Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

17/09/200700:00:00(Xem: 2066)

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc Châu, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

Im lặng một lúc, rồi tiếng mở cửa buồng: "Từ nay, tôi chỉ nghe anh la một tiếng, tôi sẽ cùm cả hai chân, khóa mồm cho vài ngày. Lúc đó, chỉ có chết."
Lục đục một lúc. Có lẽ tên Tư mở khóa tay, mở khóa mồm, rồi tiếng mở chốt cùm. Tiếng chân lẹt đẹt ra lấy cơm và lấy nước. Tiếng đóng cửa.
Như thế là ông Tàu đã biết sợ rồi. Ai mà không sợ! Chết ngay không sợ, nhưng phải sợ kiểu cùm khóa như vậy. Tôi đã nếm gần hai ngày, bây giờ còn thấy ngán.
Ngay hôm sau, tôi lại nghe thấy tiếng mở cửa buồng 6, tiếng quát tháo bảo ôm quần áo ra trại chung. Tôi suy đoán, có thể anh Tàu này vì bất mãn chán chường, chửi bậy ở địa phương hay ngoài đường phố nên bị công an bắt. Bị giữ ở đồn, vẫn chửi, nên sau đó bị đưa vào Hỏa Lò ở trại chung; nhưng ở trại chung, vẫn cứ điên rồ chửi bới la hét, nên mới bị đưa vào xà lim. Vì thế, bây giờ thấy anh ta biết điều rồi, nên được đưa ra trại chung lại, chứ anh ta chả có tội gì đặc biệt cả.
Vào một buổi sáng sớm thứ Sáu, tôi đang mơ màng thiếp đi sau một đêm quằn quại vì đôi chân nhức mỏi, vì cơ thể cũng rã rời thiếu ngủ, thiếu ăn và cứ phải nằm trong những thế gò bó, thì những tiếng xụt xịt, tiếng the thé cãi cọ nhau của nhiều người con gái phía bên ngoài tường làm tôi thức dậy. Có lẽ lúc đó độ 3 giờ rưỡi, 4 giờ sáng...
Tôi lắng nghe, được biết những người tù nữ này đi trại Mỏ Chén. Tôi cũng chẳng biết trại Mỏ Chén ở đâu cả. Qua những tiếng đếm cơm, phát cơm, rồi khóa tay, v.v… Tổng số người là 43. Có hai cô cãi cọ giành nhau là người thứ 43, lẻ, không phải khóa tay. Vẫn nghe có những tiếng khóc tỉ tê, sướt mướt, nức nở, rồi có tiếng một cô quát:
- Không cầm lấy cơm, con đĩ! Còn khóc mãi!
Lại có một giọng khác cất lên lanh lảnh:
- Tổ sư bố con đĩ, ăn cho lắm “ddầu cá khô” vào, bây giờ còn ngồi đấy mà khóc! Làm thối cả ruột người khác nữa!
Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu họ mắng nhau như vậy là nghĩa gì! Nghĩ một lúc tôi chợt hiểu. Dù đang đau, tôi cũng phải mỉm cười cho cái kiểu ví von ngộ nghĩnh của họ. Sau lúc họ được lệnh ra xe ngoài cổng Hỏa Lò, tôi không ngủ lại được nữa. Đầu óc lại cứ bập bềnh nhấp nhô chảy dài trăm ngả cuộc đời…
Tôi nhớ lại những ngày dong duổi trên khắp các nẻo đường Hà Thành. Ngay từ 1954, khi còn là một cậu bé 15, 16 tuổi, tôi đã nhìn thấy các cô nữ sinh Hà Nội, nhất là các nữ sinh Trưng Vương, đẹp, mềm mại duyên dáng tuyệt vời. Rồi, tôi vào Sài Gòn. Tôi lại được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các nữ sinh Gia Long, Trưng Vương với những đôi mắt huyền, làn da trắng bóc, gót chân đỏ hồng; với chiếc nón bài thơ nghiêng nghiêng; hai bàn tay đeo “găng” trắng muốt, cỡi trên chiếc solex đen (tương phản với màu của áo quần, của đôi “găng”, của chiếc nón và của da thịt), tất cả tạo thành một bức tranh không còn từ gì dể mà ca ngợi.
