Hôm nay,  

Nói Gì, Viết Gì Về Nguyễn Thị Hoài Thanh?

22/10/200700:00:00(Xem: 7155)

(Lời giới thiệu cuốn Hoa Phượng)

Khi nói đến thi sĩ, chúng ta hay hình dung ngay đến câu định nghĩa của Xuân Diệu:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây

Hay chia xẻ bởi trăm tình yêu mến

Có nghĩa là, làm một nhà thơ, thường trở thành những người lãng mạn siêu thực, tưởng tượng rằng mình đang nói chuyện với trăng sao, những sợi tơ trời vướng mắc, biến những vật vô hồn thành bầu bạn. Như thế, trong suốt nhiều thập niên, nhiều người coi thơ là lẩn thẩn, là mơ màng, sống ở cuộc đời trần tục này mà chỉ tưởng đến một kiếp nào man mác. Cho đến những năm 50, thơ bắt đầu biến dạng. Với sự hiện diện của Đảng Cộng Sản, một dòng Thơ Thối ra đời. Bắt đầu từ Tố Hữu. Gọi là Thơ Thối bởi vì đó chỉ là những dòng vè có âm điệu, được đặt ra để ca tụng Bác, ca ngợi Đảng một cách vô liêm sỉ.

Người ta đã tưởng rằng chỉ có những người mang một tâm hồn thối tha mới đẻ ra những dòng thơ thối như thế, nhưng không ai ngờ, chính một thi nhân, người mà rất nhiều người trong lớp tuổi tôi đã thần tượng hóa đã biến chất. Người ấy, hồi những năm mà còn nhiều nhà xử dụng đèn dầu, đã có những vần thơ lãng mạn không chịu nổi, chẳng hạn như:

Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai

Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt

Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt

Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng

Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng:

Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!

Người ấy, Thi nhân ấy, dòng thơ lãng mạn của Xuân Diệu ấy, bất ngờbiến thơ mình thành Thơ Thối sau khi cách mạng về:

Nước từ gốc đá chẩy tuôn

Suối xanh ngăn ngắt một nguồn vô biên

Xuôi xa rồi lại trào lên

Cây thài lài tía mọc bên đá ghềnh

Một vùng thuần khiết non xanh

Như mang ánh mắt tinh anh Bác Hồ

Hãy còn bàn đá nhấp nhô

Bác ngồi dịch sử, nghĩ cho muôn đời.

Nghe mà tê tái! Đọc mà bàng hoàng!

Nhưng chưa bằng những câu thơ này mà người ta bảo là tác phẩm của nhà thơ Chế Lan Viên, những lời thơ gớm ghiếc, kinh hoàng, máu đổ, thịt rơi:

Giết ! giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ

Cho ruộng đồng tươi tốt, lúa đơm bông.

Thưa quý vị,

Những vần thơ kinh khủng, thối tha đó đã làm tan vỡ đi cái không khí lãng mạn của những ngày thơ văn tiền chiến lãng đãng trong cuộc sống văn chương. Người ta tưởng rằng thơ Việt Nam đã chết trong lòng cách mạng, nhưng không ngờ, chính từ vũng lầy đó, mà một dòng thơ mới ra đời, thơ của Nguyễn thị Hoài Thanh.

Không nói đến tác giả là ai vội, chỉ nói về thơ mà thôi. Vì nói về tác giả trước khi nói về tác phẩm, là đầu độc tinh thần người nghe mất rồi. Cho nên, xin nói về

Thơ của người mang tên Nguyễn Thị Hoài Thanh.

Người ấy, dòng thơ ấy, không lãng mạn kiểu tiền chiến, không yêu đương diệu vợi, không mơ màng viễn xứ xa xôi, mà chỉ kể lại những sự việc, những ý tưởng bình thường. Như ăn, như ở, như nói, như ngủ.

Mẹ ơi! Mẹ sinh con vào lúc đã vợi chiều

Là cái giờ chim non chưa về tổ

Nắng trên cành còn chưa nỡ rời cây

Tiếng con khóc chào đời sao còn quanh quẩn đâu đây

Ngoài sáu chục năm đến giờ.. ôi chẳng tạnh

Con đã đi cuối trời cơn ấm lạnh

Con đã đi cay đắng những mùa đau

Nắng cũ chiều hay ngày mới mưa mau

Vẫn chẳng thấy đâu một mái nhà cho con nghỉ lại

Con đã đi.. mẹ ơi! Con khờ dại

Hành trang đầy một túi mộng mơ

Với tình thương của mẹ con đi

Nuôi nấng tâm hồn tháng năm dè dặt

Đến hôm nay mình con làm sinh nhật

Con chọn cái giờ chim chưa về tổ

Nắng trên cành, nắng ở chon von

Con mượn mặt trời làm nến thắp nguồn cơn...

Nguyễn thị Hoài Thanh đã mượn tạm của thiên nhiên quá nhiều. Mượn tổ trống của chim non, khi chúng chưa về để chỉ tâm hồn rỗng không của mình cũng như cái hiện tại, tương lai đầy sự trống không, trơ trọi. Nhìn lại sau lưng, chẳng thấy một kỷ niệm nào đẹp đẽ, nhìn trước mặt, chỉ thấy trùng trùng mờ mịt, nhìn dưới chân, toàn là cay đắng, buồn đau, thôi đành mượn ánh sáng mặt trời thay cho một ngọn nến, đốt lên vào ngày Sinh nhật.

