Hôm nay,  

Sự Hiểu Biết Thông Thường Về Việc Lái Xe

09/03/200800:00:00(Xem: 4102)

e. Điều Kiện Lưu Thông

Điều kiện lưu thông thay đổi tuỳ theo môi trường.  Lái xe trong thành phố thường bị kẹt xe nhưng nếu bạn chú ý, bạn có thể tiên liệu được.  Lái xe trên xa lộ tuy với vận tốc cao nhưng điều kiện lưu thông cũng có thể tiên liệu được.  Lái xe ngoài xa lộ đồng quê hay trên đường núi, tuy vắng xe nhưng lại khó tiên liệu và nguy hiểm hơn trong thành phố hay trên xa lộ.  Luôn luôn cảnh giác và đề phòng những bất ngờ có thể xảy ra. 

f.  Qua Mặt

Qua mặt rất nguy hiểm nếu không thực hành an toàn và đúng cách.  Qua mặt không an toàn sẽ đưa đến tai nạn thảm khốc mà người những người liên quan thường bị trọng thương hay tử thương.

 (1) Trong Thành Phố

Khi lái xe trên những công lộ trong thành phố hay trên xa lộ, bạn phải rất cẩn thận khi đổi làn đường.  Luôn luôn bật đèn nháy mỗi khi bạn đổi làn đường hay sắp sửa quẹo.  Chỉ nên đổi làn đường khi nào thật cần thiết.  Đừng cắt ngang đầu xe khác quá gần.  Đổi làn đường tại ngã tư là vi phạm luật và rất nguy hiểm.  Không bao giờ bạn được lấn qua một vạch vàng liên tục, hai vạch vàng liên tục hay bốn vạch vàng liên tục để qua mặt một xe khác.  Vi phạm tội này bạn có thể bị treo bằng lái.

(2) Trên Xa Lộ Đồng Quê

Trên xa lộ đồng quê, bạn không được lần qua vạch vàng liên tục, hay hai vạch vàng liên tục để qua mặt một xe khác.  Bạn có thể qua mặt khi vạch vàng phía bên bạn đứt đoạn.  Không bao giờ qua mặt tại khúc quanh, trên dốc, hay vào ban đêm mà bạn có thể nhìn thấy ánh đèn của xe ngược chiều.

(3) Trên Đường Núi

Lái xe trên đường núi nguy hiểm hơn trên đường phẳng vì đường núi có nhiều khúc quanh gắt.  Không bao giờ qua mặt một xe khác tại khúc quanh vì tầm nhìn của bạn bị giới hạn và bạn có thể không nhìn thấy xe ngược chiều đang tới.

6. Những Sự Kiện Làm Phân Tâm Khi Lái Xe

Những sự kiện làm chúng ta phân tâm trong lúc lái xe ở chung quanh chúng ta.  Trong xe và ngoài xe.  Áp dụng phương cách lái xe cẩn trọng là chìa khoá để chiến thắng những trở ngại này.

a. Trong Xe

Những điều bên trong xe làm người tài xế phân tâm trong lúc lái xe gồm có: nói chuyện bằng điện thoại di động, ăn, uống, đọc sách, đọc báo, xem bản đồ, trang điểm, điều chỉnh máy thu thanh, v.v....Trẻ em và thú vật trong xe cũng là những điều làm người tài xế bị phân tâm.   

b. Ngoài Xe

Những điều bên ngoài xe làm người tài xế phân tâm trong lúc lái xe gồm có: bảng quảng cáo thương mại trên đường, tiếng động, tai nạn, ngắm nhìn người khác phái, v.v...

C. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN

Tại Hoa Kỳ mỗi năm có hơn 6 triệu tai nạn xe hơi xảy ra.  Phần lớn tai nạn gây ra bởi người tài xế lái xe với vận tốc quá cao, không an toàn đôi với điều kiện của con đường.  Ngoài tốc lực, Cơ Quan Cảnh Sát Xa Lộ còn ghi nhận những yếu tố khác khiến người tài xế gây ra tại nạn như không nhường, quẹo ẩu, vượt bảng "STOP" hay đèn đỏ, say rượu lái xe, đổi làn đường không an toàn, qua mặt không an toàn, v.v...

Theo Bộ Giao Thông An Toàn thì tai nạn có thể tránh được vì tai nạn xảy ra bởi lỗi lầm của người tài xế như không chú ý, bị phân tâm, mệt mỏi, phản ứng chậm, tiên đoán sai, hay những yếu kém khác.  Nếu bạn tỉnh táo và khoẻ mạnh, bạn sẽ lái xe an toàn và có thể tránh được tai nạn. 

(còn tiếp)

1. Tinh Thần

Một yếu tố khiến người tài xế bị phân tâm và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lái xe của chúng ta, đó là những xúc cảm tinh thần.   Giận dữ, căng thẳng, sợ hãi, buồn phiền, lo lắng là những phần tử của sự xúc cảm.  Chúng ta phải học và tập luyện để có thể chế ngự được những xúc cảm này.  Mệt mỏi cũng là một yếu tố khiến người tài xế bị phân tâm.  Nghĩ ngơi đầy đủ trước khi dự tính lái xe.

