Hôm nay,  

Chuyện Mỗi Tuần: Sức Mạnh Của Tình Yêu

06/08/200700:00:00(Xem: 2271)

Vừa đi chợ về Yến đã vội khoe:
- Anh à. Hôm nay em có gặp cô An con chị Tính mà hồi đó mình tính ngắm nghé cho con mình đó. Thấy cô ta vẫn vui vẻ em cũng mừng cho cô ta. Tôi nghiệp! Hồi đó giá cô ấy chưa có bồ thì em đã chọn cho thằng con mình. Bây giờ lấy người chồng tàn tật như vậy có khổ thân không.
Tôi tỏ vẻ khó chịu:
- Em hay nhỉ" Nói vậy không sợ người ta buồn à" Thế hồi anh ở quân đội đó nếu anh có chống nạng thì em có ca bài "tình nghĩa đôi ta có thế thôi" không"  Khi đã yêu nhau thì có trở ngại nào ngăn cản được.
Yến cố biện bạch:
- Em chỉ tôi nghiệp cho con nhỏ thôi chứ có ý gì đâu mà anh lại sắp sửa xuyên tạc…
Tôi ngẫm nghĩ: Ừ. Chịu thua rồi thì thôi. Qủa thực thì chính tôi đôi khi cũng có cái nhìn lệch lạc về chuyện tình yêu ở cái xứ "hamburger" này như là một món thời trang luôn luôn thay đổi theo cảm tính của con người. Thế nhưng có những trường hợp cho thấy giới trẻ cũng có những mối tình thật lãng mạn và cảm động. Cô bé An yêu một chàng lính trẻ rồi quyết định vẫn thành hôn với cậu ta dù cậu ta đã trở thành phế nhân, chuyện đã khiến cả thị trấn nhỏ này cảm động…
Khi An mới mười năm tuổi đã yêu Ty rồi. Lúc đó Ty đã mười tám thích thể thao và đang làm thợ sửa máy tại tiệm sửa xe của cha An. Hai đứa mới đầu đá lông nheo rồi đi đến tình tự thật sự nhưng vẫn giữ bí mật không lộ liễu cho ai biết. Cứ nghĩ con mình vẫn còn con nít nên cha mẹ An không hề để ý tới.
Mối tình trẻ trung đó không thể giữ kín mãi được đến khi Ty ghi danh là một quân nhân trừ bị, mời An đến tham dự buổi khiêu vũ tại bộ tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến tại địa phương. An mặc chiếc váy dạ tiệc màu đỏ đến nơi đã thấy Ty trông thật oai phong trong bộ đại lễ "US Marin" đón nàng tại cửa hội trường. An thường sung sướng kể lại: "Từ lúc đó cho hết buổi khiêu vũ, Ty không rời xa tôi nửa bước".
Khi được gửi qua Iraq lần đầu thì hai đứa mới chỉ có tình yêu chớm nở chứ chưa hẹn thề gì nhiều nhưng An cố tránh không coi những tin tức về cuộc chiến Iraq để hồn mình thanh thản với cuộc đời của một nữ sinh trẻ. Trong khi đó thì Ty trải qua một bài học thực tế đầu tiên của một lính chiến và anh ta cảm thấy rất hứng khởi và hãnh diện đã được tham dự vào một cuộc chiến lớn như vậy.  Sau khi hết tua phục vụ Ty trở về Mỹ được ba tuần thì cha An chết trong một tai nạn xe cộ. An tan tác cõi lòng và cảm thấy mất một điểm tựa lớn trong đời nên An bảo Ty:
- Anh phải ở bên cạnh em. Anh sẽ là chồng em dù anh có muốn hay không…
Trong dịp sinh nhật An được mười tám tuổi, Ty đã chơi một trò thật "romantic" khiến An cảm động. Ngày đó Ty gửi cho An bốn bông hoa hồng mỗi giờ một bông. Bông thứ nhất với mảnh giấy ghi: "Happy Birthday", bông thứ hai gửi sau đó khoảng một giờ với hàng chữ: "I love you", cứ thế bông thứ ba với hàng chữ: "An! Will you…". Dù chưa nhận được bông hồng thứ tư, An kể lại, An cũng đoán biết bông đó Ty gửi chữ gì. Và qủa vậy bông hồng thư tư Ty gửi với mấy chữ: "… marry me"" và sau đó Ty bước vào trong nhà với một bó hoa hồng to lớn hơn. Mẹ An thấy hai đứa tha thiết như vậy cũng chẳng còn ý kiến gì hơn là vui vẻ chấp nhận cho hai đứa yêu nhau.
