Hôm nay,  

Chim Báo Bão

21/01/200800:00:00(Xem: 11021)

Chuyến công du của Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, John Negroponte đến Trung Quốc và Việt Nam vào ngày 18-20 tháng Giêng 2008, mang vai trò quan trọng- trước tình hình an ninh ổn định khu vực bị xáo trộn bởi những hoạt động bành trướng hải quân và quân sự của TQ ở vùng biển South China Sea (bao gồm Trường Sa Hoàng Sa) và gần eo biển Malacca, làm các quốc gia trong khu vực lo lắng và quan ngại; phong trào tái vũ trang đang lan rộng ở trong vùng (không quân và hải quân); Đài Loan phải trả lời tối hậu thư của TQ về vấn đề thống nhất vào năm 2010; Nguy hiểm hơn, TQ đang chuyển tiếp ý thức hệ từ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa Đại Hán (nationalist); cuối cùng, quyền lợi và uy tín của Hoa Kỳ ở trong khu vực đang bị thách đố và tổn thất nếu Hoa Kỳ tiếp tục nhượng bộ TQ.  Vì vậy, quan hệ Mỹ-Trung sẽ có những chặng đường mới mà trong đó, mối quan hệ tam giác Mỹ-Việt-Trung sẽ là một trong những đòn bẩy quan trọng trong giai đoạn sóng gió và cạnh tranh. Cả TQ và Hoa Kỳ đều nhìn thấy vai trò quân bình quyền lực của Việt Nam (tầm quan trọng địa lý quân sự của cảng Cam Ranh), cho nên cả hai nước đã và đang có những hoạt động cạnh tranh ráo riết để lôi kéo VN về phía mình.

Chuyến đi của Ông Negroponte, ngoài vai trò của một nhà ngoại giao cao cấp và chuyên nghiệp, Ông còn đóng chức năng khảo sát, đánh giá tình hình và đo lường mức độ tiến bộ về những nổ lực của Hoa Kỳ (kinh tế,giáo dục,nhân đạo, chính trị,và quân sự), trong quá trình lôi cuốn Việt Nam trở thành đồng minh trong kế hoạch chiến lược mới ở khu vực. Riêng đối với những người quan tâm đến nội tình chính trị ở Việt Nam, chuyến thăm của Ông Negroponte còn mang một thông điệp khác-Đó là cán cân quan hệ tam giác đang mang những dấu hiệu sóng ngầm; và chim báo bão đang bay trên bầu trời chính trị ở Việt Nam khi khả năng tranh giành quyền quyết định chính trị giữa 2 phái lãnh đạo Việt Nam: theo Tàu hay thân Mỹ"   

Viễn ảnh lu mờ

Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, John Negroponte viếng thăm TQ và Việt Nam trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến mạnh mẽ về quân sự.  Trung Quốc tỏ thái độ cấn rắn hơn đối với Đài Loan trong vấn đề thống nhất với Trung Quốc vào năm 2010.  Trung Quốc nhấn mạnh lập trường sẵn sàng xử dụng vũ lực với bất kỳ quốc gia nào nếu can dự vào chuyện "nội bộ" của TQ.  Sự căng thẳng ở eo biển Đài Loan đã dẫn đến Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates lập đường dây nóng quân sự giữa TQ và Hoa Kỳ vào hồi tháng Ba 2007.  Vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ đang gặp phải khó khăn trong đường lối ngoại giao với TQ và một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Phlippines.  Hoa Kỳ dưới thời Nixon-Kissinger đã đổi Đài Loan và Nam Việt Nam để cải thiện quan hệ với TQ vào năm 1973 và chấp nhận chính sách Một Trung Quốc (One China policy).  Nếu xung đột vũ trang xảy ra giữa TQ và Đài Loan trong thời gian tới; và Hoa Kỳ muốn giúp Đài Loan bảo vệ độc lập, Hoa Kỳ sẽ gặp trở ngại trong vấn đề sử dụng căn cứ Không Quân và Hải Quân bởi vì hai đồng minh gần gũi của Hoa Kỳ: Nhật Bản và Phippines chỉ cho phép Hoa Kỳ sử dụng vào mục đích nhân sự (non-combatant). 

Gần đây nhất, TQ từ chối không để hạm đội Hoa Kỳ ghé thăm cũng như từ chối tham gia tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ do đó, Tham Mưu Trưởng Thái Bình Dương, Keating cũng ghé thăm TQ gần cùng thời điểm với Ông Negroponte. Trong khi đó, TQ liên tục gia tăng bành trướng hoạt động hải quân ở  eo biển Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và tham vọng thiết lập sự hiện diện quân sự ở gần eo biển Malacca (the strait of Malacca).  Những hoạt động quân sự cùng với chính sách hiện đại hoá và đầu tư vào quốc phòng cùng với giấc mơ Đại Hán, đã làm các quốc gia trong vùng và khối ASEAN tỏ ra quan ngại và lo lắng.  Dẫn đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore, Indonesia, Ấn Độ và Pakistan chạy đua vũ trang ở trong khu vực, ngõ hầu bảo vệ quyền lợi và lãnh thổ của họ trước sự bành trướng của TQ. 

Đặc biệt, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn đã liên tục yêu cầu Hoa Kỳ phải có hành động mạnh mẽ, để đẩy lùi những hoạt động quân sự đang bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển Phía Nam Trung Quốc, bao gồm Hoàng Sa Trường Sa, là tuyến đường hàng hải và mạnh sống của kinh tế Á Châu.  Những diễn biến bất lợi lien quan đến vấn đề an ninh và ổn định trong khu vực, đã làm cho giới chính sách và lãnh đạo Hoa Kỳ phải đưa vấn đề TQ và VN vào ưu tiên hàng đầu của chính sách ngoại giao trong thời điểm này.  Vấn đề đặt ra, Hoa Kỳ có thành công trong nổ lực thương thuyết với TQ để giảm thiểu những hoạt động bành trướng quân sự của TQ ở trong khu vực hay không" Nếu không, Hoa Kỳ phải sử dụng kế hoạch B (alternative).

