Hôm nay,  

Chuyện Mỗi Tuần: Chuyện Lộn Ruột

23/10/200700:00:00(Xem: 2877)

Vì có một cái bóng đèn điện bị cháy nên tôi vội chạy ra Wal Mart mua vài cái để khi cần thì có để thay thế ngay. Chỉ có một món nên tôi ra quầy tính tiền tốc hành mà họ gọi là "Express checkout line -ten items or less" cho mau. Đứng trước tôi là một anh Mỹ sồn sồn ăn mặc "lịch sự" sang trọng lại có đến khoảng hai mươi món khiến tôi khó chịu rủa thầm: "Đã đề rõ là mười hay dưới mười món thôi... mà lão này cứ bơ như không ấy". Rủa thì rủa vậy chứ tôi cũng vẫn giữa im lặng kiên nhẫn đợi tới phiên mình.
Cô thâu ngân cũng lặng lẽ kéo từng món lướt qua ánh đèn đỏ lấp loé của máy điện tử tính tiền cho nó "ngửi" rồi bíp một tiếng coi như đã kiểm soát giá cá. Tới món cuối cùng là một hộp cá "Tuna" thì nó không bíp nữa nên cô thâu ngân lại hơ trở lại, nhưng nó vẫn im lặng không chịu kêu. Năm lần bẩy lượt như vậy nhưng cái máy tính tiền "điện tử" này cũng vẫn làm thinh không chịu kêu bíp. Đây là giờ phút bực mình nhất khi đi mua đồ đứng đợi trả tiền.  Tôi nghĩ trong đầu: "Phải có một biện pháp nào khác chứ chẳng lẽ cứ hơ tới hơ lui đến đêm hay sao". Vừa lúc đó cô thâu ngân cầm hộp cá "tuna" lên nhìn đáy hộp để tìm ký hiệu hay ám số gì đó. Thấy cô sắp sửa đánh ký số đó bằng tay vào máy tính tiền, tôi vui mừng nghĩ: à thì ra có biện pháp mà! Bỗng nhiên, ngay lúc đó, thằng cha "lịch sự" mua hộp cá đó, chồm tới nắm cổ tay cô thâu ngân lại rồi nói như ra lệnh:
- Bỏ hộp cá đó vào bịch cho tôi.
- Nhưng mà tôi cần biết giá để tính tiền đã. Cô thâu ngân giải thích.
Thằng cha "lịch sự" nói với giọng đầy uy quyền nghiêm nghị:
- Này cô bé. Cái hộp cá này đã được cô "scan" qua máy tính tiền này năm bẩy lần rồi…
- Nhưng nó vẫn chưa cho biết gía tiền…
Thằng cha "lịch sự" sẵng giọng:
- Máy đã cho cô biết gía rồi cô không thấy à. Cô làm ở đây bao lâu rồi hả" Bởi vì gía tiền là zia-rô tức là món này "free", máy đã cho biết như thế mà cô cứ ngoan cố.
Cô thâu ngân vẫn kiên nhẫn biện hộ:
- Nhưng máy không có kêu "bíp"…
Thằng cha "lịch sự" này vẫn không chịu nhượng bộ:
- Bởi vì đây là trường hợp đặc biệt gía là zia-rô đồng nên nó không bíp vì có thể thảo chương trong máy điện toán đã thảo như vậy cô biết không. Tóm lại gía zia-zô đồng thì máy không bíp. Giản dị chỉ có thế.
Nghe thằng cha này lý luận ương như ổi nhưng cũng lạ tai nên nhưng người đứng đợi đằng sau hắn, kể cả tôi, lặng yên theo dõi quên cả sốt ruột. Đến lúc này thì tôi chợt để ý cái giọng nói quen quen của hắn … à lão này là luật sư James có mục "lawyer talk" ở đài phát thanh địa phương FM101. Vì ồn ào như vậy nên James cũng được nhiều người biết đến trong cái cộng đồng địa phương này.
Cô thâu ngân có lẽ chẳng cần biết James là cái "ông gì" vì nhiệm vụ của cô là tính tiền nên cô ta vẫn  kiên nhẫn điềm đạm nhưng cứ giữ lập trường của mình:
- Thưa ông. Máy không bíp không có nghĩa là zia-zô gía vì có thể có sự nhầm lẫn nào đó. Ông để tôi đánh ký số "Stock Keeping Unit (SKU)" vào đó để tìm gía...
