Hôm nay,  

Linh Tinh Sài Gòn

04/08/200700:00:00(Xem: 4418)

Bài tùy bút được viết sau bốn tuần ở Sài Gòn vào tháng tư năm 2007

Bình Minh

Mũi tên trên màn ảnh trước mặt chỉ đến vùng Chiang Mai cũng vừa lúc tiếng reng thanh vui đánh thức mọi người. Chờ cả tiếng đồng hồ! Tôi mừng rỡ, kéo ngay màn cửa sổ lên, nhìn ra. Phải tận dụng cái diễm phúc hiếm hoi này! Những chuyến máy bay trước, người soát vé ở quầy bao giờ cũng ưu ái dành hàng ghế giữa cho cả bốn chúng tôi được ngồi bên nhau. Bây giờ, tôi về một mình, vui mừng cảm ơn ngay khi cô soát vé hỏi tôi có muốn ngồi bên cửa sổ không. Cả một vùng không gian mờ mờ tối, thật bao la, thật huyền hoặc khi ở cuối chân trời hiện lên một đường dài mảnh ưng ửng sắc cam mà lại đượm chút nâu nâu. Mắt tôi dán chặt khung cửa sổ nhỏ tí, chờ, chờ đường dài cam sáng dần và lớn dần nơi vịnh Andaman Sea. Giống như hồi nhỏ, tôi nằm trên bộ ván ngựa vân nâu vàng trong phòng khách, mắt dán chặt lên cây kim phút trên chiếc đồng hồ có quả lắc vàng đong đưa và đánh tong tòng mỗi nửa giờ, đánh tong tòng tóng tong mỗi một giờ. Tôi canh, canh cây kim phút nhính. Vậy mà lần nào cũng vậy, tôi vừa quay lưng nhìn chỗ khác là cây kim phút "thừa cơ nhính lẹ", nó lừa tôi.
Lần này tôi lão làng và kiên nhẫn hơn nên không bị "lừa" như hồi còn bé. Chân trời rực sáng dần, ngay truớc mắt tôi, hừng hực, không dấu diếm. Mây chưa kéo đến để chực làm vẩn đục khoảng không gian tinh khiết sớm mai. Một khoanh tròn như cái bánh cam tiến nhanh đến nơi tôi ngồi, loa mắt, nhìn lần nữa. Cứ mỗi lần nhìn chăm chăm là khoanh tròn màu cam tươi đó lại nhấp nha nhấp nhửng muốn "lao mình" đến tôi. Khoanh tròn càng lúc càng lớn, lớn hoài cho đến khi tôi mõi mắt, tôi chán "nó", tôi không còn thiết tha coi "nó" lớn cỡ nào thì cả bầu trời cũng đã hừng hừng sáng.
Hải Quan
Khá, khá lắm! Hai người mặc dân phục và một người mặc quân phục với dáng điệu thẳng cứng, gương mặt như đang nghe lời vị chủ tịch Đảng đọc huấn từ, đứng đón khánh từ phi cơ vừa bước ra khỏi đường nối giữa máy bay và tòa nhà phi trường, không đáng để tâm! Khá ở chỗ là thủ tục nhập cảnh không mất nhiều thì giờ nữa. Chỉ khá thôi là bởi thì là cách đây ba năm tôi đã đọc báo thấy lời vị chủ tịch thành phố Sài Gòn cho biết là sẽ mở khóa học cười cho các nhân viên phi trường vậy mà bây giờ phim cũ quay lai, cũng toàn ánh mắt không chút thiện cảm chứ nói chi đến một mỉm cười. Nghiệm ra, thấy cũng đúng thôi. Cái bảng với hàng chữ "Đừng để một văn bản nào khác trong chiếu khán khi trình", treo chừng vừng trước mỗi hàng chờ. Và thì, được vào học trường Công An, rồi được bổ nhiệm làm ở phi trường Tân Sơn Nhất, rồi được bổ nhiệm ngồi vào quầy kiểm tra chiếu khán nhập cảnh, là tốn biết bao "công sức" của cha mẹ vậy mà nhà nước nỡ lòng nào treo tấm thông tin ân cần tỉ mỉ như thế, lỡ có người tin thiệt thì sao. Làm sao mà cười nổi!