2. Thể Xác

Nếu bạn đang bị bệnh, việc lái xe của bạn sẽ bị ảnh hưởng.  Mắt bị mỏi hay mờ khiến bạn khó lái xe vì bạn phải nhìn thấy thì mới lái xe được.  Đừng bao giờ lái xe nếu bạn đang bị ảnh hưởng của rượu, ma tuý hay bất cứ một loại thuốc nào mà có dán lời cảnh cáo không được lái xe, dù chúng được mua có toa hay không có toa của bác sĩ. 

3. Môi Trường

Mặc dầu có thể tiên đoán trước, thời tiết đôi khi vẫn thay đổi bất thường.  Mưa, sương mù, hay đường đóng băng là những yếu tố ảnh hưởng người tài xế trong việc điều khiển chiếc xe.  Không thích ứng với sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn.

4. Thói Quen Nhìn Xa

Một người tài xế lái xe cảnh giác phải luyện tập thói quen nhìn xa.  Nếu bạn nhìn xa về phía trước và thường xuyên để ý đến những điểm khuất, bạn có thể cảnh giác những gì đang xảy ra chung quanh bạn.  Hãy thường xuyên liếc nhìn kính chiếu hậu giữa và kính chiếu hậu hai bên.

5. Những Người Tài Xế Khác

Bạn không thể kiểm soát được hành động của những người tài xế khác, nhưng bạn có thể tiên liệu và phản ứng kịp thời.  Những dấu hiệu cho thấy một người tài xế lái xe ẩu gồm có lái xe lạng tới, lạng lui, luồn lách, thắng gấp, đạp ga nhanh và thường xuyên đổi làn đường.  Hãy cảnh giác và đề phòng những người này.  Giữ khoảng cách an toàn và coi chừng những sự nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra.

6. Những Loại Tai Nạn

Tai nạn được xếp theo hoàn cảnh và địa điểm.  Những tai nạn ta thường thấy:  Đụng ngược chiều,  quẹt ngang hông, tông ngang hông, đụng sau xe, đụng gốc cây, cột đèn hay vật cứng cố định, xe lật, đụng người đi bộ, v.v...

a. Giao Lộ

Phần lớn tai nạn xảy ra tại giao lộ, nhất là những tai nạn sau đây:

(1) Ngã Tư Mù

Ngã tư mù được định nghĩa là một ngã tư không có đèn hiệu lưu thông hoặc bảng chỉ dẫn.  Rất nhiều tai nạn xảy ra tại ngã tư mù (ngã tư không được kiểm soát) vì người tài xế bất cẩn hay coi thường.  Luật California buộc bạn phải giảm vận tốc xuống 15mph khi đến gần một ngã tư mù.  Bạn nên dừng lại, nhìn hai bên và chỉ băng qua khi thật an toàn.

(2) Quyền Ưu Tiên

Rầt nhiều tai nạn xảy ra tại giao lộ chỉ vì người tài xế không chịu tỏ ý của mình cho người khác biết.  Luật về quyền ưu tiên được soạn ra để tránh những tai nạn ở giao lộ.  Nên nhớ, mặc dù bạn đang có quyền ưu tiên theo luật định, KHÔNG BAO GIỜ dành quyền ưu tiên về mình cả.  Nếu người tài xế khác không chịu nhường bạn, hãy để cho anh ta đi trước.

(3) Quẹo

Rất nhiều tai nạn xảy ra do người tài xế quẹo không đúng luật hay đúng cách.

 (a) Quẹo Trái

Một trong những điều rầt thông thường nhưng rất nguy hiểm mà bạn vẫn làm trong khi lái xe là quẹo trái.  Tai nạn xảy ra vì xe quẹo trái phải quẹo ngang đầu xe đi thẳng.  Đừng quẹo trái quá gắt, hay quá sớm để tránh xe ngược chiều.  Bạn phải luôn luôn coi chừng và nhường người đi bộ.  Theo luật California, bạn phải dùng khoảng đưòng trống an toàn giữa đường, được gọi là lối để quẹo trái hai chiều, nếu có, nếu bạn muốn quẹo trái.  Luật không bắt buộc bạn phải dừng hoàn toàn nhưng bạn không được lái xe trong lối này trên 200 feet.  Không bao giờ dùng đường này để đi thẳng hay để tránh sự kẹt xe.

 (b) Quẹo Phải:

Khi bạn quẹo phải ở ngã tư, luật California buộc bạn phải bắt đầu quẹo từ làn đường trong cùng và quẹo vào làn đường trong cùng.  Đừng quẹo vào làn đường giữa hay làn đường ngoài cùng.

 (c) Quẹo Cùng Lúc

Khi hai xe cùng quẹo một lần, dù là bên cạnh nhau hay ngược chiều nhau, được gọi là quẹo cùng lúc.  Tai nạn xảy ra khi một người tài xế không giữ làn đường của mình mà lấn vào làn đường của người khác.

(d) Quẹo Rộng    Xe Vận Tải

Những loại xe lớn như xe vận tải phải quẹo rộng nếu đem so sánh với những loại xe cỡ trung bình hay nhỏ hơn.  Hãy chừa khoảng trống cho họ.   Đậu sau họ một khoảng cách an toàn và chờ cho họ quẹo xong rồi bạn hãy quẹo.  Luôn luôn nhìn vào kính chiếu hậu trái của họ, nếu bạn có thể thấy gương mặt của người tài xế trong kính, anh ta có thể thấy bạn.

