Hôm nay,  

Một Cuộc Biểu Tình Nhiều Cảm Kích

09/01/200800:00:00(Xem: 5582)

Ai đã từng xem hình ảnh các cuộc biểu tình trên trang web của người Việt Vùng Vịnh và trên một số youtubes. Ai đã từng đọc bài báo 2027 chữ của Nguyên Huy, tựa đề "Biểu tình chống Cộng sản trong giông bão, San Francisco", trên báo Người Việt, ắt hẵn không thể không cảm kích sâu xa.

Cảm kích trước hình ảnh của những người Việt già trẻ cùng dủi chân, trân mình, gồng tay, ngẩng mặt, giữ vững ngọn cờ nền vàng ba sọc đỏ VN trước gió to bão lớn. Sao mà giống những quân nhân Mỹ giương cao ngọn cờ chiến thắng ở Okinawa trong Đệ Nhị Thế Chiến. Sao mà giống những quân nhân VNCH  giương vao ngọn cờ chiến thắng tại cỗ thành Quảng Trị trong Chiến Tranh VN. Đất nước nào, dân tộc nào, thời nào, ở đâu mà còn những người cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian lao, để giương cao ngọn cờ quốc gia là biểu tượng tôn kính gần như biểu tượng tôn giáo ( quasi religious) như vậy, thì quốc gia dân tộc ấy không bao giờ mất được. Dân Do Thái mấy ngàn năm lang bạc khắp thế giới nhờ hướng về Miền Đất Hứa, cảm thấy thuộc về nhau, gắn bó với nhau. Sau Thế Chiến 2, khi quốc gia Do Thái được thành lập, người gốc Do Thái, giáo sư đại học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, khoa học gia, chuyên viên viên ngân hàng,  ở Mỹ, ở Nga, ở Đức, ở Pháp từ bỏ cuộc sống sang cả, tạm biệt gia đình sung túc, mừng rỡ trở về coi một ấp tân sinh ki bút, xây dựng trường học, nhà thương, góp bàn tay chuyên môn cho chánh quyền Do Thái. Nhờ vậy Do Thái sống mạnh, sống hùng giữa biển hận thù ở Trung Đông.

Dân VN vì lý do  quê cha, đất tổ, nước nhà VN bị CS Hà nội cưỡng đoạt, tỵ nạn CS tại nhiều nước Tây Au, Bắc Mỹ không sống ở VN, nhưng VN sống trong  người Việt ở hải ngoại (We do not live in VN, VN lives in us như nhà văn Krall Yung đã nói). Kiên trì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Giương cao ngọn cờ VN trên đất Mỹ, được chánh quyền tiểu bang, quận hạt, thành phố của hơn phân nửa dân số Mỹ công nhận. Đấu tranh suốt một phần ba thế kỷ. Và nếu đời cha chú chưa thành thì con cháu sẽ tiếp tục; năm ba chục năm, một thế kỷ nữa cũng cứ làm, như trí sĩ Phan bội Châu đã nói trong cuộc chống Thực Dân Pháp: " Đời ta không thành, thì có con ta, con ta không thành, thì có cháu ta". 

Nên vô cùng cảm kích khi thấy hình ảnh lớp trẻ đang kề vai gánh vác việc nước non nhà trong cuộc biểu tình tiêu biểu ở San Fran. Tre tàn măng mọc là lẽ thường. Nhưng măng Việt Nam đùm bọc cho tre già Việt ngay trong xã hội vị kỷ Mỹ, giữa cuộc biểu tình đầy giông bão là điều nhiều ý nghĩa và nhiều cảm phục. Đoàn biểu tình có 60 người mà 28 là người trẻ. Có em, cháu ở xa đi cả 60 phút lái xe, có người tới hơi trễ vì phải đi làm để làm một chuyến đi dài 8 tiếng lái xe xa lộ tốc độ 75 miles/ giơ. Phải đi và về qua đêm để mấy chú mấy bác đỡ tiền mướn phòng. Đấu tranh mà, ăn "cơm tay cầm" [tiếng lóng của bánh mì], ngủ trên xe là chuyện quá sướng rồi.  Nhà báo Nguyên Huy nhận xét, "Điều cần nhấn mạnh ở đây là các bạn trẻ đã xin tự lo liệu lấy hết từ phương tiện di chuyển, nơi ăn chốn ở cho đến thực phẩm nước uống". Chẳng những thế mà các em còn lo cho cô bác lớn tuổi nữa. Trẻ dùng bao đựng rác che mưa tuông xối xả, gió thổi xiêu người, để nhường áo mưa, áo ấm cho người già và đứng che gió cho người lớn tuổi. Trẻ dùng Paltalk móc nối người Việt địa phương để có chỗ chuẩn bị xuất quân và nếu cần để cho cô bác lớn tuổi có chỗ nghỉ ngơi khi cần vì lý do sức khỏe.