Hết tua đầu Ty trở về bình an nhưng sau năm tháng của tua thứ hai thì bị thương nặng trong một cuộc tuần tiểu ngoài đường phố thị xã Al-Qiam gần ranh giới Syria. Nhiệm vụ chỉ là tuần tiểu các đường phố của thị trấn, nghe qua rất nhẹ nhàng nhưng lại là một công tác đầy nguy hiểm với lối đánh bom tự sát hay phục kích bằng mìn. Sau vài tháng thị trấn này yên tĩnh Ty và bạn bè tỏ ra lạc quan thì bữa đó bị một trái mìn lề đường nổ tung chiếc xe "truck" và Ty chìm trong khối lửa đỏ đó. Ty kể lại rằng:
- Tôi cảm thấy như ai đó táng mạnh một cái gì thật nóng vào mặt. Tôi vừa lăn lộn tới lui để dập tắt lửa đang bám đầy người tôi vừa la hét để cho mình khỏi bất tỉnh. Có một người bạn cởi áo đập mạnh để dập tắn lửa còn bám vào người tôi.  Sau khi được khiên lên trực thăng họ cắt hết quần áo của tôi ra. Tôi cảm thấy lạnh người và run lên thì họ lấy một "poncho" chắn gió cho tôi và tôi thiếp đi.
Khi tỉnh lại ở bệnh viện Ty mới biết chỉ có anh ta là bị nặng nhất, một bạn khác phải cưa chân, còn thì bị phỏng và trầy trụa nhưng còn nguyên lành. Tánh khôi hài của Ty đã giúp cho tinh thần anh ta vững vàng trong những tháng dài phục hồi thể chất sau thương tích và cũng chính tánh này đã khiến An yêu Ty hơn.
Khi tỉnh lại ra khỏi sự hôn mê Ty cho biết đầu óc vẫn còn mơ màng như đang ở lưng chừng mây. Y sĩ cho biết vì Ty vẫn còn trong màn sương của thuốc men tuy vậy Ty vẫn còn nhận ra An, vị hôn thê của Ty. Nhìn cặp mắt trìu mến của An chắc Ty cũng cảm thấy nơi đó chan chứa tình yêu cho mình dù Ty không biết là An đã ngồi bên giường Ty thâu đêm ve vuốt bàn chân của Ty. An chỉ có thể ve vuốt bàn chân Ty vì toàn thân băng bó gần như kín nên có muốn ôm cũng chẳng được.
Nhìn những vết thương của Ty thì qủa thật chẳng khác gì cái mền rách tơi tả. Một cánh tay bị tiện mất, cánh tay kia còn lại nhưng mất hết ba ngón và người ta cắt ngón chân cái của Ty để gắn vào chỗ ngón tay cái đã mất để giúp Ty có thể sử dụng sau này. Một mắt thì gần như mù vì tròng mắt như một làn sữa đục và một tai bị cháy xém. Một mảnh sương sọ trên đỉnh đầu bị cưa đi và được đậy lại bằng một y cụ gì đó để giữ nhiệt độ của óc được điều hoà.