Bây giờ tôi lại trở về Hà Nội, đất ngàn năm thanh lịch của đài các trâm anh, ngoài những mặt tôi phải tính toán đấu tranh với kẻ thù Việt Cộng, tôi cũng muốn tìm lại những bóng dáng mỹ miều của người con gái thủ đô lúc này ra sao. Thế mà, gần một tháng trời, suốt ngày tôi lang thang khắp 36 phố phường, nhiều khi cả đêm tối, tôi chẳng thấy một cô nào gọi là khả dĩ sánh với Hà Nội năm xưa, và Sài Gòn ngày nay. Họ biến đâu hết! Chỉ có một lần, vào một buổi sáng, trời thật trong không một vẩn mây, đang đi trên đường Hàng Chiếu, tôi thấy từ “ban công” của một căn nhà lầu sát phố, một cô gái chừng 18, đôi mươi, nước da trắng hồng, bộ mặt trái soan với đôi mắt bồ câu, đang làm những động tác thể dục. Tôi liếc nhìn lên, cũng là lúc cô nhìn xuống. Từ trên vai trở xuống mông, tôi thấy như gần bằng nhau. Có thể lúc đó cảm xúc so sánh của tôi còn sắc nét, bởi vì vừa mới ở Sài Gòn ra, nên mới thấy rõ như vậy. Chứ những năm tháng sau này, khi hình ảnh so sánh đã mờ nhạt do chất chồng thời gian, tôi lại thấy những cô gái miền Bắc vẫn còn nhiều cô đẹp, mặc dù tôi chỉ ở núi rừng, và chỉ nhìn thấy những “bà” cán bộ thôi.
Thế mới sợ cho tâm lý con người. Nhìn sự vật phải có điều kiện. Cộng sản đã tích cực lợi dụng khía cạnh này để thống trị con người. Chúng làm mất dần ý niệm so sánh suớng khổ, xấu đẹp, lẫn lộn yêu nước chân chính và phản dân tộ vô tình. Vì thế, nếu ta có nói, người dân cũng không tin.

Ba mươi bảy: tôi Chết... Hụt…..

Đã vào hè, thời tiết càng ngày càng oi nồng và muỗi. Xà lim 2 thật nhiều muỗi, có lẽ vì cửa sổ to, lại thấp nên muỗi nhiều vô kể. Phải nói rằng, tôi kiệt sức một phần vì cùm, nhưng còn một phần nữa vì muỗi. Tôi thường lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Suốt đêm, tay cứ phải cầm áo xua đuổi muỗi. Rồi những lúc mệt mỏi quá thiếp đi, tay chân lại đầy lên nốt muỗi. Ở xà lim 3 vậy mà ít muỗi hơn. Có lẽ vì cửa sổ nhỏ, lại ở mãi tít tận trên cao, cho nên các chú muỗi cũng khó vào. Những người ở buồng khác hầu như đều có màn. Những lúc tắm giặt đem quần áo ra chỗ nhà vãng lai phơi, thỉnh thoảng tôi thấy có màn phơi. Cụ thể, hai người ở chung với tôi trước đây là Hoàn và Tân, họ đều có màn cả. Hơn nữa, những buổi đêm tối, chỉ có buồng tôi có tiếng động, đập và đuổi muỗi; các buồng kia im vắng, có chăng chỉ là tiếng kêu rên ban đêm. Như thế, cả xà lim này, ban đêm, chỉ có mình tôi phải đón nhận tất cả các con muỗi. Ôi khổ cực thân tù: “Mùa Đông rét mướt, mùa Hè muỗi bu!”
Có thể vì cơ thể tôi không còn chất để chống đỡ, lại do người tôi bẩn thỉu, cứt đái, hôi hám, cho nên những nốt muỗi cắn dần dần trở thành ghẻ, ngứa ngáy bắt gãi suốt ngày đêm. Từ nhỏ tới lớn chưa hề bị ghẻ lần nào, chưa biết ghẻ là gì, bây giờ ghẻ suốt cả người, nhất là ở háng, nách, kẽ tay, kẽ chân, trông như hủi. Ngứa ngáy quá tôi không chịu nổi nữa, tôi báo cáo với lão Tư để xin thuốc ghẻ.
