Hôm nay,  

Kéo Nhà Ra Mặt... Chính Trị

30/08/200700:00:00(Xem: 5509)

Một ngôi nhà đẹp.

Trong không khí hốt hoảng chung, chúng ta có nên bình tĩnh nhìn lại toàn bộ vấn đề nhà cửa hay không"

Hãy nhắc lại hiện trạng trước, nói về tương lai sau.

Đến bây giờ, cuối tháng Tám năm 2007 này, mọi người đều đồng ý là thị trường gia cư đang bị hoạn nạn và việc mua bán bất động sản sẽ bị đình đọng ít lâu. Lâu hay chóng thì thật ra chưa ai biết trước được, nhưng ít ra cũng qua năm tới.

Nhìn vào chuyện trước mắt, người ta biết rằng số nhà cũ (existing homes) được bán chậm hẳn lại trong năm tháng liền cho đến tháng Bảy vừa qua, số nhà rao bán mà chưa đổi chủ ("nhà bán ế" - inventories - tùy cách gọi) gia tăng, và giá nhà sụt giảm.

Về giá trung vị (phân nửa cao hơn và phân nửa thấp hơn, median price) của các ngôi nhà được bán, mức sút giảm trong tháng Bảy là 0,6% so với tháng Sáu năm ngoái, từ 230.200 đồng một căn nay chỉ còn là 228.900 đồng (giá trung vị tháng Sáu năm nay là 229.200. Nhìn như vậy, phải thấy rằng dù giá nhà có giảm nhưng không đến nỗi giảm mạnh như người ta có cảm tưởng, tất cả còn là tùy nơi tùy loại nhà.

Về số nhà cũ được bán đi, số bán trong tháng Bảy có giảm 0,2% so với tháng Sáu, một mức sút giảm thực ra cũng không là quá lớn. Và số tồn kho nhà bán ế tới cuối tháng Bảy có tăng 5,1%, trung bình là 9,6 tháng so với 9,1 tháng vào cuối tháng Sáu. Nhà bán chậm nhất là trong vùng Midwest, tương đối bình hoà tại các tiểu bang miền Nam, chứ trong vùng Đông Bắc thì số nhà bán lại tăng 1%, và ở miền Tây thì số nhà cũ được bán ra có tăng 1,8%.

Nhìn trên toàn cảnh vào thời điểm này thì tình hình không mấy khả quan nhưng thật sự không hẳn là bi quan hay khủng hoảng. Nếu có, khủng hoảng xảy ra trong một lãnh vực thu hẹp là loại tín dụng thứ cấp (sub-prime - nhiều rủi ro và lãi suất cao, khiến những người có lợi tức thấp bị lao đao hơn cả) nhưng lan ra cả thị trường tín dụng (thị trường vay nợ). Lý do là vì các công ty tài trợ gom loại nợ xấu này với nợ "tốt" bán lại cho ngân hàng hay các công ty đầu tư tài chánh. Thế rồi ngân hàng và các công ty đầu tư lại chủ quan tin tưởng vào số tài sản mua lại đó mà cho vay rộng rãi, tới khi xét lại hồ sơ thì mới thấy lỗ hổng của loại nợ thứ cấp và hốt hoảng xiết chặt việc tài trợ khiến thị trường thiếu tiền hoạt động, gây ra hốt hoảng cho cả nước Mỹ và cả thế giới.

Tính đến trung tuần tháng Tám thì các thị trường tài chánh bị mất giá chừng 7%, tương đương với một ngàn tỷ Mỹ kim đã tan thành mây khói. Nhưng đây là một ngàn tỷ tiền ảo, paper money, thí dụ như đang lời bốn ngàn tỷ mà nay chỉ còn lời ba ngàn tỷ thì coi như bị lỗ mất một ngàn tỷ!

Nhìn rộng ra ngoài và ra xa hơn, số nợ ung thối ấy có thể làm kinh tế thế giới suy sụp và gây ảnh hưởng ngược vào thị trường gia cư Hoa Kỳ hay không"

Mỗi người lại có một cách lượng định tình hình để tìm ra câu giải đáp.

Việc tính ra khối lượng tín dụng địa ốc loại thứ cấp sub-prime là điều khó vì thông tin về tài sản của các công ty tài trợ lại thiếu rõ ràng (một vấn đề dễ gây hốt hoảng).

