Hôm nay,  

Sóng Thần Nam Dương, Trong Rủi Có May

06/01/200500:00:00(Xem: 5145)
Bị thiệt hại nhân mạng nặng nhất, Nam Dương cũng có thể tự an ủi là thiên tai sẽ hàn gắn được nhiều rạn nứt chính trị trong vùng. Việt Nam thì chưa....
Hơn 10 ngày sau vụ động đất và sóng thần tại Á Châu, một số dư luận Hồi giáo bắt đầu giải thích nguyên nhân thiên tai - sau khi các nước Hồi giáo giàu có nhất lại rất hà tiện nhất trong việc cứu trợ. Nguyên nhân đó là cơn thịnh nộ của Allah trước sự sa đọa của Tây phương, điển hình là của du khách Tây phương tại Đông Nam Á. Họ bất chấp thực tế là đến nay mới chỉ có 36 người Mỹ thiệt mạng so với gần 200.000 dân chúng địa phương!
Lời giải thích đó cũng khôi hài như lời giải thích của các nhóm bảo vệ môi sinh mù lòa với khoa học khi bảo rằng thiên tai là hậu quả của hiện tượng “nhiệt hoá” địa cầu làm mực nước biển dâng cao, bất chấp thực tế là chỉ dâng cao vài phân trong cả trăm năm qua, trong khi sóng thần dâng tới 40 thước, rồi rút.
Tuy nhiên, người ta không nên đánh giá thấp khả năng mông muội của con người với loại lý luận đã bị thực tế phủ nhận. Tại Việt Nam, chế độ ngu dân của cộng sản với luận điệu tuyên truyền gian trá và hài hước cuối cùng đã thắng.
Nếu vậy, liệu hiện tượng chậm tiến ấy có ảnh hưởng gì đến tình hình an ninh tại Nam Dương không khi xứ này bị thiệt mạng nhiều nhất"
Nam Dương là một quần đảo ô hợp về địa dư và phức hợp về văn hoá, với hơn 15.000 đảo lớn nhỏ có người cư ngụ. Đây cũng là nơi mà ý thức quốc gia mới chỉ thành hình sau khi chế độ thực dân cáo chung cùng Thế chiến II. Tại mỏm cực Bắc của đảo Sumatra, tỉnh Aceh là vùng sinh hoạt của sắc dân mang cùng tên, dân Aceh. Họ muốn độc lập với quần thể còn lại, ít ra thì cũng là quyền tự trị, và bắt đầu đấu tranh võ trang với nhiều vụ bạo động khi chính quyền trung ương tại Jakarta bị suy yếu vì sự sụp đổ của chế độ độc tài Suharto sau 32 năm cầm quyền. Chính quyền Jakarta từng bị thế giới lên án về hành vi bạo ngược của quân đội, nhất là tại Đông Timor, vì vậy mối quan hệ quân sự giữa Nam Dương với Hoa Kỳ bị gián đoạn từ năm 1999 và chỉ được hâm nóng sau vụ khủng bố tại Mỹ và tại Bali của Nam Dương.
“Thiên hà ngôn tai”, Trời đất hay Thượng đế vốn chẳng nói gì, nhưng thực tế thì khoảng gần trăm ngàn người Nam Dương đã thiệt mạng tại Aceh. Giới chức Jakarta còn dự đoán là số tử vong có thể lên tới 400 ngàn. Biến cố đó sẽ ảnh hưởng ra sao tới tình hình an ninh của Nam Dương và tình hình chống khủng bố tại Đông Nam Á"
Sau khi chế độ Suharto sụp đổ, quốc gia này trải qua nhiều năm hỗn loạn với ba Tổng thống lần lượt kế nhiệm. Nhưng cục diện chính trị cũng ổn định dần và cuộc bầu cử năm ngoái đã tiến hành êm ả và lương thiện, khiến Tướng Susilo Bambang Yudhoyono thắng cử rõ rệt để trở thành Tổng thống. Ông là viên tướng sạch và không bị tỳ vết gì vì những vụ đàn áp của quân đội dưới triều Suharto.
Vừa nhậm chức, ông lãnh ngay một thử thách của Thượng đế, hay Con tạo, hay rủi ro định mệnh là vụ thiên tai tại Aceh.
Aceh là một tỉnh đã ít nhiều tách rời khỏi Nam Dương, gần như bị cô lập, vì hoạt động võ trang của Phong trào Aceh Tự do (gọi tắt theo tiếng Nam Dương là GAM). Tình trạng khẩn cấp rồi thiết quân luật đã được ban bố từ tháng Năm 2003, và người ta chỉ nghe nói đến Aceh khi có bạo động và phá hoại. Về mặt kinh tế, tỉnh này thuộc loại kém phát triển, nhất là ở miền Tây, vùng đất bị tai ương vừa qua. Nguồn tài nguyên đáng kể của địa phương là khí đốt thì lại nằm tại miền Đông, ở đó hải cảng khai thác để xuất cảng khí đốt là Arun lại không bị thiệt hại.
Dù có lý do đấu tranh chính đáng, quyền tự trị, phong trào GAM không được lòng dân địa phương vì phương pháp bạo động mù quáng. Trước khi bị thiên tai, phong trào này đã bị suy yếu và dù đã đồng ý ngưng bắn, quân đội trung ương vẫn chưa từ bỏ quyết định sẽ can thiệp để vãn hồi an ninh trong vùng. Lý do cản trở chính là dư luận thế giới, khiến quân đội chưa mạnh tay. Và trong khi phong trào GAM bị tai tiếng vì bạo động và kỳ thị, chính quyền địa phương cũng bị tai tiếng về tham nhũng. Tổng trấn của Aceh hiện đang bị tòa án truy tố tội biển thủ.