(4) Người Đi Bộ

Người đi bộ rất là khó tiên đoán họ sẽ làm gì.  Luôn luôn coi chừng và nhường họ khi họ trong lối đi dành riêng cho người đi bộ.  Nhiều người đi bộ chưa từng lái xe, do đó, họ không hiểu về những ảnh hưởng vật lý của việc lái xe.  Một điều bạn nên nhớ nằm lòng là người đi bộ luôn luôn có quyền ưu tiên mặc dù đôi khi họ có lỗi.

b. Xa lộ

Trái với điều chúng ta thường nghĩ, nhiều chương trình nghiên cưú cho thấy lái xe trên xa lộ an toàn hơn trên công lộ trong thành phố, mặc dù, khi tai nạn xảy ra, thường là nghiêm trọng.  Do vận tốc cao của xe cộ di chuyển trên xa lộ, tai nạn nếu xảy ra, nạn nhân thường bị trọng thương hoặc chết.  Luôn luôn giữ khoảng cách an toàn với xe trước mặt và luôn áp dụng luật ba giây khi lái xe trên xa lộ.

(1) Nhập Vào Dòng Xe

Một trong những điều rất khó khi lái xe trên xa lộ là khi bạn vừa lên xa lộ và phải nhập vào dòng xe đang chạy.  Khi bạn lên xa lộ, hãy đạp ga để tăng tốc độ bằng với tốc độ của những xe đang di chuyển.  Chọn một làn đường thích hợp và giữ làn đường này trong suốt thời gian trên xa lộ cho tới khi bạn chuẩn bị ra xa lộ.  Tránh việc đổi làn đường thường xuyên.

(2) Ra Xa Lộ

Coi chừng những bảng hiệu chỉ dẫn lối ra xa lộ.  Không bao giờ cán ngang đường kẻ trắng liên tục.  Nếu bạn lơ đễnh và lỡ lối ra, hãy tiếp tục đi đến lối ra kế.  Không bao giờ đổi ba bốn làn đường một lúc để cố gắng ra xa lộ vì điều này thật nguy hiểm.  Nên nhớ, thà trễ còn hơn không bao giờ tới.

(3) Khoảng Cách An Toàn

Luôn luôn chừa khoảng cách an toàn trước, sau và hai bên hông xe để bạn có đủ thì giờ tránh né được trong trường hợp tai nạn sắp xảy ra.  Đụng xe dây chuyền thường xảy ra là do người tài xế không giữ khoảng cách an toàn với xe trước mặt.  Áp dụng luật 3 giây mỗi khi lái xe.

c. Đổi Làn đường

Đổi làn đường không đúng cách rất nguy hiểm và là nguyên do thứ hai gây tai nạn sau lái xe quá tốc lực.  Khi bạn muốn đổi làn đường, bạn phải nhìn kính chiếu hậu sau và hai bên trái phải.  Quay đầu nhìn ngang qua vai để tránh những xe đang ở trong điểm mù của bạn.

Áp dụng phương pháp SMOG khi đổi làn đường có thể làm giảm thiểu cơ hội tai nạn xảy ra:

    Signal (Bật đèn nháy)

   Mirror (Nhìn kính hậu)

   Over the shoulder check (Quay đầu nhìn ngang)

   Go when safe (Đổi làn đường khi an toàn)

d. Qua Mặt

Rất nhiều tai nạn tử thương đã xảy ra trên xa lộ đồng quê (xa lộ chỉ có hai làn đường, mỗi bên một làn đường và không có tường chắn ở giữa) vì người tài xế qua mặt trái phép hoặc không đúng phương pháp.  Không bao giờ bạn được qua mặt xe đằng trước khi lằn vẽ màu vàng bên phía bạn liên tục.  Không bao giờ qua mặt vào ban đêm nếu bạn có thể thấy ánh đèn xe ngược chiều vì lý do là bạn sẽ không ước tính chính xác được chiếc xe đó cách bạn bao xa.  Bạn có thể không đủ thời gian để qua mặt.

e. Đụng Ngược Chiều

Tai nạn với hai xe đụng nhau ngược chiều là tai nạn thảm khốc nhất trong những tai nạn trên công lộ nhất là trên những xa lộ đồng quê vì những xa lộ này không có tường chắn ở giữa.  Nguyên do tai nạn xảy ra là do người tài xế qua mặt trái phép hoặc ngủ gật trên tay lái vì mệt mỏi hay buồn ngủ rồi lấn qua phần đường bên kia.  Nếu bạn đột nhiên nhận thấy xe trước mặt từ từ lấn qua phần đường của mình, việc đầu tiên mà bạn phải làm là bấm kèn, pha đèn để anh ta tỉnh dậy và trở về phần đường của anh ta.  Nếu không có kết quả, lạng về bên phải để tránh.  KHÔNG BAO GIỜ lạng về bên trái vì người tài xế của xe ngược chiếu có thể giật mình tỉnh dậy bất cứ lúc nào và lách ngược về bên phải của anh ta.  Bạn và anh ta sẽ đụng nhau giữa đường.

f. Đụng Từ Sau

Phần lớn những tai nạn đụng từ phía sau xảy ra là do người tài xế bám đuôi quá sát, ngủ gục, bị phân tâm trong khi lái xe nên đâm vào xe trước mặt khi xe này giảm tốc độ hay dừng lại.  Trong loại tai nạn này, người tài xế xe sau thường là có lỗi vì đã không giữ khoảng cách an toàn.

g. Đụng Vật Cứng Cố Định

Đôi khi người tài xế vì lơ đãng hay vì một lý do nào khác lạc tay lái và đụng vào những vật cứng cố định như cột đèn, gốc cây, tường chắn, hay những xe đang đậu bên đường.  Loại tai nạn này ít khi xảy ra nhưng không kém phần nguy hiểm.

h. Xe Bị Trượt

Trong trời mưa, lực ma sát giữa vỏ xe và mặt đường sẽ bị sút giảm.  Những người tài xế lái xe quá tốc độ, bẻ lái nhanh, thắng gấp hay đạp ga mạnh có thể làm chiếc xe bị trượt, lạc tay lái và kết quả là gây tai nạn.