Trước báo cơn giông bão, tốc độ gió 120 km/ giờ, Ban tổ chức hội ý nên biểu tình hay không. Già trẻ nhất tề tiến tới. Già bảo đừng lo "trâu già chẳng nệ dao phay" cứ thi hành đúng kế hoạch.

Lớp trẻ đa số xuất thân đại học bốn hay 6 năm xung phong biểu tình đi trước. Già hô khẩu hiệu bằng tiếng VN. Trẻ hô khẩu hiệu cùng nội dung tiếng Việt bằng tiếng Anh chuẩn của người xuất thân đại học Mỹ. "Cơ quan chống bão trong thành phố khuyên mọi người không nên ra đường vào lúc này.. Những người biểu tình được thông báo nhưng tất cả bất chấp hiểm nguy quyết định diễu hành trong mưa bão dọc theo những con phố đông đúc người qua lại gây không ít ngạc nhiên cho cư dân. Một cư dân da mầu qua đường nói với chúng tôi: "Xin thán phục (admire) tinh thần bảo vệ đất nước của người Việt Nam...", Nguyên Huy tường thuật.

Cảm kích sâu xa trước tinh thần, lời nói, việc làm một phụ nữ Việt ở San Fran có thể nói đã ăn nên làm ra ở Mỹ, rất bận bịu với ngành nhà đất nhưng không quên vận nước đang suy, đồng bào đang khổ vì chế độ cai trị của CS. Những câu của Bà nói trên Paltalk, và với nhà báo Nguyên Huy: "Trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều quan trọng là phải nghĩ tới đất nước và dân tộc".."Là người Việt Nam thì phải chống Cộng chứ". Và những hành động Bà làm, mở rộng cửa nhà 5 phòng tiếp đón đoàn biểu tình, sưởi ấm người già, khuyến khích người trẻ, chạy mua áo mưa, bao rác, đồ ăn thức uống cho đoàn biểu tình trong giông bão.

Những lời nói và hành dộng của vị nữ lưu này ở San Fran một lần nữa xác nhận  một phong trào âm thầm nhưng sâu sắc trong hàng ngũ người Mỹ gốc Việt. Gần đây nhiều nhà kinh doanh Mỹ gốc Việt tận tình giúp vào công việc đấu tranh, đặc biệt từ khi có cuộc họp thỉnh ý đồng bào trước khi biểu tình chống Nguyễn minh Triết. Hầu hết tiền mướn cả mấy chục chuyến xe đi Dana Point, Los Angeles, San Fran, hàng ngàn quốc kỳ Việt Mỹ, nước uống, bích chương biểu ngữ là do mạnh thường quân giúp đỡ trả trực tiếp cho hảng xe, và các cơ sở dịch vụ. Trong đó không thể không nói đến các đài phát thanh, các nhựt báo ở Little Saigon, các công ty kinh doanh vì khiêm nhường không muốn nêu tên, nhưng vì lương tâm của người theo dỏi sát sự việc, người viết bài này xin phép phải nói ra sự thật đáng mừng ấy.

Chung mà không có riêng e sẽ vô hồn. Phong cảnh chung nào cũng có tiêu điểm. Xin phép kết luận bài này bằng một vài hình ảnh tiêu biểu làm cho người ta lạc quan với cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Thế hệ thứ nhứt với một Anh Phan kỳ Nhơn, một Lê quang Dật nuốt miếng cơm vồi vội, nói điện thoại nhanh nhanh để ra đi đúng giờ như người sĩ quan, người công chức mẫn cán.

Anh Đoàn Trọng trung niên quá bận việc, không có ý đi, nhưng lo thiếu người lái xe tiếp, thiếu người liên lạc với báo chí ngoại quốc, gác chuyện nhà, chuyện sở lên đường cùng anh chị em. Bà Ngọc Thanh ở San Fran sưởi ấm đoàn biểu tình bằng tình đồng bào và tinh thần chống Cộng.

Và thế hệ thứ hai với những người trẻ nam có, nữ có toàn xuất thân đại học Mỹ. Với một Ngọc Phương Nam vui tính, quyền biến nhưng cương quyết. Với một Phục Nguyễn vừa đậu bàng Master, luôn có mặt trong các cuộc biểu tình chống Cộng, theo truyền thống của một gia đình cựu quân nhân VNCH kỳ vọng nơi con trong cuộc tranh đấu cho nước nhà, đặt tên bốn con là Hảo, Tâm, Phục, Quốc.

Và với những người trẻ khác trong đoàn biểu tình làm việc với tinh thần đồng đội giữa người đồng trang lứa cũng như với cô bác lớn tuổi hơn. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.