Tôi phải báo cáo nhiều lần, một hôm mụ Dậu mới xem tôi. Đã lâu không gặp tôi, con mắt mụ nhìn tôi như đượm một chút ngạc nhiên, một chút xót xa cho một người chóng tàn lụi như vậy. Mụ cho tôi một chai thuốc, nhưng tôi chỉ được để ở ngoài chỗ đuôi suốt cùm, phía sàn bên. Hàng ngày khi được mở cùm ra lấy cơm, tôi phải báo cáo cán bộ, tranh thủ đứng đấy bôi, rồi để lại chỗ cũ. Chúng sợ tù tự tử. Uống thuốc ghẻ không chết, nhưng làm cho chúng mất công. Vì điều kiện chữa và bôi như thế, nên ghẻ không thể khỏi được.
Đã gần 30 ngày cùm hai chân rồi mà tôi vẫn không được gọi đi cung. Bây giờ, hai chân tôi cứ cắn nhức ở trong xương. Hàng ngày ra lấy cơm, tôi không thể đi nhanh được nữa. Tôi lặc lè những bước đi rất khó khăn, vừa đau nhức, vừa như không nhấc nổi hai chân. Dần dần hai mu bàn chân của tôi tự nhiên sưng múp lên. “Nam túc, nữ mục”. Tôi nhớ các cụ già nói thế. “DDàn ông chân phù, đàn bà mắt phù”, đó là triệu chứng của sự chết! Chuyến này, chắc tôi phải chết. Chúng chả cần phải bắn tôi. Nếu bắn, chết ngay đâu có khổ. Nhưng ở đây, chúng bắt tôi chết dần, chết trong quằn quại, ngắc ngoải, khổ đau; bắt tôi phải nhìn cái chết đến dần dần.
Tôi hiểu lòng dạ chúng như vậy. Là người Công Giáo không được tìm cách tự tử. Nhưng, dù muốn tự tử trong tư thế này, tôi cũng không có cách gì tự tử được cả. Anh có gan đập đầu vào tường không" Hay chỉ dang dở, để rồi không chết được mà lại sống mang bệnh thần kinh" Vả lại, tâm lý con người, trừ trường hợp cá biệt, còn nói chung, dù biết là sắp chết, trong lòng vẫn níu kéo từng giây, từng phút để sống.
Phải nói, tư tưởng của tôi bây giờ cũng suy sụp lụi tàn rồi. Chân thì nhức buốt, người lại rã rượi ngứa ngáy như điên, tôi không còn đâu tinh thần để phấn đấu nằm xuống, ngồi lên cho mạch máu lưu thông nữa. Tuy thâm tâm tôi hiểu rằng, càng chán nản tiêu cực như vậy, càng đi nhanh đến chỗ chết. Ngay cả khi lấy cơm ăn, tôi cũng phải bò ra, vì không đi được nữa. Có lần, tên cán bộ thấy tôi chậm chạp quá lâu, mất nhiều thì giờ của hắn, hắn kéo tôi vào buồng, để rồi cả bát cơm canh đổ ra đất. Tôi phải bò theo để bốc, nhặt vào, chỉ còn một chút cơm với mấy cọng rau. Chỉ vì, y không dám sờ vào người tôi, sợ bẩn, sợ ghẻ, y cầm vai áo của tôi mà kéo nên mới đổ như vậy.
Có lẽ y đã nhìn thấy tôi như thế này, vừa mất thì giờ của y, đồng thời tôi sẽ chết, nên y đã báo cáo thế nào đó, chiều hôm ấy, tên Lê vào. Lê phải mở cửa buồng to ra, mà vẫn đứng ở mép cửa, chắc hẳn vì cái buồng hôi thối lắm rồi. Y nói vẻ dìu dịu:
- Tại sao anh ngoan cố không chịu thành khẩn khai báo"
Tôi nói giọng hổn hển vì mệt và pha lẫn một chút niềm xúc động.
- Tôi… khai hết rồi, nhưng… các ông ấy không tin.
Cửa đóng rồi, tôi nằm xuống. Tôi nằm, cảm thấy dập dờn như đi trên thuyền. Tai cứ nghe những tiếng lùng bùng, o o , tôi chưa bao giờ thấy cơ thể mình như vậy. Có lẽ, tôi sắp chết, chết đêm nay.