Loại tai nạn này cũng rất nguy hiểm.

i. Xe Hư

Bạn phải có trách nhiệm và bổn phận gìn giữ và bảo trì để chiếc xe của bạn được an toàn khi xử dụng trên công lộ.  Bảo trì xe đúng với thời hạn quy định bởi nhà sản xuất xe là phương cách tốt nhất để tránh xe bị hư bất thình lình và có thể giúp bạn tránh được tai nạn.

(1) Thắng Hư

Vì sự an toàn của chính bạn và những người trong xe của bạn, thắng xe phải được thường xuyên bảo trì và giữ gìn trong tình trạng hoàn hảo.  Khi bạn đạp thắng mà xe không có dấu hiệu giảm vận tốc hay dừng lại, hoặc khi bạn thấy đèn báo cháy sáng, điều cốt yếu là làm sao bạn dừng chiếc xe lại một cách an toàn.  Giữ BÌNH TĨNH và đừng hốt hoảng.  Việc đầu tiên là bật đèn nháy khẩn cấp và kéo cần số về số thấp hơn.  Không nên kéo thắng tay khi ở vận tốc cao vì bánh xe có thể bị khoá và xe sẽ quay tròn.  Không nên tắt máy vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái sẽ bị khoá và xe sẽ quặt về một bên.  Khi xe đã chậm lại đến mức an toàn, lúc đó bạn có thể kéo thắng tay và tắp vào lề phải.

(2) Vỏ Xe

Cũng như hệ thống thắng, nếu bạn bảo trì và giữ gìn vỏ xe đúng phương pháp, bạn có thể giảm thiểu cơ hội tai nạn xảy ra.  Trong khi lái xe, nếu một trong bốn vỏ xe bị nổ, hãy bỏ chân ga và kếm chặt tay lái.  Đừng thắng gấp vì có thể làm xe quay ngang và gây tai nạn.

D. PHƯƠNG CÁCH TRÁNH TAI NẠN

Người tài xế cẩn trọng sẽ có nhiều cơ hội tránh được tai nạn.  Những người tài xế lái xe mạnh bạo hay bạt mạng không chỉ gây nguy hiểm cho chính họ mà còn gây nguy hiểm cho những người khác nữa.

1. Kỹ Thuật Lái Xe Cẩn Trọng

Luyện tập và áp dụng kỹ thuật lái xe cẩn trọng đúng phương pháp, bạn sẽ đến nơi bạn muốn đến một cách an toàn.

a. Luôn Luôn Cảnh Giác

Không bao giờ nghĩ rằng hay cho rằng người tài xế khác sẽ lái xe cẩn trọng.  Không bao giờ cho rằng người tài xế khác sẽ lái xe như bạn mong muốn.  Luôn luôn cảnh giác.  Tập trung tư tưởng, phân tích và lượng xét mỗi trường hợp có thể giúp bạn tiên liệu được những nguy cơ có thể xảy ra.

b. Phương Cách Tránh Tai Nạn

Khi bạn nhận ra tai nạn sắp xảy ra phía trước, giảm tốc độ và đổi làn đường ngay lập tức.  Điều quan trọng nên nhớ là khi bạn đã quyết định đi về hướng nào, đừng thay đổi ý định.  Hãy đi về hướng đó.

c. Thời Gian Phản Ứng

Thời gian phản ứng được định nghĩa là bắt đầu khi bạn nhận ra sự nguy hiểm và đạp thắng.  Trong hầu hết mọi người, thời gian này trung bình khoảng 1 giây.

d. Luật 3-giây

Luôn luôn giữ khoảng cách an toàn là 3 giây với chiếc xe đằng trước bạn.  Xin đọc phần dưới để biết phương cách giữ khoảng cách 3 giây.

e. Cảnh Giác

Để ý và luôn luôn đề phòng những nguy hiểm có thể xảy ra trước mặt.  Nếu bạn thấy đèn thắng của xe trước mặt cháy sáng, hoặc thấy xe cộ trước mặt giảm tốc độ, bạn cũng nên giảm tốc độ và sẵn sàng để đạp thắng.

f. Dùng Kèn Xe

Chỉ dùng kèn xe để báo cho những người tài xế khác biết trong những trường hợp nguy hiểm sắp xảy ra.  Đừng dùng kèn xe để biểu lộ thái độ bất mãn hay giận dữ của bạn.