Anh công an hỏi tôi, dĩ nhiên giọng Bắc, nhưng khá nhẹ nhàng:
- Chị về lần thứ nhất"
- Không, năm hay sáu lần chi đó, tôi không nhớ.
Hỏi lạ vậy, cứ nhìn trong sổ chiếu khán thì biết mà, mỗi lần về là một trang có dán chiếu khán, anh đã lật qua lật lại từng tờ, kỹ lắm mà.
Anh công an hỏi tiếp:
- Chị về thăm gia đình"
- Vâng.
Hỏi lạ chưa, thì tôi đã khai là tôi về thăm gia đình trong đơn xin chiếu khán nhập cảnh và cũng đã khai như thế trong mẫu đơn nhỏ nhỏ được các cô Tiếp Đãi Viên Hàng Không Việt Nam phát trước trên máy bay.
- Chị nhớ giữ kỹ phần này nhá, để khi trở ra có mà trình. Còn phần này thì hải quan giữ.
- Vâng.
Ủa, sao tôi lại trả lời "vâng", giọng Bắc" Muốn lấy lòng công an hả" Hèn thế! Hay là bản tính nhập gia tùy tục Trời ban cho" Chưa gì mà đã tùy tục! Nhập thì nhập nhưng phải chừa mấy cái hủ tục nghe chưa!
Tôi được cái tính "làm lơ". Lơ kẹp vô chiếu khán một "văn bản" khác. Chưa bao giờ! Năm chuyến về, năm chuyến ra, hai lần bị đưa vô phòng kín, tháo tung cái va ly đã cài chốt được là do tôi đặt thân hình gần sáu mươi ký lô lên để ép. Tôi vẫn lơ. Bắt tôi tháo tung va ly thì tôi nhẩn nha xếp lại. Có giỏi thì giữ chân tôi lại đi, chuyến may bị trễ, lỗ ai cho biết. Không cho tôi đem món đó hả" Thì tôi đưa tặng anh bảo vệ. Mấy người khác bỉm môi bảo rằng tôi qua lọt hải quan mà không cần kẹp gì bên trong chiếu khán vì bạn song hành của tôi thuộc dân mũi lõ, không ai muốn phiền hà tôi. Lần này, một thân một mình, tôi cũng lơ, lơ hết mấy câu hỏi ân cần, lơ mất câu hỏi câu giờ cho cái đầu óc chậm chạp hay quên hãy mau mau bừng tỉnh. Lơ luôn! Cứ mãi ngờ nghệch là an toàn. Mà an toàn thật! Lần này thì tôi có quyền huênh hoang với bạn bè.
Trong Dòng Xe
Cảnh nhà neo đơn, tôi đã biểu đừng đưa đừng đón, tôi tự tìm taxi về. Vậy mà cô em nhỏ thua tôi hơn một con giáp, coi tôi khờ khạo, tin rằng người chị sẽ trở thành con mồi ngon ngơ ngáo sau hơn hai mươi lăm năm không sống ở Việt Nam. Chưa chắc ai tiến bộ hơn ai! Cô em không thích đi xe hơi có máy lạnh nên chỉ lên phi trường, kêu sẵn taxi, bỏ tôi vô taxi, cho tài xế địa chỉ nhà. Còn cho tài xế địa chỉ nhà nữa, nhà của ba má tôi, ngôi nhà tôi ở bao năm trước! Cho nên tôi đơn thân độc mã trên chiếc taxi bảy chỗ ngồi. Tài xế đúng là dân nam cởi mở, tính tôi khó ngồi yên lâu, thế là khi xe vừa ra khỏi khuôn viên phi trường, câu chuyện dòn tan.