An được cha mẹ Ty kêu qua nhà để nghe một tin quan trọng và chờ khi An tới họ mới nói cho An biết cái Tin sét đánh này. Ngay ngày hôm sau An và cha mẹ Ty đáp máy bay qua quân Y viện Ty nằm ở mãi tận Texas. Tới nơi thấy con chẳng khác gì một con heo quay, mẹ Ty lập một bàn cầu nguyện ngay cạnh giường và chầu chực ngày đêm.


Khi một chàng quân nhân bị thương tới mức như thế này thì người yêu thường đến thăm vài lần cho có lệ rồi dần dà lặng lẽ từ giã không thương tiếc. Hoặc có những chàng muốn bầy tỏ một tình yêu cao thượng đóng kịch tỏ vẻ tàn nhẫn xua đuổi người yêu để cho tương lai nàng khỏi bị thiệt thòi còn để một mình mình đau khổ cũng không sao.
Nhưng với tình trạng của Ty và An lại khác. Họ đã khắc phục trở ngại của thương tật một cách cụ thể bằng cách quyết định thành hôn khi Ty vừa được tạm bình phục. Lễ thành hôn được tổ chức tại nơi họ cư ngụ, một thị trấn nhỏ nhưng có rất nhiều bạn đồng ngũ của Ty tham dự và cả thị trấn dù được mời hay không, mọi người đều náo nức mong chờ đến coi đám cưới này. Mẹ An chuẩn bị từng chi tiết cho đám cưới của con gái dù Ty chưa xuất viện vì còn đang tiếp tục trải qua một vài giải phẫu nhỏ.
Ty có trách nhiệm sửa soạn phần sự chú rể nhưng anh ta nói: "Họ hỏi tôi vài câu hỏi về việc này như tôi đã trả lời không đúng với mục đích của câu hỏi". Khi được dìu lên vị trí gặp chú rể để làm lễ hôn phối, An quá hồi hộp nhưng vẫn không thay đổi ý định thành hôn với người mình yêu. Ty mặc quân phục đại lễ, ngực lấp lánh với những huy chương cùng chiến thương bội tinh, nhìn thấy An đẹp một cách tinh khiết khiến Ty buột miệng: "Em đẹp quá".
Qủa thực mẹ An đã bị "sóc" khi được biết Ty bị thương một cách trầm trọng đến kinh khủng như vậy nhưng bà bảo con gái: "Con hãy hành động theo tiếng nói của con tim và mẹ sẽ giúp con để cuộc hôn nhân này bền lâu". Hôm nay nhìn mắt An và Ty bà nghĩ rằng hai trẻ này sẽ không bao giờ xa nhau.
Ty bị thương qúa nặng vì mồm mép vị cháy phỏng đến nỗi nói không được. Mà dù có nói được, bác sĩ cũng đã gắn một cái ống tuýp vào cổ họng để đổ đồ ăn nước uống cho Ty nên không thể mấp máy miệng được. Ngày Valentine, Ty muốn An lấy "tape" cột cây viết vào thanh sắt bó tay của Ty để anh ta viết lên tấm thiệp Valentine trao cho An. Thấy vậy bác sĩ tháo cái mống tuýp ở cuống họng ra và câu đầu tiên Ty cố nói: "An em có muốn là 'Valentine' của anh không"". An kể lại rằng nhìn tôi dân dấn nước mắt Ty vẫn giữ cái tật khôi hài cố hữu bảo tôi: "Em có muốn mùi mẫn với anh một tí không""
An tâm sự rằng điều An sợ nhất là trong thời gian hôn mê anh ta có thể bị hư hại đến óc vì ngoài bị phỏng cháy, xương sọ của anh bị bể, chất nổ và sức nóng cũng đã xâm nhập vào trong óc của Ty. An nói với mọi người:
- Dù thân thể Ty bị tàn hại thế nào tôi cũng không lìa xa anh ấy.
