Hôm nay,  

Lộ Trình Hòa Bình Mới

29/11/200700:00:00(Xem: 3961)

Thủ tướng Do thái Ehud Olmert và Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas đã ký một tuyên ngôn chung, cam kết khởi sự thương thuyết vào tháng tới để giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa hai bên và chấp nhận Mỹ làm trọng tài từng bước trong cuộc hòa đàm đó. Vụ ký kết đã diễn ra trong cuộc hội nghị quốc tế đông đảo họp hôm thứ ba 27-11 tại Học viện Hải quân Mỹ, thành phố Annapolis, Maryland. Cuộc họp có hơn 50 đại diện các nước và tổ chức quốc tế tham dự, kết thúc vào ngày thứ tư. Tổng Thống Bush đã đọc bản tuyên ngôn, sau đó mọi việc sẽ do Ngoại trưởng Condoleezza Rice điều khiển, nhưng quan trọng nhất vẫn là các cuộc hội đàm  Olmert-Abbas. Hai bên nguyện sẽ nỗ lực thương nghị để có thể đạt tới thỏa hiệp trước cuối năm 2008. Đó cũng là năm TT Bush sẽ hết nhiệm kỳ.

Đây là cuộc họp lịch sử lần thứ hai về hòa bình giữa Do thái và A rập Palestine. Năm 1993 dưới thời TT Clinton, cuộc hội đàm mật giữa Yasser Arafat, Chủ tịch phong trào PLO của Palestine và Thủ tướng Do Thái Yitzhak Rabin họp tại Oslo, Na Uy, đã thỏa thiệp để Do thái có quốc gia Israel và Palestine cũng là một nước do Arafat làm Chủ tịch. Nhưng sau đó các phe cực đoan của cả hai bên đua nhau phá vỡ thỏa hiệp này. Năm 1998, TT Clinton dàn xếp một cuộc hòa đàm giữa Arafat và Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel lúc đó, kết quả một tạm ước đã được ký kết ngay tại Bạch Cung với bức hình lịch sử Clinton đứng giữa, hai ông Arafat và Natanyahu đứng hai bên bắt tay nhau. Lộ trình hòa bình thứ nhất bắt đầu từ đó. Nhưng chỉ đến năm 2000, hai bên lại đánh nhau dữ dội, khi có các phần tử cực đoan A rập từ bên trong như Hamas hay từ bên ngoài như Hezbolla ở Lebanon và Syria nhúng tay vào. Đồng thời ở Israel đảng Lao Động lên cầm quyền. Từ đó cuộc chiến Palestine ngày càng dữ dội hơn.

Vậy lộ trình hòa bình thứ hai lần nay có hy vọng đạt được kết quả hay không" Lần này TT Bush cũng đạt được bức hình lịch sử cho thấy ông cũng không kém gì Clinton. Ông Bush đứng giữa, hai ông Olmert và Abbas đứng hai bên bắt tay nhau. Nhưng đây chỉ là một hình ảnh tượng trưng hai phe lâm chiến đã chấp nhận hội đàm với nhau. Có đạt được kết quả hay không là chuyện khác. Trong khi chờ đợi người ta đã thấy những khó khăn thật lớn lao. Khi chịu hòa đàm là đã nhìn nhận không thể giải quyết tranh chấp bằng vũ lực, điều này ai nấy cũng tán thành. Đó cũng là lý do nhiều nước và tổ chức quốc tế gửi đại biểu đến tham dự cuộc họp do Mỹ đề nghị.

Bản tuyên bố chung không nêu rõ những khó khăn, nhưng thế giới bên ngoài đã nhìn thấy từ lâu. Chẳng hạn vấn đề vạch ra ranh giới giữa hai nước Israel và Palestine và vấn đề chia cắt thành phố Jerusalem, nơi có những thánh địa của Do thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Ngoài ra còn những vấn đề nan giải như các trại định cư của người Do thái ở phần Tây ngạn sông Jordan. Phần đất này theo dự liệu là của Palestine. Cũng trong lãnh vực này có vấn đề những dân A rập trước đây cư ngụ trong phần đất Israel, sau khi nguời Do thái lập nước năm 1948, đa số người gốc A rập đã bị đuổi về phần đất Tây ngạn và Gaza của Palestine, nay họ đòi trở về đất cũ của họ ở nước Israel. Những vấn đề như trên là nguyên nhân làm tắc nghẽn thỏa hiệp Oslo 10 năm trước.

