Hôm nay,  

Hai Mươi Năm Nữa Có Còn Gốc Việt Không?

22/01/200800:00:00(Xem: 7811)

Năm 2008, là năm thứ 33 của di tản 30 tháng 4 năm 1975, một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam. Ba triệu người trước sau ra đi khỏi VN, bằng đủ mọi phương tiện, từ trực thăng, tàu biển, đến thuyền nan, và phi cơ phản lực. Lương tâm Nhân Loại rúng động. Thế giới dang tay ra đón, 80 quốc gia giúp cho định cư, nhiều nhứt là các siêu cường của Thế Giới Tự do, Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc. Thế hệ thứ nhứt của làn sóng di tản này nay tuổi hạc đã cao, đang mấp mé bờ sanh tử; nhưng thống kê các cáo phó và phân ưu cho thấy tuổi thọ rất cao hơn ở nước nhà nhờ môi sinh trong lành, thực phẩm an toàn, và y tế tiến bộ và đầy đủ. Thế hệ một rưởi theo gia đình di tản vào tuổi học trò đang ở thời kỳ trưởng thành sung mãn. Thế hệ thứ hai thành công nhiều trên đường hòa nhập vào dòng chánh xã hội Mỹ; tỷ lệ đậu đại học 4 năm hay nhiều hơn, cao không thua người da trắng. Cả hai thế hệ hậu duệ này phải nói thành công và đang vươn lên trong cộng đồng người Việt và trong xã hội tự do, dân chủ của các siêu cường mà ông cha đã đến định cư. Luật sư, bác sĩ, kỹ sư gốc Việt đã bão hòa nếu không muốn nói là thừa, trong cộng đồng người gốc Việt, đặc biệt là ở Mỹ. Nhưng trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền nước nhà VN cũng như trong sinh hoạt cộng đồng người Việt, thế hệ thứ một rưởi và thứ hai, thì hơi thiếu vắng nếu so với số người của thế hệ thứ nhứt. Do đó trước lẽ vô thường tre tàn măng mọc, gần đây nhiều người lo nghĩ liệu lớp người hậu duệ, hàng ngũ trẻ có chịu kề vai gánh vác việc chung của người Việt hải ngoại nữa không. Có người còn đặt vấn đề rộng lớn hơn liệu hai, ba mươi năm nữa cộng đồng người Việt hải ngoại, người gốc Việt tại các quốc gia định cư có còn Việt Nam nữa hay không. Lạnh lùng phân tích thấy nhiều dấu chỉ bi quan lẫn lạc quan trong viễn tượng.

Một, về tiếng Việt. Nhìn lại thế hệ thứ ba sanh, lớn lên, ăn học chuyển ngữ của quốc gia định cư, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, v.v, nhiều học sinh nói tiếng Việt ngọng nghịu, sai chữ, trật câu vì tiếng Việt chỉ được dùng trong gia đình mà thôi. Nhưng có gia đình thứ nhứt là gia đình của thế hệ một rưởi và thứ hai ít khi nếu không muốn nói là không nói tiếng Việt. Nếu nói theo kiểu Ô Phạm Quỳnh, tiếng Việt còn thì nước Việt còn, thì thế hệ thứ ba không còn Việt nữa.

Nhưng xét cho cùng người Do Thái thế hệ thứ hàng trăm, có nói tiếng Do Thái đâu, mà ai bảo là không còn gốc Do Thái. Cứ nhìn những giáo sư đại học, bác sĩ, kỹ sư, giám đốc ngân hành Do Thái từ bỏ đời sống sung sướng ở Tây Phương để về nước Do Thái được Liên Hiệp Quốc thành lập sau Thế Chiến 2, để làm trưởng ấp, trưởng xã tân sinh ở Miền Đất Hứa sẽ thấy tiếng Việt là điều kiện cần, chớ không phải điều kiện đủ của gốc Việt. Cứ nhìn những người Mỹ gốc Ái nhĩ Lan, Tô Cách Lan thế hệ thứ hàng chục ở Mỹ giàu có về quê cha, đất tổ, mua cái nhà, mướn kiến trúc sư vẽ y kiểu, chở qua Mỹ cất lại y khuông thì sẽ hiểu. Cảm nghĩ thuộc về nhau tuy trừu tượng, không cụ thể như ngôn ngữ là yếu tố củng cố nguồn gốc như ngôn ngữ vậy.

Hai, văn hóa (culture) hay lối sống là do học hỏi, bắt chước, chớ không phải kế thừa, di truyền. Văn hóa có thể đồng hóa con người nhưng không thể thay đổi màu da, sắc tộc. Bản tánh của dân tộc Việt không thiên về hôn nhân liên chủng. Xã hội học cho biết thế hệ thứ hai ít chú ý, coi thường chủng tộc, dân tộc tính, nhưng thế hệ thứ ba, thứ tư trái lại chú ý rất nhiều. Cùng học, cùng làm với người khác màu da bản xứ, nhưng trong thâm tâm vẫn thấy mình  và thấy người bản xứ coi mình khác hơn, không cảm thấy thuộc về nhau. Cảm nghĩ đó làm cho con người thắc mắc, tìm hiểu, nguồn cội, trở về nguồn. Người Mỹ Da Đen, người Mỹ nói tiếng Y pha nho theo Công Giáo, người Hoa, người Nhựt đến Mỹ hàng trăm năm, danh xưng vẫn còn là người Mỹ gốc Phi Châu, gốc Mễ, gốc Á châu trên phương diện chánh trị, văn hóa, xã hội.

