Hôm nay,  

Bình Dương: 30,000 Thợ Việt Tại 38 Hãng Xưởng Đình Công

19/10/200700:00:00(Xem: 4479)

Hàng chục ngàn công nhân ở Bình Dương vất vả vì công ăn việc làm... Bản tin đài VOA hôm 18-10-2007 loan như sau.

Tin do AFP đưa đi từ Hà Nội theo lời một viên chức Việt Nam lẫn cơ quan thông tin nhà nước cho biết khoảng 30,000 công nhân làm việc tại 38 công ty do người nước ngoài, lẫn người Việt Nam làm chủ, đã đình công.

Tin cho biết công nhân của các cơ xưởng ở Bình Dương - trong đó có cả những xưởng do người Nam Triều Tiên và người Đài Loan làm chủ - bất mãn vì lương lậu quá thấp và vì điều kiện làm việc tồi tệ.

Điều kiện làm việc tồi tệ nói tới ở đây còn liên hệ tới các thứ thức ăn với phẩm chất quá kém dành cho công nhân trong căn-tin của các xưởng máy nầy.

Phó giám đốc đặc trách lao động xã hội và thương binh của tỉnh Bình Dương cho thông tín viên AFP biết là cuộc đình công của 30 ngàn công nhân thuộc 38 công ty, phần đông do người ngoại quốc sở hữu, đã bắt đầu từ ngày 1 tháng 10.

Hàng ngàn công nhân ở một xưởng đóng giày của một công ty Đài Loan thì khởi sự đình công từ tuần trước để đòi tăng lương và đòi cải thiện điều kiện làm việc.

Tuy nhiên cũng theo lời viên chức nầy, thì hầu hết những người đình công ở xưởng đó đó đã quay lại sở làm hôm thứ hai vì không muốn mất việc.

Tin đăng trên một tờ báo địa phương cho rằng quan hệ giữa chủ và thợ tại các cơ xưởng của người Nam Triều Tiên và người Đài Loan đã suy tệ đi vì đồng lương quá thấp trong khi điều kiện làm việc lại ngặt nghèo.

Tác giả bản tin của AFP ghi thêm rằng công nhân Việt Nam làm việc tại nhiều hãng xưởng trong nước chỉ được trả một khoản tiền tương đương với 50 dollars mỗi tháng.

Chính vì đồng lương quá thấp như vậy nên Việt Nam, với 84 triệu dân, đã trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn cho các công ty nước ngoài chuyên sản xuất giày dép, quấn áo, thức ăn, đồ điện tử và xe ô tô.

Bản tin của AFP nhận xét là công đoàn độc lập với Đảng Cộng Sản đương quyền bị cấm hoạt động và theo các chuyên gia về quan hệ trong công nghiệp thì hầu hết các hãng xưởng ở Việt Nam đều không có các cơ chế tài phán minh bạch để giải quyết các cuộc tranh chấp lao động.

Các thành phần năng động thuộc Tổ Chức Liên Hiệp Công Nông Thống Nhất, là tổ chức vẫn yêu cầu thiết lập các công đoàn độc lập, cho biết là cảnh sát đã bắt bớ và giam cầm nhiếu đoàn viên thuộc nhóm của họ trong năm qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.