Đã 43 ngày rồi, cơ thể không còn sức chịu đựng nữa. Hai chân tôi cứng đơ ra. Tôi muốn lùi người xuống để cho cái chân co lại một chút, nhưng tôi chống tay mà không còn sức để lết. Tay tôi rủn ra, yếu đuối quá! Tôi bằng lòng chết, không thắc mắc gì nữa. Xin Chúa hãy cho con chết! Cho con chết đêm nay, con xin cảm tạ Chúa! Bây giờ muỗi cứ đốt, tao không tiếc chúng mày nữa. Đàng nào thì máu tao cũng thành tro bụi, đất cát, vậy chúng mày cừ dùng đi…Tôi cũng không còn cảm thấy ngứa ngáy nữa. Tôi lịm đi…


Tới khi có ai đó kéo tôi dậy. Tôi mở mắt ra, thấy một ông mặc áo “blouse” trắng, đang cầm tay tôi tiêm. Tôi nhìn. Tôi không còn nằm xà lim nữa, mà nằm trên một cái giường gỗ. Tôi cố cúi nhìn xuống hai chân. Hai chân tôi không còn trong cùm mà giạng ra ở cuối giường. Như thế, chúng đã tháo cùm tôi từ bao giờ. Đây là đâu" Tôi tự hỏi. Sao tôi không hề biết gì cả" Tôi đoán đây là tên Huệ, y tá, có lần tên Tân nói với tôi về y. Để y tiêm xong, tôi hỏi y với giọng còn run run xúc động:
- Thưa ông, đây là đâu ạ"
Mặt y tươi tỉnh nhìn tôi:
- Bệnh xá!
Rồi y hạ thấp giọng, tình cảm:
- Đêm qua, tôi tưởng anh đi luôn rồi. Anh có một sức sống kỳ diệu!
Vừa nói, y vừa đứng dậy, cầm khay thuốc sang phòng bên.
Tôi nằm, miên man nhớ lại lần lượt; chiều tối hôm qua, tự nhiên tôi thấy người như nhẹ nhàng, không còn cảm giác đau đớn và ngứa ngáy nữa… Rồi, không biết làm sao, tôi như thấy mình về lại Sài Gòn. Tôi gặp mẹ tôi. Người còn cho tôi một cuốn sách chữ vàng rất dầy, và nói: “DDây là một cuốn sách quý lắm!”… Như vậy, chắc là tôi đã xỉu đi. Rồi một cán bộ nào đó, vô tình đi kiểm tra các buồng, thấy tôi như vậy, nên đã gọi người và xin lệnh đưa tôi xuống bệnh xá. Âu đây, cũng là cơ trời, số của tôi chưa chết được!
Nghĩ tới đây, tôi lại thấy người bắt đầu ngứa ngáy. Tôi thử nhấc hai chân, thấy hơi nằng nặng, nhưng được. Tôi lựa thế, cố gắng ngồi dậy. Tuy hơi khó khăn, nhưng tôi ngồi dậy được, và tôi bắt đầu gãi. Chỗ tôi nằm là một căn buồng nhỏ, chẳng có ai.
Bỗng cửa mở, tôi thoáng nhìn ra một căn phòng rộng ở bên cạnh, có nhiều giường cá nhân, trên đó, lố nhố một số người gầy như những bộ xương đang nằm. Mụ Dậu vào, mắt mụ sáng lên nhìn tôi:
- Hôm qua, tôi tưởng anh chết rồi!
Tôi nhìn mụ bằng con mắt cám ơn. Tôi thoáng có ý nghĩ, làm cách nào xin được thuốc ghẻ" Thấy mụ định đi ra, tôi đánh bạo lên tiếng:
- Thưa bà, ghẻ tôi ngứa lắm. Xin bà cho tôi thuốc"
Mụ vừa gật đầu, vừa đi ra. Thái độ của mụ tỏ vẻ tích cực giúp tôi chữa ghẻ.
Mót giải, nhìn quanh, tôi thấy một cái bô ở góc buồng, tôi cố gắng tụt xuống và chậm chạp lê bước đến chỗ cái bô. Tôi cảm thấy khỏe hơn ngày hôm qua, hôm kia nhiều. Mấy bữa đó, tôi không còn đi được. Như thế, có thể nhờ được tiêm thuốc nên tôi hồi sức.
Tôi trở về giường. Hai chân tôi vẫn sưng múp, nặng chình chịch. Tôi mệt mỏi nằm xuống, đúng lúc đó tên Huệ mở cửa đi vào, theo sau là một anh tù hình sự, bưng một tô cháo, khói bay nghi ngút. Huệ đưa cho tôi một lọ thuốc ghẻ.