- Cô đánh vào máy bằng tay" James với giọng nghi ngờ.
- Vâng. Trường hợp này phải đánh bằng tay...
James cướp lời:
- Thế họ sáng chế máy này để làm gì hả" Họ dùng máy này là vì muốn tránh sự nhầm lần của con người mà họ gọi là "human error" cô biết không" Cô đứng đây cả ngày làm động tác này cô có bảo đảm không có khi nào cô đánh lộn ký số vào máy không" Gỉa dụ đó là số 7 mà cô khện vào đó số 9, chỉ đánh sai một ám số thay vì trả tiền cho một hộp cá tu-na nhỏ bé này tôi có thể phải trả tiền cho năm bẩy ký thịt bò cô biết không hả" Hả"
Nói tới đây James chồm người tới, mặt lão gần sát vào mặt cô gái, cô ta nhăn mặt ngửa ra sau một chút thì lão lại chồm tới sát hơn rít giọng:
 - Không thể làm như vậy được cưng ạ. Hộp cá này vốn không có gía và cô đã "scan" một lần, hai, lần và ba bốn lần vẫn không có giá, tức là "free" cô hiều không"
James nói nhưng vẫn không buông cổ tay cô thâu ngân trong khi ngón tay chỏ của cô ta vẫn dí gần cái nút và hai người cứ giằng co như vậy khiến những người đứng sau lão James này bắt đầu làu nhàu vì sự trì trệ và có người còn xô đẩy nọ kia ồn ào. Tôi trách thầm thằng tôi là tại sao cứ gặp xui sẻo ngay cả ở quầy gọi là "tốc hành" như thế này.
Bỗng nhiên mọi người im lặng , có một bàn tay vỗ vào vai tôi rồi người đó và hai ba người nữa ăn mặc "com-lê" bước tới trước tôi làm như là người có thẩm quyền như quan toà hay quan lớn gì đây. Lão mập mạp đạo mạo trông có vẻ trí thức nhìn cô thâu ngân nói:
- Hộp tu-na này không có gía …
Cô thâu đang đang trong tình trạng căng thẳng mặt tái mét nhưng vẫn giữ lập trường:
- Nhưng nó nhất định phải có gía. Không có món gì ở siêu thị này không có gía…
Tưởng cái lão đạo mạo này sẽ giúp giải quyết được điều gì ai ngờ lão còn cối chầy hơn thằng cha James:
- Đúng vậy. Và chúng ta đã biết cái giá đó, gía của nó là zia-rô.
Cô thâu ngân giận run môi cô giật giật:
- Không thể có chuyện như vậy được…
Cả James và lão gìa đạo mạo và đồng bạn đều nói to:
- Bởi vì máy tính tiền của cô đã cho biết như vậy, tất cả chúng tôi ở đây đều thấy như vậy…
Cô thâu ngân bí tắc trước ba bốn cái mồm này nên giận giữ cầm hộp cá tu-na liệng trước mặt James rồi để cái bảng "This register is closed" nói một câu "Sorry" rồi bỏ đi… có lẽ đi tìm xếp của cô ta.
Tôi và mấy người đứng đợi nẫy giờ bực bội đến muốn chửi thề đồng liếc một cái nhìn khinh miệt về thằng cha James và mấy cha hình như là đồng bọn của hắn hinh như đang tính kéo ra cửa. Tôi phải đi qua quầy tính tiền khác để bắt đầu nối đuôi xếp hàng trở lại và thầm nghĩ: Về nhà bữa nay thế nào Yến cũng cằn nhằn: "Đi mua có cái bóng đèn mà anh ngủ luôn ngoài đó ấy à", nếu thích thì Yến sẽ chì chiết hơn: "Lại gặp con mẹ nào đó rồi tán gẫu không nỡ đi về phải không".


Càng đứng chờ đợi trả tiền phút nào thì tôi càng bực bội thằng cha James và đồng bọn không ngờ nó có thể là "public figure" mà ma le cối chầy như vậy. Cứ cãi cùng cãi cối chả cần phải trái gì cả mà lại cùng hùa nhâu nhâu mới bực chứ. Điều này khiến tôi nghĩ đến một câu của ai đó đã nói: "Đa số không có nghĩa là đúng vì đa số nhưng đó là bọn gian nhân hiệp đảng thì không có nghĩa là đúng". Sực nhớ một điều tôi cười thầm thoải mái: Tiên sư mày, ông đố mày ra khỏi cửa siêu thị này vì cái hộp cá chưa được máy tính tiền "đọc" qua thì khi bước ra cửa chuông báo động sẽ reo và an ninh của tiệm sẽ ào tới. Cộng với mớ đồ không có biên lai cô thâu ngân đưa cho thì tụi mày sẽ được ngồi lại để thẩm vấn và sẽ có "a long day".