Sóng Gió Quan Hệ Mỹ-Việt

Hầu như giới nghiên cứu chính sách quốc tế và chính trị gia ở Washington đều có nhận xét và đồng thuận chung là Hoa Kỳ phải sử dụng lá bài Việt Nam để quân bình quyền lợi, lực và góp phần ổn định và an ninh ở khu vực Đông Nam Á.  Câu hỏi đặt ra: liệu Hoa Kỳ có thắng nổi Việt Nam bằng Heart and Soul trong cuộc chạy đua lôi kéo Việt Nam, khi quan hệ Mỹ-Việt đang gặp những chống phá và cản trở từ TQ và thành phần theo Tàu. TQ dùng lợi thế " Nhất Cự Ly, Nhì Tốc Độ" và sức mạnh kinh tế cùng với áp lực quân sự, để lèo lái Việt Nam đi vào quỹ đạo của TQ.  Bên cạnh đó, con cháu Lê Chiêu Thống ở Việt Nam đang tiếp tay cho những âm mưu của TQ bằng cách dấy lên phong trào chống Mỹ ở Việt Nam trong giai đoạn.

Ngoài chuyến đi ngoại giao của TT Ngoại Giao Negroponte, Hoa Kỳ đã có những đợt viếng thăm quân sự và mời Viêt Nam tham gia buổi tập trận vào năm ngoái với tư cách quan sát và nhiều phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam.  Tất cả những nổ lực chính trị, ngoại giao, và quân sự của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam, hướng tới mục tiêu là xây dựng một quan hệ Mỹ-Việt lâu dài trên phương diện chính trị và quân sự.  Cũng phải nên đề cập đến, Việt Nam trở thành thành viên không thường trực ở HDDBA Liên Hợp Quốc là nhờ vào sự vận động hành lang mạnh mẽ của Hoa Kỳ. 

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã sắp xếp cho Việt Nam để được ngân hàng Thế Giới cho vay hơn 5 tỷ đô là trong vòng hai năm tới; và nâng mức lợi tức thu nhập đầu người của Việt Nam lên ngang với Thái Lan vào năm 2010.  Tuy nhiên, những nổ lực của Hoa Kỳ chưa chắc đã thành công, bởi vì Việt Nam vẫn còn đeo đuổi chính sách hai mặt (two track policy); và TQ đang thao túng nội tình chính trị Việt Nam bằng áp lực quân sự để cản trở Hoa Kỳ đi vào căn cứ Cam Ranh.  Trớ trêu thay là năm 1973, TQ đã đồng ý bỏ một khoản tiền lớn để yêu cầu chính phủ Miền Bắc đừng đánh Miền Nam với dụng ý là để giữ chân hạm đội Mỹ ở Thái bình Dương nhằm ngăn chặn Nga vào khu vực (Bắc Việt đã từ chối và mở màn cho chiến tranh Trung-Việt 1979).  35 năm sau, TQ lại dùng áp lực quân sự Việt Nam, để ngăn cản Hoa Kỳ vào Việt Nam!

Để đạt được mục tiêu, TQ mở đầu bằng cách yêu cầu Việt Nam ngưng ký kết hợp đồng khai thác dầu khí với công ty BP vào tháng Ba 2007- mặc dầu giếng dầu đang khai thác này nằm trong chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam. Kế tiếp, TQ dùng sức mạnh hải quân để lấn áp Việt Nam trên biển đông và tuyên bố thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa ở quần đảo Trường Sa- Hành động ngang ngược và khiêu khích này, đã gây nên làn sóng biểu tình của thanh niên-sinh viên-trí thức và sự phẫn nộ của con dân Việt ở khắp nơi trên thế giới. 

Song song với những hành động đe doạ, TQ phối hợp với thành phần theo Tàu ở Việt Nam, dấy lên phong trào chống Mỹ- đào sâu vấn đề ý thức hệ- nhấn mạnh lập trường thân Tàu, nhằm mục đích gởi thông điệp chống đối gián tiếp đến Hoa Kỳ trước chuyến thăm Việt Nam của TT Ngoại Giao Negroponte, bằng buổi hội thảo kỷ niệm 40 năm, "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968" do Bộ Quốc Phòng Việt Nam khởi xướng và được tờ báo Nhân Dân đăng tải liên tục. Hai ngày trước khi Ông Negroponte đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc mượn buổi mít tinh kỷ niệm 58 năm quan hệ Việt-Trung (1-18-1950 và 1-18-2008) để tổ chức diễn đàn chính trị nhằm đề cao quan hệ (rùng rợn) Việt-Trung. Đồng thời bày tỏ lập trường theo Tàu của một số lãnh đạo Việt Nam.  Những hành động đầy tính toán và nằm trong kế hoạch cản trở liên minh quân sự-chính trị Mỹ-Việt trong khu vực ở thế kỷ 21. Nguy hiểm hơn, những hành động cản trở này không những đi ngược lại quyền lợi, nguyện vọng và xu hướng và trào lưu của người dân Việt và khu vực mà còn tạo nên những đám mây đen bao phủ bầu trời chính trị Việt Nam trong thời gian tới.  

Tâm An (Thế hệ 1.5)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.