Thầy y có vẻ dễ chịu, tôi hỏi:
- Thưa ông, tôi được ở đây bao lâu"
Vẻ mặt đắn đo, y dè dặt:
- Tôi không rõ, nhưng chắc vài ngày.
Tôi hỏi, vì tôi sợ trở về xà lim lại bị cùm. Tôi cố ăn hết bát cháo nấu muối. Mồ hôi vã ra và tôi thấy nhẹ hẳn người.
Không có điều kiện tắm, tôi gãi mạnh những nốt ghẻ cho bong vảy. Trong buồng không có ai, tôi cởi hết quần áo ra bôi, bôi đi bôi lại. Tôi tích cực bôi, mong mấy ngày cho khỏi, vì sợ rằng về xà lim, tôi lại bị cùm, không thể chữa được.
Chiều hôm đó, khoảng 4 giờ tôi lại được một tô cháo nóng nữa. Tôi vừa ăn xong, tên Lê, Phó Giám thị vào buồng với tên Bằng. Y nhìn tôi với vẻ mặt dễ chịu:
- Anh có thấy không, đáng lẽ anh đã chết đêm qua rồi, nhưng lòng nhân đạo của đảng đã cứu sống anh. Đảng và cách mạng đã đưa sự sống trở về cho anh. Anh phải ghi ơn đó suốt đời. Tôi đã cho lệnh y tế bồi dưỡng anh một tuần cơm cám. Để đáp lại công ơn cứu tử này, anh hãy dốc lòng thành thật khai báo. Đời anh còn dài, anh sẽ có ngày được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước, trở về xã hội làm lại cuộc đời.
Tôi thấy y cứ nói đi nói lại, vẫn loanh quanh chỉ có thế, vì vậy, để cho qua chuyện, tôi chậm chạp từng lời:
- Trong nơi sâu kín của trái tim này, tôi xin biết ơn đảng và cách mạng, trực tiếp là các ông.
Tôi vừa nói, vừa để tay lên ngực. Với một giọng gia ơn, tên Lê tiếp tục:
- Tôi thông cảm điều kiện sức khỏe của anh, tôi đã đề nghị trên tạm thời tha cùm cho anh. Ngay chiều nay trở lại xà lim, anh hãy suy nghĩ cho sâu, quyết tâm từ bỏ những tội lỗi sai lầm trước đây bằng cách khai báo hết mọi âm mưu thủ đoạn làm hại nhân dân, làm hại cách mạng của bè lũ Mỹ Diệm với đảng và nhà nước. Chỉ có một con đường duy nhất đó, anh mới được hưởng lượng khoan hồng của đảng.
Nó nói, mặc nó nói, tôi cũng chẳng chú ý nghe. Điều tôi chú ý lắng nghe nhất là ba chữ: "Tạm tha cùm”. Chỉ nghe ba chữ này, tôi thấy người tự nhiên nhẹ hẳn đi, như có một nguồn sinh lực ở đâu tràn vào cơ thể. Tên Lê và tên Bằng đã đi rồi, tôi vẫn ngồi yên. Hồn tôi vẫn rung rinh nhảy múa, có cảm giác như một phiến đá nặng nề hằng ngày đè chĩu trên vai, nay được hất xuống rồi, dù rằng tạm bợ.
Khoảng 5 giờ chiều, trại chung đã vào hết, tên Bằng vào bảo tôi đi theo y về xà lim. Mùa Hè, lúc này mặt trời chưa đi ngủ, ánh nắng nghiêng nghiêng phản chiếu từ những bức tường nhà trại chung, làm cho cảnh vật sáng lên một mầu vàng ửng. Dăm con chim sẻ ríu rít trên cành bàng, như chia xẻ với nỗi hân hoan đang tràn ứ trong lòng tôi. Nhìn những chiếc lá bàng đang thời kỳ con gái mơn mởn, sau những ngày Đông giá khẳng khiu khô cằn, tôi liên tưởng tới đời mình, mới vừa từ cõi chết trở về, để rồi lại tiếp tục bì bõm lặn lội trong đường hầm đen tối; đâu đã được thảnh thơi đùa rỡn với gió chiều như những chiếc lá bàng kia.