Nói chung, số nợ sub-prime trên cả thế giới có thể là 1.500 tỷ Mỹ kim, trong số này có 600 tỷ là của Hoa Kỳ - đây là ước lượng được coi là phổ biến nhất. Cho đến nay, người ta phỏng đoán rằng 10% của loại nợ rủi ro ấy trên thế giới đang bị trễ hạn (150 tỷ trên thế giới). Riêng tại Hoa Kỳ thì tỷ lệ bị trễ hạn có thể cao hơn, bằng 13% của 600 tỷ, tức là bằng 78-80 tỷ tại Mỹ. Theo kinh nghiệm thì phân nửa loại nợ rủi ro bị trễ hạn ấy có thể sẽ mất luôn và ngôi nhà đã mua nhờ việc tài trợ sẽ bị tịch biên, bị kéo, bị foreclosure. Trong giả thuyết đó, trên thế giới, phân nửa khoản nợ sub-prime bị trễ hạn (là 75 tỷ) có thể sẽ bị mất. Tại Hoa Kỳ, số nợ bị mất có thể lên tới 40 tỷ (phân nửa của 80 tỷ).

Nợ bị mất khiến công ty tài trợ phải kéo nhà và phát mại, tức là bán rẻ để lấy lại tiền và bị lỗ. Nếu cho rằng các công ty này thu hồi lại nhà và bán lỗ mất phân nửa thì khoản lỗ lã vì nợ sub-của cả thế giới có thể là gần 40 tỷ (phân nửa của 75 tỷ nói trên) trong đó các công ty Mỹ bị lỗ mất 20 tỷ (phân nửa của 40 tỷ nói trên).

Nhìn lại thì việc tài trợ subprime có thể làm Hoa Kỳ bị lỗ 20 tỷ. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ là ông Bernanke dự báo từ tháng 7 là có thể ảnh hưởng đến 100 tỷ.

Nếu cho rằng các công ty tài trợ địa ốc của Hoa Kỳ sẽ mất 20 tỷ, hoặc mất luôn 100 tỷ - là điều chưa xảy ra - thậm chí mất sạch 600 tỷ Mỹ kim loại nợ sub-prime - là điều càng khó xảy ra - thì chúng ta kết luận ra sao" Rằng sự mất mát ấy (20, 100 hay 600 tỷ) chưa xảy ra thì trong có bốn tuần, các thị trường tài chánh Mỹ đã mất một ngàn tỷ paper money như đã nói ở trên.

Nghĩa là sự hốt hoảng của thị trường đã gây tai hoạ còn nặng hơn giả thuyết bi quan nhất về tương lai của loại nợ sub-prime! Đây là chưa nói về tình hình của các xứ khác, vốn không phải là mục tiêu của trang này.

Kết luận thứ nhất, về quá khứ xảy ra từ tháng Bảy đến nay, xin đừng hốt hoảng sau khi đã hồ hởi quá đáng. Phản ứng a dua, theo bày, bắt chước, có thể là một tai hoạ.

Cũng do phản ứng hốt hoảng ấy, chúng ta thấy xuất hiện một loại sinh vật rất khó tuyệt chủng và luôn luôn có mặt để vuốt đuôi những người hốt hoảng nhằm lấy phiếu. Là các chính trị gia. Họ là sản phẩm do cử tri nặn ra bằng lá phiếu những lại ưa lợi dụng cử tri khi có hoạn nạn, cứ làm như là ban phát quyền lợi cho chúng ta vậy.

Trước tiên, trong vụ sub-prime, các chính khách bắt đầu đi tìm thủ phạm và đòi làm luật để ngăn ngừa hay trừng phạt những kẻ "có tội".

Khi chúng ta mua một máy gia dụng (tivi chẳng hạn) hay một chiếc xe hơi, nhà phân phối có thể "chiêu mại" bằng cách đề nghị bán chịu (credit), chưa trả tiền lời mà cũng chẳng trả tiền vốn trong vài ba tháng, hoặc là còn trao lại tiền mặt (cash rebate), v.v...

Chúng ta đều đã biết và đã quen với lối quảng cáo ấy và thực ra cũng nhờ những biện pháp này mà dám mua và san xẻ chi phí thanh toán cho tương lai.

Giới tài trợ việc bán nhà cũng thế. Họ phải tìm cách chiêu dụ khách hàng và sau loại khách bình thường với thể thức thông dụng, họ mời đến loại khách có lợi tức thấp hơn với giải pháp Alt-A, và vét tới loại khách có vấn đề qua thể thức sub-prime.

Người mua hay vay tiền mua nhà phải biết như vậy và liệu cơm gắp mắm, với trường hợp rủi ro vẫn có thể bất ngờ xảy ra khiến dự tính ban đầu không thành và bị chật vật. Nhưng chẳng vì vậy mà đơn giản quy tội cho người khác, cho công ty tài trợ, là đã dụ dỗ mình. Giới tiêu thụ không là trẻ nít!