Chuyện chầy cối bực lì lợm mình tôi tưởng chỉ thấy trong bè đảng chốn hội hè đình đám mà thôi, không ngờ ngoài đường ngoài chợ mà cũng có. Nghĩ tới sự lì lợm tôi chợt nhớ lại năm rồi tôi gặp hằng cha Peter cùng xóm cũng ghé trạm xăng để đổ xăng cho xe trên đường đi làm…
Tôi chỉ biết thằng Peter này là tổ "đía" thôi nhưng bữa đó tôi chứng kiến sự lì lợm đến thảm hại của hắn tôi phải phục. Tuy vậy vì không ưa hắn nên tôi tìm cách né trừ trường hợp…
Sáng bữa đó lái xe đi làm có lẽ thấy xe cạn láng xăng nên hắn liền ghé vào trạm "Food Mart" để đổ. Đứng khuất ở một cây bơm khác tôi nghe Peter chử thề: "Mẹ cha nó! May quá vào tới đây nó mới khô sạch chứ không thì đầy thấy mẹ". Hắn rời túi rồi lẩm bẩm tiếp: "Túi không có quá một đồng mà thẻ tín dụng thì "over limite" rồi thì làm sao mà đổ đây". Tôi mỉm cười nghĩ : ba đô-la một ga-lông đổ một đồng thì mày sẽ đi tới đâu. Để coi thằng này xoay xở ra sao, tôi vội vào trong tiệm trả tiền xăng trước rồi làm bộ kiếm một vài món sau dẫy để bánh trái và kẹo v.v.
Peter đi vào tiến lại quầy thu ngân. Sau quầy thâu ngân là một chàng chỉ vừa nhìn là biết đây là "di dân" rồi vì nước da vừa đen vừa thâm sì thì nhất định là dân gốc Ấn Độ hay Hồi Quốc chứ không sai. Peter toét miệng niềm nở :
- Ây! Mạnh giỏi chứ ông bạn.
Anh chàng thâu ngân nói cám ơn ngắn ngủi rồi hỏi:
- Ông muốn đổ bao nhiêu"
- Thường thường thì tôi đổ đầy bình ...
Anh chàng thâu ngân vẫn có vẻ tiết kiệm lời nói:
- Tiền mặt hay thẻ tín dụng"
- Cái gì cũng được... nhưng tôi muốn anh giúp đỡ cho một chuyện...
- Chuyện gì"
- Liệu anh có thể bán thiếu cho tôi một ga-lông rồi ngày mai tôi trả tiền được không" Tôi mua xăng ở đây hàng tuần, nghĩa là khi nào tôi cũng đổ xăng ở đây...
Anh chàng Ấn Độ ngẩn người:
- Ông muốn nói điều gì"
- Anh biết không, hôm nay là ngày tôi lãnh lương và sau khi bỏ tiền vào chương mục ngân hàng chậm lắm là sáng mai tôi có tiền ...
- Không có tiền bữa nay"
- Giờ không có đồng nào cả.
Anh chàng Ấn Độ bây giờ mới tỏ ra hiều vấn đề:
- Rất tiếc. Không có tiền hôm nay thì không có xăng cho ông hôm nay.
Anh chàng thâu ngân Ấn Độ cố ý lãng tránh Peter quay qua tính tiền người khác, Peter đợi cho anh ta xong lại kèo nài:
- Tôi phải đi làm bây giờ. Có đi làm thì tôi mới lãnh lương được anh hiều không"
- Nhưng mà tôi không thể để ông đổ xăng không trả tiền, tôi sẽ bị đuổi việc.
- Tôi sẽ không đổ đầy bình...sở làm tôi không xa lắm...
- Xin lỗi, tôi không thể giúp ông được.
Peter vẫn cố nài nỉ:
- Tôi đâu có bảo anh phải cho tôi đổ đầy bình đâu; chỉ một ga-lông thôi mà, được không"
Anh chàng thâu ngân Ấn độ vẫn cụt ngủn:
- Ông phải trả tiền...