Ngày nay TT Bush đã có kế hoạch khác với thời Clinton là Mỹ tiếp tục tham dự các cuộc thương thuyết giữa hai bên, do bà Rice đích thân hay đại diện cao cấp của bộ Ngoại giao tham dự. Ngoài ra ông Bush cũng gò ép cho hai bên phải chấp nhận một hạn kỳ là đến cuối năm 2008 phải đạt được thỏa ước. Thời hạn một năm là hơi ngắn, vì từ thỏa hiệp Oslo đến 1998 là 5 năm. Từ tạm ước ký trước ông Clinton đến nay là 9 năm. Bởi vậy thời gian lộ trình hòa bình một năm lần này có giai đoạn từng bước, nghĩa là bước nhanh và bước vội, để trước khi ông Bush rời khỏi Bạch Cung, ông có hòa bình Israel-Palestine làm di sản. Nếu vì lý do gì đó không đạt được hòa bình, ít ra ông cũng đã làm được như Clinton  đã làm là khơi mào được một lộ trình mới. Dù hình ảnh khởi đầu cũng là tượng trưng, nhưng ông cũng làm để cho ông hay bà Tổng Thống kế tiếp ông ráng mà làm tiếp cho trọn. Cũng vì thế ông Bush đã móc nối vấn đề hòa bình Do thái-A rập với công cuộc chống khủng bố hiện nay ở Trung Đông cũng như ở toàn thế giới.

Thế nhưng vào cuối năm tới, dù Do thái và A rập có giải quyết được các vấn đề khúc mắc và ký kết một hiệp ước chính thức, nêu rõ từ nay hai nước Israel và Palestine sẽ cùng sống bên nhau, tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, vẫn còn một vấn đề khổng lồ nữa đặt ra cho cả hai bên: Ký kết hiệp ước đã vậy, còn thi hành hiệp ước thì sao" Ở đây người ta chỉ thấy sương mù mờ mịt ở phía chân trời. Cả hai bên vẫn còn những phần tử cực đoan, và cũng không nên quên bọn khủng bố al-Qaida vẫn lẩn quất đâu đây. Về mặt này, điều kiện tiên quyết là phải có chính quyền mạnh và vững mới có thể thi hành được hiệp ước.

Hãy nhìn qua tình hình nội bộ hai bên hiện nay. Về phía Israel, Thủ tướng Olmert đang bị điều tra về tội phạm, lại thêm phe Bảo thủ đối lập gây áp lực về vụ định cư của người Do thái, nên chưa cần chờ đến lúc có Hiệp ước, ngay bây giờ trong cuộc hòa đàm Olmert cũng không dám nhượng bộ vấn đề này. Trong nội bộ Do thái cũng có những phe cực đoan. Người ta đã thấy ông Rabin, người ký thỏa hiệp Oslo đã bị một phần tử Do thái cực đoan bắn chết năm 1995. Phía A rập còn chia rẽ hơn. Phe Hamas vẫn ngang nhiên chiếm dải Gaza, không nhìn nhận chính quyền Abbas, và trên lý thuyết chủ trương thành lập tổ chức, Hamas quyết liệt không chấp nhận sự có mặt của nước Israel trên bản đồ thế giới. Mặt khác chính phủ Abbas hiện nay là một chính quyền không có sức mạnh quân sự. Abbas xuất thân là người của đảng al-Fatah do Arafat thành lập từ đầu cuộc chiến Palestine 60 năm trước. Nhưng nay bộ phận võ trang al-Fatah đã tách rời bộ phận chính trị của Abbas, nên chỉ còn một số cảnh sát và an ninh của chính quyền. Nếu anh không kiểm soát được súng, không có độc quyền sức mạnh trong tay, liệu có ai kính nể anh không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.