Giới chính trị lại coi họ là trẻ nít, và muốn lấy phiếu của họ bằng cách đổ lỗi cho công ty tài trợ và - nguy hiểm hơn nhiều - can thiệp vào chuyện kinh doanh bằng cách làm luật cấm đoán những hình thức khuyến mại ấy. Cấm nghiệp vụ tài trợ loại sub-prime thì bao giờ sẽ cấm nhà phân phối không được bán hàng, máy tivi hay xe hơi chẳng hạn, theo lối "no interest" hay "no payment until next year""

Các chính khách thường tìm cách chứng minh là họ quan tâm đến bầy con trẻ là giới tiêu thụ để kiểm soát sinh hoạt kinh tế bằng luật lệ rườm ra và tuyển thêm công chức thi hành luật lệ đó, với ước mơ là giới tiêu thụ hay công chức sẽ dồn phiếu cho họ. Trong vụ sub-prime này sự hốt hoảng của thị trường là cơ hội cho các nhà làm luật thi thố tài năng kiểm soát kinh tế!

Nếu không cảnh giác, chúng ta sẽ bị tai hoạ sau khi đã bị tai họa vì sự hốt hoảng.

Sau đây là một thí dụ cụ thể.

Một Nghị sĩ Chủ tịch Ủy ban Thương mại, ông John Dingell, đang chuẩn bị đưa ra một dự luật rất lạ. Không cho miễn giảm thuế trên các khoản tín dụng địa ốc dùng để mua nhà rộng quá 3.000 bộ vuông (square feet).

Chúng ta đều biết rằng người thuê nhà không được miễn trừ tiền nhà hàng tháng trong khoản lợi tức thọ thuế của mình. Ngược lại, người mua nhà thì được giảm trừ tiền lời mortgage trên căn bản tính thuế. Chánh sách ấy khuyến khích việc sở hữu hoá ngôi nhà và giúp cho kỹ nghệ xây cất hay gia cư được phát triển. Bây giờ, đương khi dân tình hốt hoảng, Nghị sĩ Dingell của tiểu bang Michigan đang muốn đổi luật.

Tại Michigan, để lấy lòng kỹ nghệ xe hơi của địa phương, John Dingell thuộc đảng Dân chủ đã chống lại biện pháp do đảng này đưa ra là phải nâng tiêu chuẩn tiết kiệm xăng dầu cho xe hơi - tức là xe hơi phải uống ít xăng hơn hoặc có hiệu năng tiêu thụ xăng thấp hơn, đi xa hơn với cùng một lượng xăng. Ông ta đi ngược với quan điểm của đảng vì lý do mị dân địa phương! Bây giờ, nhân khi thị trường gia cư hốt hoảng vì vụ sub-prime, Nghị sĩ Dingell lại đề nghị một đòn mị dân khác.

Đề luật của ông ta có hậu quả ra sao"

Ông đặt ra một tiêu chuẩn mị dân là giàu nghèo, khi đòi chấm dứt miễn thuế cho người mua nhà rộng. Và đề nghị điều ấy khi thị trường gia cư và xây cất đang điêu đứng. Trên toàn quốc, trị giá các ngôi nhà của dân Mỹ đang làm chủ hiện lên tới khoảng 21 ngàn tỷ Mỹ kim, trong đó loại nhà trên 3000 bộ chiếm khoảng 10%, chừng 10 triệu căn. Bây giờ chủ nhà của 10 triệu căn nhà ấy hết được miễn thuế, tức là phải trả thuế nhiều hơn. Hậu quả lập tức là giá nhà đang sụt sẽ còn sụt nữa! Và kinh tế có khi bị thêm một rủi ro suy trầm vì lợi tức dân chúng bị sút giảm. Nói cách khác, đây vẫn là một quyết định tăng thuế, trong một thị trường đang sa sút khi các thị trường tài chánh đang chao đảo!

Và quyết định của Nghị sĩ Dingell có nghĩa là chúng ta nên ở nhà nhỏ hơn. Tức là một chính trị gia đã nhân mùa hốt hoảng mà dạy cho người dân phải sống thế nào cho phải đạo.

Cháy nhà ra mặt chuột là chuyện của xứ nghèo. Chuyện của xứ Mỹ là kéo nhà mới bật ra những khuôn mặt chính trị kỳ dị này! Hiển nhiên là biện pháp tăng thuế trá hình và chi phối thị trường theo kiểu ấy sẽ khó vượt qua hàng rào Quốc hội và nếu có thì cũng sẽ bị Hành pháp phủ quyết. Nhưng chúng ta không nên đánh giá thấp sự sáng tạo cho giới chính trị vì họ sẽ lại tìm ra biện pháp mị dân khác.

Nếu mình không biết thì họ sẽ lại xỏ mũi cử tri, sau khi được cử tri bầu lên!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.