Cho đến lần sinh nhật thứ mấy mươi này, người phụ nữ ấy cũng vẫn mang một trái tim trống vắng, cô đơn đến nỗi không tìm ra môt nhân vật nào để nói chuyện mà phải tâm sự với con mèo

Mèo ơi! Mèo có biết

Có người sắp đến thăm ta

Người sẽ đi vào nhà

Một sớm mưa hay một trưa nắng sáng

Hay một chiều lãng đãng chiều mây...

Một giấc mơ đơn giản nhưng không bao giờ có thực. Bởi tuy Nguyễn thị Hoài Thanh là một con người đơn giản, không mầu mè, nhưng lại quá cứng rắn với cuộc đời nhơ nhớp. Người thơ này không chấp nhận những tư tưởng hèn hạ, những cử chỉ đê tiện của các tầng lớp cán bộ, chỉ huy, không cho những bàn tay nham nhúa đụng chạm vào hồn thơ của mình, nên bị đầy ải liên miên. Theo Bùi ngọc Tấn kể lại,  "đang làm công nhân thợ điện, chỉ vì không chịu bắt tay ông trưởng phòng của chị mà chị không được chấm công, không có lương, dù ngày ngày vẫn đi làm với các đội, dù chị đã lấy đầy đủ xác nhận của các đội sản xuất. (Bắt tay là chuyện bình thường, nhưng đây lại là một kiểu ra đụng vào chạm, một kiểu lợi dụng của ông trưởng phòng mà chị biết quá rõ.) và sự việc không dừng ở đấy.

Chị ở tập thể, nghĩa là một nửa gian phía ngoài, còn nửa gian phía trong là kho dụng cụ toàn cuốc xẻng. Môt trưa đi làm về, chị thấy buồng chị bị khóa. Bé Đan, con gái chị đang ngồi khóc ở cửa. Người ta giải thích cho chị hiểu rằng không phải người ta khóa buồng chị mà người ta khóa kho dụng cụ, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa." Người ta nhẫn tâm đuổi mẹ con chị ra đường, như tống một vật thừa vào thùng rác.

Sao vậy nhỉ" Sao con người thơ kia không chịu gia nhập vào trong cái guồng máy đê tiện kia để được sống yên ổn, sao không chịu cho tên trưởng phòng sờ sớ mó mó như mọi người khác, để đến nỗi phải mất nơi ăn ngủ"

Có lẽ chỉ vì hai chữ Tự Do chăng"

Chị viết:

Với hai bàn tay trắng tinh

Tôi đi tìm mua tự do

Ai bán tự do bằng lá biếc

Tôi xin trả màu xanh lục diệp

Ai bán tự do bằng nước mắt

Tôi xin được trả bằng đời

Ai bán tự do bằng thời gian

Tôi mặc cả với trăng ngàn gió núi

Hãy đợi chờ tôi, Tự do, em hỡi!

Cũng vì hẹn hò với hai chữ Tự do ấy mà Nguyễn Thị Hoài Thanh càng ngày càng đi xuống bùn đen. Đen thật đấy! Vì sau khi ông chủ nhiệm không sơ múi được, thì ông tìm cách cho hai mẹ con hoàn toàn không còn chỗ ngồi nữa. Chị chiến đấu trong âm thầm lặng lẽ, và chiến thắng, chiến thắng oanh liệt với một công việc mới: đi cung cấp than bùn. Con người thơ kia, từ đầu tới chân đen thủi đen thui, chỉ có hai con mắt vẫn sáng để nhìn ra những bẫy dập tứ phía chung quanh, thòm thèm dòm ngó một người phụ nữ Mầu mỡ, theo như chị tả về mình. Chị cứ chiến đấu mãi và càng chiến đấu thì càng đi xa. Cơ sở của chị đưa chị đi Cẩm Phả, rồi Hải Phòng, rồi Kiến An, đâu đâu cũng gặp những thủ trưởng xã hội chủ nghĩa với những cặp mắt đỏ lòm và những tâm hồn ngập ngụa dâm ô. Và như thế, Nguyễn thị Hoài Thanh đã đi quá nửa cuộc đời mình trong mưa gió, bão táp. Nhưng vẫn le lói trong tim một hồn thơ dịu dàng, êm nhẹ.

Hoa rong chơi từ thu năm ngoái

Hôm nay nghe phố gọi rủ nhau về

Gió đã mở, nắng đã vàng, đã chín

Hồn đã say, chân đã bước đinh ninh

Trong ngất ngây, ai cuối phố đợi mình

Ai hát nữa điều gì thao thức lạ

Hoa khờ dại cháy mình trưa nắng hạ

Để thu về tan tác cả lòng ai.

Có ai trong chúng ta không tan tác cõi lòng khi tưởng về một nhà thơ như thế vẫn tiếp tục chiến đấu, từ một nhân dáng mầu mỡ biến thành một bà ngoại cô đơn, không biết bao giờ có môt ngày nhìn nắng vàng chín trước cửa..

Và đó là Nguyễn Thị Hoài Thanh, một nhà thơ, không viết nhiều như những thi bá khác, nhưng thơ của chị chan chứa một điều gì mà các thi bá khác không tả nổi.

Xin được giới thiệu cùng quý vị, nhà thơ Nguyễn thị Hoài Thanh, một tiếng kêu hoài không hết ý...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.