Peter năn nỉ ỉ ôi:
- Thôi mà. Thông cảm đi, cho tôi đổ một "cót tơ" (quarter) thôi được không"
Anh chàng thâu ngân nhíu mày:
- Bao nhiêu là một "cót tơ""
Peter nhìn quanh rồi chỉ vào bịch sữa hiệu "Dairy Milk" một phần tư "ga-lông" nói:
- Như là một "cót tơ" sữa đó tức là một phần tư ga-lông đó.
Cái anh chàng da chì lòng dạ cũng chẳng kém màu da vẫn thản nhiên:
- Máy bơm xăng chỉ bơm từng ga-lông một chứ không bơm từng "cót-tơ" một.
Peter nhăn nhó với khuôn mặt ngạc nhiên có lẽ hắn đang chửi thầm: "Mẹ bố mày máy bơm nó bơm từng xu một mà mày bảo chỉ bơm từng ga-lông một, tiên sư mày xaọ". Thế nhưng Peter nhũn nhặn:
- Chỉ là một con toán dản dị, chẳng hạn $3 đô một ga-lông, một phần tư ga-lông là 75 xu, tôi chỉ mua thiếu 75 xu thôi.
- Tôi không thể làm như vậy được. Tôi chỉ là người làm công.
- Ông bạn à. Tôi nhất định phải có một chút xăng thì mới đi khỏi đây được. Hay là cho tôi đổ một "pint" thôi, tức là một nửa của cót-tơ thôi.
Chàng thâu ngân Ấn Độ vẫn lạnh lùng, lạnh như làn da chì của anh ta:
- Xin lỗi ông tôi không thể thoả mãn ý ông được. Ông để tôi bán hàng đi, tôi bị chủ khiển trách đó.
Cùng đường Peter đành nói thật:
- Tôi không thể đi đâu được vì xe của tôi khô hết xăng rồi, bò được tới đây là may mắn lắm đó.
Ông bạn da chì tỏ vẻ ngạc nhiên một chút rồi vẫn lạnh lùng:
- Nếu vậy thì ông phải đẩy xe của ông đi, ông không thể cản trở máy bơm xăng của chúng tôi.
- Cái xe lớn thế kia làm sao tôi đầy nổi, anh có đầy được thì anh ra đầy đi. Còn không thì chỉ để tôi đổ một "ao-sờ" (ounce) thôi cũng được.
Tôi muốn bật cười nghĩ: Thằng này tính giở trò ma tịt gì đây chứ một "cót-tơ" đã chắc đi được tới sở không chứ một "ao-sờ" thì nổ máy xe cũng không nổi. Lần này chàng thâu ngân Ấn Độ lại nhíu mày:
- Một "ao-sờ" là bao nhiêu"
Peter nhìn quanh có vẻ thất vọng vì không tìm thấy món gì có dung tích một "ounce" nên vội nói chờ một chút rồi anh ta chạy kiếm được một lon "Diet-Pepsi" mang ra nói với anh bạn thâu ngân:
- Nhìn cái lon này đây chứa 12 ao-sờ, tôi chỉ cần một phần mười hai của cái lon này thôi.
Peter tin tưởng sự nhẩm tính của mình còn anh chàng da chì này không hiểu tính toán điều gì mà anh ta nhìn lon Pepsi rồi thò tay vào túi quần nói với Peter:
- Thôi được, ông nghe tôi nói đây. Tôi sẽ bỏ một đô-la của riêng tôi vào trong máy tính tiền này trả tiền xăng cho ông. Ngày mai ông phải đến đây trả tôi hai đô-la chịu như vậy thì tôi mới...
Peter mừng quá ngắt lời:
- Chịu liền. Chiu liền. Cám ơn bạn.
Nói chưa dứt câu Peter ù té ra đổ xăng liền như sợ chậm trễ thì thằng cha thâu ngân "tử tế" này đổi ý thì phiền toái vô cùng. Tôi cũng đi ra và khi đi ngang qua Peter tôi nghe hắn văng tục: "Mẹ cái thằng khác giống này ăn lời thắt họng, có một ngày mà lấy lời 100%, ông đâu có chịu thiệt thòi như vậy". Tôi liếc nhìn cây bơm xăng thì thấy hắn đã bơm hơn một ga-lông rồi.
 Vừa khi đó hắng ngẩng mặt lên nhìn thấy tôi, tôi nháy mắt với hắn một cái lên xe đi và lẩm bẩm: Cũng may bây giờ nó mới thấy mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.