2. Phương Cách Để Tránh Đụng Xe Đằng Trước

a. Giữ Xe Giữa Làn đường

Khi lái xe, bạn nên điều khiển xe để nó chạy giữa làn đường, luôn chừa khoảng trống trước, sau và hai bên hông xe.  Trong trường hợp nguy hiểm, bạn có đủ thời giờ và khoảng cách để thoát nạn.

b. Luật 3-Giây

• Phương Cách Để Tạo Khoảng Cách 3-Giây

Muốn giữ khoảng cách 3-giây với xe trước mặt, bạn hãy làm như sau:

Chú ý đến một vật cố định thí dụ như cột đèn và để ý xe trước mặt.   Khi đuôi xe của xe trước mặt vừa đến điểm cố định (cột đèn), bắt đầu đếm thầm, chậm rãi "một ngàn lẻ một, một ngàn lẻ hai, một ngàn lẻ ba".  Nếu xe bạn chưa đến điểm cố định khi bạn đếm dứt "một ngàn lẻ ba", bạn đã giữ khoảng cách trên 3 giây.  Nếu xe bạn đã đến điểm cố định trước khi bạn đếm dứt "một ngàn lẻ ba", bạn không giữ khoảng cách 3 giây.  Hãy giảm tốc độ và giữ khoảng cách 3-giây.

c. Khi Phải Giữ Khoảng Cách Trên 3 giây

Bạn phải giữ khoảng cách trên 3 giây (4 giây hoặc 5 giây hay hơn), trong những trường hợp sau đây:

• Khi bạn bị một xe khác bám đuôi.

• Khi tầm nhìn của bạn bị che khuất.

• Khi vận tốc xe gia tăng.

• Khi thời tiết xấu.

• Khi bạn chở nặng hoặc kéo theo xe khác.

d. Phân Tâm Trong Khoảnh Khắc

Luôn luôn để ý và nhìn trước mặt khi lái xe.  Nhưng nếu bạn phải quay đi trong khoảnh khắc, áp dụng phương pháp dưới đây:

• Quan sát và lượng định sự an toàn của con đường trước khi quay đi

• Quay đi thật nhanh và sau đó quay lại nhìn phía trước.

• Nhờ người hành khách giúp nếu bạn phải nhìn bảng đường, tìm đường, hay  tìm số nhà v.v...

e. Tiên Liệu Điều Xấu Có Thể Xảy Ra

Tiên liệu trước những gì có thể xảy ra là phương pháp tốt nhất để tránh tai nạn.  Khi lái xe, bạn nên:

• Luôn luôn nhìn phía trước, chung quanh để có thể tiên liệu những điều xấu có thể xảy ra.

 • Luôn luôn để ý vận tốc của những xe phía trước để sẵn sàng giảm vận tốc nếu cần.

• Luôn luôn để ý đèn thắng của xe phía trước bạn hay xe bên cạnh để sẵn sàng đạp thắng.

• Luôn luôn đạp thắng sớm nếu bạn tiên liệu điều xấu sẽ xảy ra.

f. Những Nơi Phải Để Ý

Luôn luôn để ý và đề phòng tại những nơi sau đây:

• Tại Giao Lộ Có Điều Khiển Hay Không Có Điều Khiển

Luôn luôn tuân theo bảng chỉ dẫn hay đèn hiệu lưu thông.  Không bao giờ dành quyền ưu tiên về mình.

• Tới Gần Lối Đi Dành Riêng Cho Người Đi Bộ 

Cẩn thận khi tới gần lối đi dành riêng cho người đi bộ.  Nên nhớ, người đi bộ luôn luôn có quyền ưu tiên mặc dù đôi khi họ có lỗi.

• Làn Đường Cạnh Những Xe Đang Đậu

Để ý những người tài xế có thể mở cửa và bước ra.  Coi chừng người đi bộ có thể băng qua đường từ giữa những chiếc xe đang đậu bên lề.

• Cổng Vào Bãi Đậu Xe

Chậm lại và để ý.  Coi chừng người tài xế trước mặt bất thình lình thắng lại và để quẹo vào bãi đậu xe.

 • Đường Nhập

Đường nhập là làn đường trên xa lộ dành cho xe xuống xa lộ và lên xa lộ.  Bạn nên để ý khi lái xe trên đường nhập vì xe lên xa lộ và xe xuống xa lộ phải đan nhau.

• Đường Trơn Trợt Hay Đóng Băng 

Cẩn thận khi lái xe trên đường ướt hay đóng băng.  Tránh quẹo gắt, thắng gấp, hay đạp ga nhanh vì nếu bạn làm như vậy, xe bạn có thể xe bị trượt.

• Nơi Có Nhiều Trẻ Em Đang Chơi Đùa  

Cẩn thận và chậm lại khi lái xe ở những nơi có nhiều trẻ em đang chơi đùa.  Để ý và coi chừng trẻ em bất thình lình chạy ra đường để nhặt bóng hay đồ chơi.