- Chà, trúng giờ trưa tan sở nên xe nhiều quá.
- Cả ngày cả đêm chị ơi.
- Cả đêm"
- Cả đêm, dân chơi đêm, dân làm đêm...
- Xe hơi cũng nhiều đó chớ, nhiều hơn ba năm trước.
- Nhưng đường xá chật quá, phải len lỏi, chạy mệt lắm chị.
- Kiểu này, Công An Công Lộ làm việc mệt nghỉ.
- Làm buổi sáng đủ tiền xài cả ngày rồi, làm nhiều chi cho mệt chị.
- Cái này là anh nói chớ không phải tui à nghen.
- Chị về mấy lần rồi"
- Năm lần. Nếu so với lần đầu cách đây mười sáu năm thì số lượng xe Honda hồi đó bằng số lượng xe hơi bây giờ, còn số lượng xe đạp hồi đó thì bằng số lượng Honda bây giờ.
Rõ láu táu, không ai hỏi mà tự khai!
- Xe hơi càng lúc càng nhiều mà đường thì không mở rộng...
- Tôi nghĩ cũng khó lắm anh. Chỗ đâu mà mở rộng đường. Chẳng lẽ mở đường sát tới cửa nhà, chẳng lẽ đập nhà dân. Cũng tội chính phủ, chắc muốn mở rộng đường mà không nỡ đập phá nhà dân.
- Nghe tới chữ mở đường, quy hoạch là dân chúng xanh mặt. Ra cái án quy hoạch mở đường, chỉ ra thôi là dân chúng cứng đơ, không bán, không sửa chữa, không nâng cấp chi được, chỉ có nước chờ, chờ đời cha qua đời con. Mà chờ năm năm, mười năm, chờ chừng nào nhà nước rảnh, chờ chừng nào nhà nước có tiền.
- Nhà nước giàu mà.
- Cán bộ là nhà nước mà chị.
- Thì đúng thôi.
- Mở đường không có lợi cho nhà nước. Tiền bạc để đầu tư những công trình đẻ ra tiền. Mà khó lắm chị. Đường nào cũng có nhà cán bộ, mở đường là động mồ động mả.
- Vậy thì cách tốt nhất là mở đường hầm.
- Chị nói giỡn! Cầu xập còn có đường thoát. Hầm xập thì chỉ có nước kêu trời.
- Ở các thành phố lớn người ta mở đường hầm hà rầm, có cái nào xụp đâu.
- Chuyện đó tui không rành. Nhưng ở đây, mở đường hầm là chết người ở trên, cả người ở dưới. Thôi... thôi... chẳng thà chịu chạy đường chật vậy mà yên.
- Công ty, văn phòng, hàng quán sao mà ngàn ngàn, coi bộ làm ăn tự do dữ a.
- Đúng đó chị, bây giờ tự do lắm chị.
Chết bà, gặp dân thứ thiệt, may mà mình cảnh giác, không láu ta láu táu... hừm... nghe vậy mà không phải vậy... đừng có tưởng bở!
- Anh muốn nói tự do...
- Thì tự do xả rác, tự do đái bậy, tự do chạy lấn đường, tự do dành dựt, tự do cướp dựt...
Lên Đường
Hai chị em sửa soạn ra ngân hàng, sau đó mỗi người đi mỗi ngã. Chỉ chiếc xe Honda Cup màu xanh đậm, đời trước hai ngàn thì phải, cô em nói:
- Chị chạy xe này.
Tôi phản đối ngay:
- Cho Tư chạy cái xe Dream đi!
- Xe cộ bây giờ nhiều lắm, xe Dream nặng nề mà chị thì chạy lạng quạng.
- Bảo đảm tay lái còn ngon lành mà! Chưa già lắm đâu!