Tên Bằng dẫn tôi về xà lim II, nhưng lại mở cửa đưa tôi vào buồng số 2. Như thế càng gần cổng trại chung, càng gần chiếc loa lắm mồm hàng ngày. Thấy tên Bằng hôm nay có vẻ dễ chịu tử tế, tôi khẩn khoản:
- Thưa ông, tôi có cái bó chổi dùng làm gối để ở buồng số 4, xin ông bớt chút công mở cửa cho tôi lấy"
Y ngơ ngác, không hiểu, tôi phải nói thêm:
- Đó là những cái cuống chổi thanh hao đã cùn, tôi không có gối, nên đã buộc, bó với nhau làm gối. Vừa rồi xuống bệnh xá, tôi còn để lại buồng số 4.
Y chạy lại mở cửa con buồng 4. Tôi thấy y hỏi gì người bên trong. Như vậy, buồng 4 lại có người mới rồi. Một lúc, y trở lại bảo tôi:
- Vào nhà tắm xem sao"
Tôi vội chạy sang buồng 8 ngay đối diện. Tôi đã nhìn thấy cái “gối” của tôi ướt nhẻm, vất ở một xó sàn, hãy còn dính đầy phân. Thôi đành! Tôi vội vàng mở vòi nước, đập đập cái “gối” xuống nền cho phân trôi đi, vẫy khô, rồi nhanh nhẹn chạy vào buồng. Như vậy là hôm nay y đã dễ dãi với tôi nhiều rồi.
Cửa đóng. Căn buồng này không được sạch, nhưng đã có cái chổi thanh hao, tôi cảm thấy khoáng đãng tự do thoải mái. Chân tôi, tuy chưa được nhanh nhẹn, nhưng từ nãy, do sự hoan hỉ ở trong lòng, tôi cứ thích lăng xăng làm việc. Tôi quét sạch hai sàn, dưới nền, hốt hết vào cái bô. Chai thuốc ghẻ vẫn nằm trong túi, tôi lại cởi hết quần áo tích cực diệt ghẻ.
Đêm hôm đó, để chống muỗi, với hai bộ quần áo, mặc một bộ, bộ còn lại, tôi lấy cái quần mặc dài xuống dưới cho hai ống quần phủ che kín hai bàn chân, thắt giải rút ở ngay đầu gối, còn chiếc áo thì trùm lên mặt, cho hai tay lên đầu luôn. Trời nóng, mồ hôi ra ướt đẫm, đắp như vậy khó thở, nhưng còn hơn là để muỗi cắn. Mới được tha cùm, tâm tư còn nhiều sôi nổi, lại thêm mấy ngày thoa thuốc ghẻ, bớt ngứa, đêm hôm ấy, tôi ngủ một giấc thật thoải mái tự do.
Hôm sau, lại là ngày tắm giặt, tôi cào hết mọi mụn ghẻ, về buồng bôi thuốc, ghẻ đỡ đi rất nhiều. Chỉ 3 ngày sau, người tôi lại sức hẳn. Hàng ngày, tôi loanh quanh trong buồng ung dung, nhàn hạ. Tôi tò mò cố đọc những giòng chữ nhỏ, những người tù trước đã ghi vào tường bằng một cọng thép hay một cái đinh.
"Trần Minh Châu, tức Cập. Vụ án tình báo 1958". Tôi chẳng hiểu “Trần Minh Châu” là ai, chẳng hiểu “vụ tình báo” này từ 1954 cài lại, hay mới ở miền Nam ra như tôi bây giờ. Rồi một vài hàng chữ nữa rất mờ, nói đến “…vụ án chiếc ấn vàng của Bảo Đại…”. Phần do trình độ, người viết chữ nguệch ngoạc, phần vì đã lâu ngày rồi, chữ mờ, tôi cố gắng nhưng không thể đọc hết được, dù viết rất nhiều. Tôi chỉ thấy ghi 1957… Một vài vụ vượt tuyến…
Tôi đang ngồi tỉ mẩn, mò mẫm tìm tòi, đọc những hàng chữ ghi trên tường, cửa con xoạch mở. Mụ Hoa chỉ tôi:
- Đi cung!
