể được nhìn lá cờ mà ông bà nội cuả các cháu đã dùng mạng sống cuả họ để gìn giữ nó.
Hiện Viện Bảo tàng Lyndon Johnson chưa có chưong trình trưng bày lá cờ này trước công chúng, nhưng nếu có khách thăm viếng yêu cầu, thư viện sẽ đưa ra để cho khách được chiêm ngưỡng. Để tiện việc sắp xếp, xin gọi điện thoại trước cho quản thủ thư viện đang có trách nhiệm gìn giữ lá cờ, ông Michael Mc. Donald, điện thoại số: (512) 721-0199. Hoặc Email về địa chi: michael.macdonald@nara.gov.
Thư viện/ Bảo tàng viện Lyndon Johnson hiện đang lưu trữ trên 45 triệu trang tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của vị tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ, cố TT. Lyndon Johnson. Một bộ “lịch sử  thu thanh” (oral history) gồm trên 1000 nhân vật đã được phỏng vấn về những sự kiện lịch sử dưới thời ông, trong đó có rất nhiều hình ảnh tài liệu về chiến tranh VN. Ngoài những phòng rộng lớn chứa tài liệu, phòng trưng bày được xây, và sắp xếp theo giòng lịch sử tứ khi TT Johnson ra đời vào năm 1908 tới khi ông mãn phần, vào năm 1973. Trong đó, có một số hình ảnh về Việt Nam như cảnh đường phố Sàigon trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân, cảnh tập trận cuả trân đánh Ấp Bắc, và đặc biệt là hình của cố TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết trong khi hai tay còn bi trói ngoặt và bị thẩy lên phiá sau cuả một chiếc xe vận tải. Bức hình gây xúc động không ít cho người xem, nhất là người Nam Việt Nam.
Thư viện mở cửa từ thứ hai tới thứ sáu từ 9giờ sáng tới 5 giờ chiều. Vào cửa tự do. Địa chỉ thư viện: 2313 Red River St.,Austin, TX 78705. Điện thoại số: (512) 721-0200 email: johnson.library@nara.gov
Triều Giang
Tháng 3/08

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.