3. Phương Cách Để Tránh Bị Đụng Từ Phía Sau

Để tránh bị đụng từ phía sau, bạn nên áp dụng những phương cách sau đây:

a. Tăng Khoảng Cách Theo Sau Xe Đằng Trước 

Chậm lại để bạn có đủ thời gian phản ứng và báo động kịp thời cho người tài xế xe sau.  Áp dụng luật 3 giây cho thời tiết tốt và tăng lên 4 giây, 5 giây hay nhiều hơn cho thời tiết xấu.

b. Bật Đèn Nháy Sớm Khi Muốn Đổi Làn đường Hay Quẹo 

Luôn luôn báo động sớm dành đủ thời gian cho tài xế xe sau khi bạn sắp sửa quẹo, dừng hay đổi làn đường.

 c. Đạp Thắng Từ Tốn

Bạn nên tránh sự thắng gầp vì người tài xế xe sau không đủ thời gian phản ứng.

d. Giữ Vận Tốc Đều Với Vận tốc Xe Khác Trên Đường

Đừng lái quá chậm.  Bạn có thể bị phạt nếu cảnh sát cho là bạn cản trở lưu thông.

e. Nhìn Kính Chiếu Hậu Để Biết Khoảng Cách Của Xe Theo Sau 

Thường xuyên nhìn kính chiếu hậu để ước lượng khoảng cách xe theo sau.  Nếu bạn bị một xe khác bám đuôi, điều nên làm là bật đèn nháy và đổi làn đường.  Hãy nhường cho họ qua mặt.

f. Trước Khi Đổi Làn đường

Khi bạn muốn đổi làn đường, bạn nên nhìn kính hậu giữa, và kính hai bên để chắc chắn làn đường bạn muốn đổi sang không có xe.  Nếu xe bạn không có kính hậu bên phải, quay đầu nhìn ngang vai để tránh những xe trong điểm khuất.

g. Sau Khi Dừng Lại Kềm Thắng

Sau khi dừng lại, nhất là tại ngã tư, luôn luôn kềm thắng.  Điều này có thể giúp bạn tránh bị ủi hay văng ra giữa đường nếu bị một xe khác đụng từ phía sau. 

h. Giữ Gìn Đèn Sau

Bảo trì và giữ gìn đèn sau để chúng luôn hoạt động bình thường.  Chùi đèn sạch sẽ để gia tăng mức sáng của đèn hầu những tài xế khác có thể thấy bạn trong trường hợp thời tiết xấu.

4. Phương Cách Chọn Đường Dự Phòng Và Lối Thoát

a. Sự Quan Trọng Của Tâm Nhìn Xa

Tầm nhìn xa là khoảng cách và thời gian mà bạn phải nhìn về phía trước.  Luôn luôn dành đủ thời giờ để bạn có thể phàn ứng kịp thời nếu có chuyện không tốt xảy ra.  Hãy luyện tập tầm nhìn xa khoảng 10 cho đến 15 giây về phía trước nếu bạn lái xe trong thành phố (nửa block đường), hay từ 20 đến 30 giây nếu bạn đang lái xe trên xa lộ (nửa dặm đường). 

  • Chọn Làn Đường An Toàn

Chọn làn đường an toàn nhất khi lái xe.  Luôn luôn chừa khoảng cách đủ với xe trước và bên cạnh.  Tiên liệu và dự tính trưóc lối thoát để xử dụng trong trường hợp những điều xấu bất thình lình xảy ra.. 

• Điều Chỉnh Vận Tốc Và Vị Trí Của Xe

Điều chỉnh vận tốc và vị trí của xe cho phù hợp với hoàn cảnh.  Đổi làn đường và điều chỉnh vận tốc và vị trí của xe để thích ứng với hoàn cảnh là chìa khoá để tạo ra lối thoát.

b. Vị Trí Của Xe

Khi lái xe trên công lộ hay trên xa lộ, bạn nên:

• Giữ Vị Trí Ở Làn Đường Giữa

Khi lái xe, nên chọn làn đường giữa.  Điều này để tránh bạn có thể bị đụng từ cả hai phía, cùng chiều và ngược chiều.  Bạn sẽ có nhiều khoảng cách, thời gian và có nhiều cơ hôi tìm lối thoát trong trường hợp tai nạn xảy ra.

c. Phương Pháp Để Tránh Tai Nạn

• Nhận Biết Sự Nguy Hiểm Sớm

Luôn luôn để tầm nhìn xa để bạn có đủ thời giờ phản ứng với những sự nguy hiểm có thể xảy ra.  Nếu bạn thấy mọi đèn thắng của xe trước mặt, chậm lại và chuẩn bị để thắng.

• Tiên Liệu Trước Khi Tai Nạn Xảy Ra

Để ý những nơi dễ gây tai nạn như đã nói ở trên.  Luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng.

•  Điều Chỉnh Vận tốc Và Vị Trí

Khi bạn nhận ra sự nguy hiểm trước mặt, điều chỉnh vận tốc và vị trí xe của bạn ngay tức khắc trước khi bạn tới chỗ đó.

• Tiên Liệu Và Tính Trước Đường Thoát Hiểm

Một lần nữa, bạn phải luôn tiên liệu những gì sẽ xảy ra và tính trước đường thoát hiểm.  Hãy cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

d. Nhường Nhịn Để Giảm Sự Nguy Hiểm

Hoà nhã và nhường những người tài xế khác trong những trường hợp mà quyền ưu tiên không phân định rõ ràng chính là chìa khoá và điều căn bản nhất của sự lái xe cẩn trọng.

• Một Hàng Dài Xe Nối Đuôi Đi Ngược Chiều

Nếu bạn lái xe trên những xa lộ đồng quê chỉ có hai lằn đường mà bạn thấy một hàng dài xe nối đuôi nhau đi ngược chiều, bạn phải cảnh giác và đề phòng những người tài xế bất thình lình lấn qua lằn đường của bạn để qua mặt một xe khác.  Luôn sẵn sàng đạp thắng và lạng về bên phải để tránh tai nạn.