Ba, quan niệm hòa nhập của các nước Tây Phương mà người Việt đang định cư rất khai phóng. Đã lỗi thời và không được chấp nhận loại hòa nhập đồng hóa nữa. Nước Mỹ cái nhà của những người nhập cư, không còn quan niệm đồng hóa theo kiểu nấu nóng chảy (melting pot) mọi sắc tộc để trở thành tóc vàng râu bắp, mắt xanh da trời nữa. Xã hội không đòi hỏi phải làm theo và tùy thuộc văn hóa (conformisme) của dòng chánh nữa. Trái lại quan niệm của đa số muốn xã hội là một kết tụ kết tinh anh của bốn phương, muôn màu muôn vẻ, lại muôn hương. Xã hội học đưa ra hình ảnh loại hòa nhập theo kiểu tô salad, muối, giấm, đường, salad mỗi thứ riêng nhau trộn vào salad. Có người nói không ăn đậu không phải là Mễ, không đi trễ không phải là VN. Nhưng cũng phải nói, các nhà xã hội học nghiên cứu tính gia đình VN đã giúp cho người Việt vươn lên xã hội của các quốc gia định cư. Cây tre VN mọc sum sê ở Mỹ là nhờ cái gốc gia đình Việt.

Bốn, cộng đồng người Việt ở hải ngoại còn hay không  trong hai ba mươi năm nữa" Câu hỏi đầy bi quan nhưng bi quan có lý nếu hiểu chữ cộng đồng là Ban Đại Diện của cơ chế Cộng Đồng viết chữ hoa, danh từ riêng. Có lý vì hầu hết các tổ chức cơ chế cộng đồng của người Việt  đang tách đôi, tách ba, dường như trên đà tan ra. Nhưng sai nếu hiểu nghĩa cộng đồng là một danh từ chung chỉ một tập thể người có những nguyện vọng giống nhau, có những đặc tánh giống nhau và ít nhiều cảm thấy thuộc về nhau. Trước khi nước Do Thái được thành lập,  ở hải ngoại đã có cộng đồng Do thái và cộng đồng Do Thái vẫn còn sau khi nước Do Thái được thành lập. Chinh những cộng đồng này đóng vai trò quốc tế vận giúp cho nước nhà sống mạnh, sống hùng giữa biển hận thù Hồi giáo và thế giới Á Rập. Lá phiếu, kỷ luật bầu cử, điều kiện ủng hộ chánh trị gia ra ứng cử, những  vận động hành lang chánh trị của cộng đồng Do Thái là một điều không thể chối cãi.

Cộng đồng người Việt hải ngoại là một cộng đồng năng động nhưng còn đang kẹt một sợi tóc ý thức hệ với chế độ cầm quyền CS ở nước nhà. Bao lâu có sự thay đổi chánh trị ở nước nhà hải ngoại là một nguồn nhơn tài vật lực kiến thiết quốc gia, thăng tiến dân tộc rất hữu hiệu. Ít có nước nào có một tỷ lệ người ở hải ngoại ngay tại các siêu cường, tỷ lệ cao hơn VN, 3 triệu so với 83 triệu. Ngay trong khi chế độ CS đang thống tri, người Việt hải ngoại đã phân biệt rõ  quốc gia dân tộc và chế độ cai trị. Quan nhứt thời, dân vạn đại, nên không ít cá nhân gởi tiền về giúp thân nhân bè bạn, không ít cơ quan từ thiện, xã hội gởi người về giúp đỡ y tế, nuôi dạy trẻ mồ côi, hoàn toàn theo đường lối dân giúp dân, không qua nhà cầm quyền.

Năm, gốc gác của người Việt hải ngoại là những người tỵ nạn CS, chớ không phải tỵ nạn kinh tế. Giấc mơ của người Việt trong cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử việt là tự do, dân chủ: vượt biên tìm tự do. Người Việt ở hải ngoại không sống được ở VN nhưng VN sống trong lòng người Việt hải ngoại. Thế hệ thứ hai và thứ ba hình bóng VN có thể nhạt đi một phần nào. Nhưng khi thấy mình cũng ăn hoc, làm việc, nói năng cũng như người bản xứ nhưng thấy người bản xứ cũng như tự mình cũng thấy khác người, không thuộc về nhau. Thắc mắc đó là tiếng kêu gọi về nguồn, ngựa hồ hí gió bắc, chim Việt đậu cành nam, mà người Trung Hoa đã thấy và viết ra. Cảm nghĩ đó cũng là cảm nghĩ của vị giáo sư bảo trợ khuyên Ô Trần văn Khê chọn nhạc dân tộc trong chương trình tiến sĩ, Ông chỉ có thể là người chơi violon (nhạc khí Tây Phương) hàng thứ năm hay sau, nhưng có thể người số 1 về nhạc dân tộc VN, để Giáo sư Trần văn Khê một người xuất thân" nhà quê" ở Miền Tây Nam Việt trở thành một nhân vật có thẩm quyền nhứt về nhạc VN và Đông Phương ở Liên Hiệp Quốc. Cảm nghĩ đó cũng sẽ cho người Việt thế hệ thứ hai và ba nghĩ  đất cũ VN đãi người mới. Lúc đó không cần ai khuyên, những tiến sĩ, bác sĩ tự động đi học tiếng Việt. Tiếng Việt đã ở trong máu, hồn Việt đã ở trong tâm rồi, việc học và dùng tiếng Việt không thành vấn đề nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.