Bây giờ, vì thiên tai xảy ra, Nam Dương đang được các nước viện trợ cấp cứu và sẽ còn được viện trợ để tái thiết hạ tầng cơ sở. Úc Đại Lợi vừa loan tin sẽ tăng ngân khoản cứu trợ lên tới gần tám trăm tỷ Mỹ kim, hơn gấp đôi số viện trợ sơ khởi của chính quyền Mỹ là 350 triệu, và vuợt qua con số 500 triệu của Nhật Bản. Kết quả đầu tiên mà ai cũng ngại là một số tướng tá có thể sẽ trục lợi nhờ hàng tỷ bạc tái thiết được đổ vào đảo Sumatra. Đây là vấn đề mà chính quyền Yudhoyono phải quan tâm giải quyết nếu muốn khôi phục niềm tin của các nước cấp viện. Nhưng, xa hơn thế, chính quyền này còn nhìn ra nhiều triển vọng tốt đẹp hơn trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi và Nhật Bản.
Sau vụ 9-11 tại Mỹ, chính quyền Bush muốn huy động Nam Dương vào trận tuyến chống khủng bố Hồi giáo: tới 90% của dân số gần 240 triệu là theo đạo Hồi và có xu hướng ôn hoà cởi mở hơn nhiều xứ Hồi giáo Trung Đông. Nhưng Quốc hội Mỹ vẫn chống lại việc viện trợ quân sự cho Jakarta. Khi Ngoại trưởng Colin Powell phát biểu rằng nỗ lực cứu trợ thiên tai có thể góp phần giải quyết vụ Aceh bằng đường lối ngoại giao, ông đã gỡ bí cho Tổng thống Yudhoyono. Vì nhu cầu quyền lợi, hai nước cùng muốn bình thường hoá việc hợp tác quân sự như trước và chương trình cứu trợ thiên tai có thể là một bước đầu, rất bình thường và hữu hiệu.
Úc Đại Lợi là quốc gia đã sớm báo động Jakarta về hiểm họa sóng thần và còn mau mắn gửi tiền và người qua cứu trợ vì Nam Dương quần đảo mà có loạn thì hải đảo Úc ở ngay đó không thể yên. Mối quan hệ giữa hai nước cũng bị nguội lạnh sau khi Úc tích cực gây áp lực vì vụ Đông Timor vào năm 1999. Ngày nay, chính quyền Canberra đang bước lên tuyến đầu của việc cứu trợ, đang dồn dập chuyển tiền bạc, trang bị và phương tiện vào Nam Dương (mà truyền thông Mỹ không thấy và không nói cho dư luận biết vì không liên hệ gì đến người Mỹ). Quan hệ giữa đôi bên quả là đang được bình thường hoá.
Nhìn xa hơn thế, nếu Hoa Kỳ nối tiếp viện trợ quân sự cho chính quyền Yudhoyono, Jakarta có thể giữ vai trò tích cực hơn trên trận tuyến chống khủng bố Hồi giáo tại Đông Nam Á. Nhờ vậy mà cả Mỹ lẫn Úc có thể tránh được một chọn lựa tế nhị là đánh phủ đầu quân khủng bố để phòng ngừa một vụ 9-11 khác trong vùng. Có tưởng tượng ra một đòn võ trang của các đơn vị da trắng Mỹ-Úc chống quân Hồi giáo quá khích da vàng tại Đông Nam Á thì ta mới suy đoán ra lợi thế chính trị của việc cứu trợ thiên tai!
Tại Jakarta vào ngày mùng sáu, Tổng thống Yudhoyono sẽ tiếp đón Thủ tướng Úc John Howard, Ngoại trưởng Colin Powell và Thống đốc Jeb Bush, cùng các Thủ tướng Trung Quốc (Ôn Gia Bảo), Nam Hàn, Singapore và Tân Tây Lan, v.v... để thảo luận về việc cứu trợ tại Đông Nam Á và Nam Á. Đây là cơ hội cho ông khẳng định vai trò của một Tổng thống dân cử, một lãnh tụ có thế giá của Hiệp hội ASEAN, nếu ông có thực tài và khéo đề nghị giải pháp cho vụ Aceh. Đúng là truyện “Tái ông thất mã”, trong cái rủi vẫn có cái may.
Còn Việt Nam" Dân Việt Nam gặp may nhờ không bị họa, lại còn có thể là một trung tâm du lịch hấp dẫn hơn hai nước bị nạn là Thái Lan và Nam Dương và trước mắt thì có thể bán thêm trà, cà phê hay nông phẩm mà các xứ gặp nạn sẽ không thể xuất cảng nổi. Nhưng cái may lớn hơn thế là suốt mấy tuần qua, Trung Quốc hiện nguyên hình là một xứ nhược tiểu vô tâm và ích kỷ: cứu trợ rất ít sau khi rất hung hăng chụp giựt quyền lợi dầu khí trong khu vực. Đối diện, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc Đại Lợi đang xiết chặt hàng ngũ để trở thành thế lực đáng kể tại Á Châu. Với sự hợp tác quân sự giữa ba nước và Nam Dương đang được tân trang võ khí sau năm năm tụt hậu, hải đội Trung Quốc sẽ khó ngang nhiên tung hoành. Đó là một mối lợi chiến lược cho Việt Nam.
Nhưng, dường như lãnh đạo Hà Nội chưa nhìn ra những mối lợi ấy nên hoàn toàn mờ nhạt và hà tiện trong vai trò cấp cứu: tiền cứu trợ e còn thua tiền quyên góp tự động của người dân trong nước, chưa nói gì đến tiền cứu trợ của người Việt ở nước ngoài.
Sóng thần lan rộng có phơi bày một sự thể ở rất xa, mãi tận Hà Nội: “nhân bần trí đoản!”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.