• Xe Ngược Chiều Lấn Sang Lằn Đường Của Bạn

Nếu tài xế xe ngược chiều mệt mỏi hay buồn ngủ và xe của anh ta lấn sang lằn đường của bạn, việc đầu tiên là bạn nên bấm còi, pha đèn để anh ta tỉnh giấc.  Nếu không hiệu quả, lạng hết về bên phải để tránh tai nạn.  Không bao giờ lạng về bên trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể tỉnh giấc và bẻ tay lái về phía phải. Bạn và anh ta sẽ đụng nhau giữa đường.

• Tại Khúc Quanh

Khi bạn lái xe gần tới khúc quanh, luôn nhớ hai điều căn bản:  giảm tốc độ và giữ bên phải của làn đường.

5. Bảo Vệ Thân Thể Khi Tai Nạn Không Thể Tránh Được

Trong trường hợp bạn nhận ra rằng tai nạn không thể tránh được, điều bạn có thể làm là bảo vệ thân thể bạn, để giảm thiểu tối đa những thương tích do sự đụng xe gây ra.

a. Bị Đụng Từ Sau

Nếu bạn nhìn kính hậu giữa và biết rằng bạn sẽ bị đụng từ sau, giữ chặt tay lái và kềm thằng thật chặt để khỏi bị ủi ra giữa ngã tư.  Ngả đầu về phía sau, tựa đầu vào cái dựa đầu để giảm thiểu thương tích nơi đầu và cổ.

b. Bị Đụng Ngang Hông

Nếu bạn biết là mình sẽ bị đụng ngang hông, nhần ga để thoát khỏi tai nạn, hay ít nhất là để xe khác đụng vào phần sau xe của bạn.  Giữ chặt tay lái để khỏi bị văng trong xe hầu giảm thiểu tôí đa những thương tích.

c. Bị Đụng Từ Trước

Nếu bạn biết mình sẽ bị đụng phía trước, nếu bạn có đeo dây an toàn, điều nên làm là dùng cánh tay bảo vệ phần mặt của bạn.  Nếu bạn không đeo giây an toàn, tung mình ngang ghế để khỏi đập ngực vào tay lái hay đập đầu vào kính chắn gió.

Xe hơi ngày nay được trang bị với túi hơi để bảo vệ bạn từ sự đập ngực vào tay lái.  Để túi hơi được hiệu quả trong việc bảo vệ bạn, nó sẽ bung ra với vận tốc khoảng 200mph.   Vì thế, không bao giờ ngồi cách tay lái gần hơn 11 inches, tính từ ngực của bạn.  Bạn có thể bị trọng thương vì túi hơi nếu bạn ngồi quá gần. 

6. Trường Hợp Nguy Hiểm:

Luôn cảnh giác và cẩn thận khi lái xe trong những trường hợp hay khu vực dưới đây:

a. Đường Đang Được Sửa Chữa

Những khu vực có đường đang được sửa chữa thường có những bảng hiệu, cờ hay những vật chắn hình nón màu cam.  Những nơi này có nhiều công nhân làm việc, máy móc dụng cụ cơ khí hạng nặng, vật liệu xây cất hay đất đá.  Khi lái xe gần đến đến khu vực sửa đưòng, luật California buộc bạn phải giảm vận tốc xuống còn 25 mph.  Cảnh giác và đề phòng công nhân làm việc và xe vận tải hạng nặng.  Nên nhớ, nếu bạn bị phạt trong khu vực sửa đường, tiền phạt của bạn sẽ tự động tăng đôi.

b. Trẻ Em

Trẻ em rất khó tiên đoán.  Chúng thường không nghĩ đến sự an toàn.  Luôn cảnh giác và coi chừng vì chúng có thể bất thình lình phóng ra giữa đường giữa những xe đang đậu bên lề.  Khi bạn đến gần trong vòng 500 feet của trường học, luật California buộc bạn phải giảm tốc lực xuống 25 mph. 

c. Thú Vật

Giống như trẻ em, thú vật cũng khó tiên đoán vì chúng cũng thường đột nhiên phóng ra giữa đường, trước đầu xe của bạn.  Đụng một con thú lớn như trâu, bò, nai, v.v...cũng nguy hiểm như đụng một chiếc xe khác.  Nếu bạn không thể tránh việc đụng hay cán một con thú nhỏ, đừng làm nguy hiểm cho chính bạn hay người chung quanh bằng cách lạng để tránh, bạn có thể đụng một người khác hay một xe khác.

***

 CHƯƠNG 4

LUẬT LỆ VỀ SỰ GIỚI HẠN VẬN TỐC

***

A. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT CĂN BẢN VỀ VẬN TỐC

Một cách đại cương, luật lệ về tốc độ được soạn ra để điều hành lưu thông và cho sự an toàn của chúng ta.  Mục đích của luật lệ về tốc độ là giúp người tài xế lái xe an toàn với vận tốc an toàn trong mọi điều kiện.  Mặc dù không được dựng bảng, Luật Căn Bản Về Vận Tốc luôn luôn được áp dụng. Bảng giới hạn vận tốc chỉ áp dụng trong điều kiện thời tiết và đường xá tốt.  Trong điều kiện thời tiết hay đường xá xấu, vận tốc này phải được giảm xuống.  Luật Căn Bản Về Tốc Độ buộc bạn phải suy tính mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến vận tốc an toàn.  Thí dụ nếu bạn lái xe bằng vận tốc giới hạn trong khi trời đang mưa, bạn có thể bị phạt vì lái xe với vận tốc không an toàn.  Tóm lại, bạn không được lái nhanh hơn điều kiện an toàn của thời tiết hay của con đường cho phép, không kể đến bảng giới hạn vận tốc trên đường.  Nhưng không bao giờ bạn được lái nhanh hơn bảng giới hạn vận tốc.

B. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT VẬN TỐC TỐI THIỂU

Mục đích của luật vận tốc tối thiểu cũng để để điều hành lưu thông và cho sự an toàn của chúng ta.  Bạn không được lái xe quá chậm đến nỗi bạn làm cản trở lưu thông, ngoại trừ trong trường hợp bắt buộc vì điều kiện an toàn của chiếc xe, đường xá hay thời tiết.

C. VẬN TỐC GIỚI HẠN CHO TỪNG KHU VỰC

Vận tốc giới hạn được dựng trên đường dưới Bộ Luật Lưu Thông của California (CVC).  Bảng giới hạn vận tốc chỉ áp dụng trong điều kiện thời tiết và đường xá tốt.  Không kể vận tốc giới hạn là bao nhiêu, Luật Căn Bản Về Tốc Độ phải được tuân theo một cách triệt để.  Luôn luôn dùng sự hiểu biết thông thường và áp dụng kỹ thuật lái xe cẩn trọng.  Ngoại trừ khi có bảng giới hạn tốc lực, vận tốc tối đa được định cho từng khu vực bởi CVC sẽ thay đổi tùy theo khu vực đó. Luật này còn được biết dưới tên tiếng La Tinh là Luật Prima Facie.   Tiếng Việt có nghĩa là "trên bình diện".

1. Xa Lộ

Vận tốc trên xa lộ của tiểu bang California là 65mph, ngoại trừ vài xa lộ cho phép bạn lái tới 70mph.  Những xa lộ cũ, vận tồc tối đa là 55mph.  Vận tốc trên xa lộ đồng quê thường là 55mph cho tới 65mph.  Đường núi giới hạn bởi nhiều vận tốc khác nhau tuỳ vào điều kiện của khu vực. 

2. Khu Gia Cư

Trong khu gia cư, vận tốc tối đa là 25mph.

3. Khu Thương Mại

Trong khu thương mại, vận tốc tối đa là 25mph

4. Gần Trường Học

Vận tốc tối đa cho khu vực gần trường học là 25mph.  Luật này được áp dụng triệt để trong giờ học sinh đi học và đi về.

5. Khu Vực Đông Trẻ Em

Vận tốc tối đa cho khu vực có đông trẻ em chơi đùa là 25mph.

6. Ngã Tư Khuất Hay Ngã Tư Mù

Vận tốc tối đa khi băng qua một ngã tư khuất hay ngã tư mù là 25mph.  Ngã tư khuất hay ngã tư mù là ngã tư không có đèn hiệu lưu thông hay bảng STOP hoặc YIELD.  Ngả tư khuất hay ngã tư mù cũng được định nghĩa là những ngã tư mà tầm nhìn của bạn

2. Thể Xác

Nếu bạn đang bị bệnh, việc lái xe của bạn sẽ bị ảnh hưởng.  Mắt bị mỏi hay mờ khiến bạn khó lái xe vì bạn phải nhìn thấy thì mới lái xe được.  Đừng bao giờ lái xe nếu bạn đang bị ảnh hưởng của rượu, ma tuý hay bất cứ một loại thuốc nào mà có dán lời cảnh cáo không được lái xe, dù chúng được mua có toa hay không có toa của bác sĩ. 

3. Môi Trường

Mặc dầu có thể tiên đoán trước, thời tiết đôi khi vẫn thay đổi bất thường.  Mưa, sương mù, hay đường đóng băng là những yếu tố ảnh hưởng người tài xế trong việc điều khiển chiếc xe.  Không thích ứng với sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn.

4. Thói Quen Nhìn Xa

Một người tài xế lái xe cảnh giác phải luyện tập thói quen nhìn xa.  Nếu bạn nhìn xa về phía trước và thường xuyên để ý đến những điểm khuất, bạn có thể cảnh giác những gì đang xảy ra chung quanh bạn.  Hãy thường xuyên liếc nhìn kính chiếu hậu giữa và kính chiếu hậu hai bên.

5. Những Người Tài Xế Khác

Bạn không thể kiểm soát được hành động của những người tài xế khác, nhưng bạn có thể tiên liệu và phản ứng kịp thời.  Những dấu hiệu cho thấy một người tài xế lái xe ẩu gồm có lái xe lạng tới, lạng lui, luồn lách, thắng gấp, đạp ga nhanh và thường xuyên đổi làn đường.  Hãy cảnh giác và đề phòng những người này.  Giữ khoảng cách an toàn và coi chừng những sự nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra.

6. Những Loại Tai Nạn

Tai nạn được xếp theo hoàn cảnh và địa điểm.  Những tai nạn ta thường thấy:  Đụng ngược chiều,  quẹt ngang hông, tông ngang hông, đụng sau xe, đụng gốc cây, cột đèn hay vật cứng cố định, xe lật, đụng người đi bộ, v.v...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.