May mắn thay, đôi khi Ty bị nhức đầu nhưng anh ta chỉ uống vài viên Aspirin thì dịu lại ngay. Trong bệnh viện Ty đã nhìn thấy có bạn đồng đội bị thương nhẹ hơn Ty nhiều nhưng đã có phản ứng và hành xử cay đắng giận hờn. Có những bạn rất trầm lặng không than vãn thở than nhưng hành xử kỳ quái. Ty nhìn lại chính thân mình với một mảng xương sọ bằng "plastic" phủ miếng xương vỡ lún vào bên trong buồng óc. Một bên thắt lưng phồng lồi ra vì miếng xương bể chưa lấy ra được và Ty cũng chưa muốn lấy ra vội vì đã qua nhiều cuộc giải phẩu nên chưa hồi sức. Và còn nhiều chuyện liên quan đến việc chỉnh đốn thân thể Ty phải thực hiện trong tương lai. Chẳng hạn Ty mong một bên mắt bị mù sẽ có thể nhìn thấy ánh sáng trở lại, cái sống mũi gẫy cần được chỉnh hình và việc này liên quan đến việc phải cắt da của Ty ở chỗ nọ hay chỗ kia để đắp vào.
Khi tạm xuất viện về nhà tịnh dưỡng Ty còn phải đương đầu với những việc khó chịu khác. Với một thân thể như vậy gặp người trong thị trấn đã biết Ty thì họ lịch sự không ngó chăm chăm vào Ty mà họ hành xử bình thường. Những người không biết Ty thì họ ngó chòng chọc vào Ty làm như là đã nhìn thấy một quái vật. Gặp trường hợp này Ty chỉ nhún vai rồi nói với chính mình: "Nếu họ là mình và mình là họ thì mình cũng có cái nhìn soi bói như vậy". Đôi khi Ty lại nghĩ nếu anh ta có phản ứng khác như chửi rủa hay phỉ nhổ vào mặt những kẻ đó thì chắc họ cũng chẳng làm gì được mình… nhưng có lẽ họ lại ghê tởm mình thêm.
Có những trường hợp Ty dắt An đi nhà hàng ăn đến khi tính tiền thì nhà hàng cho biết đã có người trả rồi vì người ta biết Ty là một thương binh nên muốn có hành động cám ơn Ty. Hành động này tưởng làm cho Ty cảm động nhưng không, Ty thổ lộ rằng Ty không gia nhập "marines" để được cám ơn và Ty cũng không hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, nhưng Ty chỉ là một quân nhân tuân lênh thượng cấp, Ty không nghiêng ngả theo phe phái chính trị nào.
Em trai của Ty cũng gia nhập TQLC Hoa Kỳ và sẽ có thể phải qua phục vụ tại chiến trường Iraq bất cứ lúc nào. Đôi khi Ty cũng vẩn vơ lo lắng cho thằng em nhưng cả hai đã ghi danh gia nhập quân đội rồi thì phải chấp nhận số mạng. Ty luôn nghĩ thế. Trong tình trạng thương tích như vậy Ty phân vân giữa hai quyết định là ở lại TQLC hay xin giải ngũ nhưng khi nhìn thấy An, thấy sự hy sinh của An cho tình yêu Ty quyết định phải cho An giây phút an bình của tâm hồn nên dù không muốn Ty cũng quyết định xin giải ngũ.
Cuộc sống lệ thuộc vào trợ cấp của quân đội, nhưng với sự leo thang của vật giá, An phải đi làm thu ngân viên bán thời gian trong một quầy rượu để cáng đáng gia đình. Mộng ước của Ty lúc này là hai vợ chồng xây một căn nhà gần cha mẹ và sống an bình, đến cuối cuộc đời tại nơi đó vì chỉ có tình yêu của An là đã đủ, tình yêu của An là sức mạnh cho Ty không mang mặc cảm hay tuyệt vọng cho thân phận một chiến binh nay như bị phế thải.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.