Từ ngày tôi bị cùm do chấp pháp, để đến nỗi phải bò và suýt chết, trong lòng tôi căm lắm. Vì thế, tôi đã chủ trương sẵn. Khi ra tới phòng cung, tôi thấy lại vẫn là tên Nhuận và Thành. Mặt tôi rất lạnh lùng. Không chào hỏi, tôi cứ ngồi vào chiếc ghế đã dành sẵn cho can phạm. Tên Nhuận nhìn tôi, giọng đạo đức giả:
- Dạo này anh có khỏe không" Sao anh gầy thế"
Tôi cũng nhạt nhẽo:
- Cảm ơn ông, tôi bình thường!
Tên Thành nói với giọng ra vẻ tình cảm:
- Chúng tôi bận việc, lâu lắm không gặp anh. Hôm nay, chúng tôi vào thăm anh. Tôi tin rằng với thời gian lâu như vậy, chắc anh đã biến chuyển tốt. Vậy, hôm nay anh có cần gì nói với chúng tôi không" Chúng tôi sẽ đáp ứng những ý kiến mới của anh!
Thấy chúng không hề nói gì đến việc cùm kẹp tôi cả, tôi cần nói ý cho chúng biết là từ nay đừng nói gì đến “chính nghĩa” nữa:
- Thưa các ông, từ ngày các ông ra lệnh cùm tôi hai chân, nếu không do một sự may mắn tình cờ, làm sao tôi sống để mà nghĩ với ngợi…
Cả hai tên đều mở to mắt, ra vẻ ngạc nhiên. Tên Thành vội vàng:
- Hả" Anh bị cùm hai chân à" Ai nói với anh là chúng tôi cùm anh"
Đúng là Cộng Sản! Tôi tin là chúng biết hết mọi diễn tiến suốt thời gian cùm tôi, cho tới khi bọn chúng phải đưa tôi xuống bệnh xá để cứu sống. Thế mà, bây giờ chúng lại ra vẻ ngạc nhiên như không hề biết gì cả. Thật là trắng trợn! Tôi càng suy nghĩ, tôi càng thấy chúng lòng lang, dạ sói mà lại cố che giấu dưới bộ mặt từ bi, nhân hậu. Tôi thấy nóng người lên, chẳng biết sợ nữa, nhìn thẳng vào mặt chúng, tôi trả lời:
- Tôi ân hận là đã thành thật khai báo hết với các ông!
Tên Nhuận đứng giỗ dậy, đập bàn, chỉ ty vào mặt tôi:
- Anh láo! Anh trả lời trước cán bộ nhà nước như vậy hả"
Tôi vẫn ngẩng đầu, cứng rắn:
- Tôi tin tưởng các ông là chính nghĩa, nên tôi đã ngày đêm moi óc, nhớ lại hết mọi sự việc để khai báo với các ông. Ra ngoài Bắc, tôi cũng đã không hoạt động gì cho bè lũ Mỹ Diệm; thế mà giờ đây các ông lại dùng những hình thức tra tấn khai thác của thực dân, đế quốc đối với tôi. Để rồi tôi, một thanh niên khỏe mạnh, không chịu nổi với bao nhiêu ngày đêm hành hạ, đến nổi phải bò đi. Rồi cho tới khi, thấy rằng tôi sẽ không sống được nữa, các ông mới tạm tha.
Tôi giơ hai tay và vạch hai chân ra:
- Đây, các ông xem, hai bàn chân tôi vẫn còn sưng phù, đầy ghẻ lở. Tôi đề nghị các ông cho lệnh bắn tôi đi, tôi cảm tạ các ông!
Tên Nhuận cười nhạt, tên Thành vẫn ngồi yên. Một lúc, tên Nhuận nói lớn tiếng:
- Chúng tôi đã nói, chúng tôi không cho lệnh cùm anh! Để chúng tôi sẽ hỏi các đồng chí bên trại giam xem thế nào. Chúng tôi muốn cùm anh, chúng tôi sẽ nói thẳng, chứ cần gì phải giấu anh. Còn anh muốn chết" Sẽ được chết! Loại người như anh, cũng không để sống làm gì. Anh đã ăn nhiều bơ thừa sữa cặn của Mỹ và tay sai. Bơ thừa, sữa cặn đã thấm vào xương vào tủy anh rồi, nên anh mới dốc một lòng, một dạ hại dân, hại nước. Anh đã quyết tâm là một tên bán nước, để anh sống làm gì, hại cơm nhân dân!
Tôi không chịu dược nữa rồi. Tôi nói với sự phẫn uất căng đầy....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.