Hôm nay,  

Kinh Nghiệm Người Mẹ Trẻ: Làm Sao Khi Bé Hay Cãi Cọ?

08/03/200800:00:00(Xem: 9924)

-  Má không muốn bé làm như vậy"

- Tại sao má không muốn bé làm như vậy"

- Tại vì làm như vậy no good.

- Tại sao lại no good" Làm như vậy good mà, đâu có sao đâu"

Đó là một trong nhiều mẫu "cãi cọ" giữa bé C và má H. Bé rất hay cãi cọ, má nói gì bé cũng hay vặn vẹo, hạch hỏi, cãi cọ, không làm theo, làm cho má phát mệt, không biết phải làm gì với bé nữa.

Các bé thông minh, đặc biệt là những bé thông minh và thích nói chuyện, thường bị ba má so sánh với … luật sư. "Lớn lên chắc là nó làm luật sư quá, cãi hoài, phát mệt."

Bé cãi với ba má kbi bị phạt, khi ba má dạy dỗ, vào giờ ngủ, giờ ăn … Bé cãi cọ hầu như về mọi điều bé không thích, hay chỉ cãi … cho vui.

Cha mẹ nên coi chừng những "chiêu" cãi cọ của bé, không nên để bé lôi cuốn vào các cuộc cãi cọ, để rồi cuối cùng chịu thua bé, để cho bé "phạm luật."

Dưới đây là một số mẹo dành cho các cha mẹ có các bé luật sư tí hon.

1. "Ban hành" luật lệ rõ ràng: các điều luật dành cho "bé luật sư" cần phải rõ ràng, không có kẽ hở, để cho bé không thể luồn lách vào mà cãi cọ được. Ví du, bạn bảo bé đi ngủ, sau đó bạn thấy bé đang chơi trên giường ngủ. Bé có thể cãi lại là bạn chỉ nói bé lên giường, không nói rằng bé không được chơi trên giường. Cần phải nói rõ, "con phải ngủ, không được chơi mền, chơi gối …. "

2. Hậu quả khi "phạm luật" cần phải rõ ràng: đối với các bé thông minh, ngoài luật lệ rõ ràng, hình phạt cũng phải rõ ràng và công bằng.

3. Không nhượng bộ và thay đổi hình phạt: các bé thông minh có thể cãi cọ và "trả giá" hình phạt. Cần phải cương quyết với các bé, không thay đổi hình phạt, dù cho bé có dùng đủ mọi "bé bi kế".

4. Không cãi lại bé: Không để bé lôi cuốn vào cuộc cãi cọ, dù cho bé có "nhiều lời" đôi co.

5. Báo trước hình phạt cho bé ngưng cãi cọ: việc mà bạn muốn bé làm sẽ không bao giờ xong nếu bạn cứ để bé cãi cọ. Báo trước cho bé ngưng cãi cọ, ví dụ: "con phải đi ngủ, không lộn xộn nữa, nếu không con sẽ không được thưởng …"

6. Luôn theo luật và hình phạt đã đề ra, không thay đổi, không chỉ nói mà không làm: các bé lém lỉnh sẽ lợi dụng bạn nếu như bé nhận thấy bạn yếu thế, chỉ  dọa suông, chỉ nói mà không làm. Lần sau, bé vẫn sẽ cãi cọ và không vâng lời, mặc cho bạn đe dọa, vì bé biết thừa rằng lời đe dọa của bạn chỉ là lời nói suông.

7. Hậu quả hay hình phạt phải hợp lý và có thể thực hiện: không nên đe dọa những lời như "nếu con không nghe lời, má sẽ không thương con nữa", vì bé có thể biết được rằng hình phạt này sẽ không thực hiện được.

Chúc bạn thành công trong việc nuôi dạy bé.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.