- Hơn nữa... he... he... chị chạy xe này... he... he... không ai thèm dựt. Mất xe thì cũng tiếc, nhưng không bằng mạng người. Chỉ sợ tụi nó giựt xe lại gây tai nạn cho mình, sợ tụi cướp vì cái xe mà sanh lòng tham hại mình. Chị ở nước ngoài về...
- Bộ mạng người nước ngoài đáng cẩn thận hơn sao"
- Chị bị chuyện gì, lơ ngơ một mình ngoài đường càng thêm rắc rối.
Thôi thì chịu phận lơ ngơ! Chưa kịp đeo lên vai cái giỏ da màu kem yêu dấu luôn luôn theo sát bên tôi, cô em lại nhắc:
- Chị đừng đeo giỏ.
- Tư đeo qua vai kia mà. Làm gì tụi nó giựt được.
- Tụi nó muốn giựt là giựt, mình té kệ mình. Tụi cướp bây giờ bạo lắm.
- Vậy chớ tiền để đâu"
- Túi quần là bảo đảm.
Kinh nghiệm những lần trước, kỳ này tôi xếp vô va ly vài cái quần có túi trước, túi càng sâu càng tốt, không cần "mốt mai" gì hết. Thế là, điện thoại cầm tay ở túi trái, tiền ở túi phải, cái passport màu đỏ to quá phải nhét vô lưng quần, quăng cái giỏ với trăm thứ lỉnh kỉnh ở nhà. Không có cái giỏ, tôi như mất đi một phần thân thiết. Từ nay tôi đành tay không mà nhởn nhơ đường phố, nếu cần thì... xách cái bị nylon. Đời sao hết thẩm mỹ! Thật ra cũng có nhiều người mang bóp, đeo xách lý le ngoài đường phố lắm chớ. Chắc mấy người đó điếc nên không biết sợ súng. Vẫn còn ấm ức, tôi lẩm bẩm:
- Vậy chớ công an làm gì, cứ ra đường là sợ cướp giựt, cứ ra đường là sợ lừa đảo.
Tai Nạn
Dáng điệu như dân buôn ngoài đường, hơi rút vai, tôi lật áo thun, rút cái pass port đã lận kỹ trong lưng quần, lật ra. Quái! Không phải mặt mình ở trang đầu. Lật từng trang, lắc đầu, đưa cho cô em, giọng tôi hơi hoảng:
- Cái passport này không phải của Tư.
- Cái gì" Rồi, tai nạn rồi! Sao chị lại lấy lộn của người ta" Còn cái pasport của chị đâu"
- Tư đâu có biết. Hải quan đưa Tư chứ Tư đâu có tự lấy. Nhưng... ông công an ở hải quan không thể đưa lộn được. Ông giải quyết từng người mà.
Cô em ngắm nghía hình người đàn ông lạ hoắc trong passport, giọng nửa chọc nửa lo:
- Chà, coi mặt ông này ngầu quá, bụi quá. Chuyện này không nhỏ đâu. Chị có nhớ khi xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, ông này đứng trước hay sau chị"
- Không trước cũng không sau. Nhưng Tư nhớ ông này đi cùng chuyến máy bay với Tư. Bởi gương mặt ngầu ngầu, mái tóc dài cột túm phía sau khi ông đi lên đi xuống nên Tư nhớ.
- Ông này người nước nào" Chừng nào thì ông phải ra khỏi Việt Nam"
Coi kỹ cái passport bên ngoài thì giống mà bên trong thì xa lạ, từng trang, từng trang, giọng tôi hơi lo:
- Cũng là người có quốc tịch Na Uy, nhưng tên nghe như người Mỹ Latin. Dấu in đã tới Thổ Nhĩ Kỳ, Tàu, Anh, Ý, Tiệp Khắc, Áo, Ba Lan... ôi, đúng là dân-du-lịch-ba-lô đây. Ông sẽ rời Việt Nam bốn ngày trước Tư.
- Cũng đỡ, như vậy ông sẽ giao trả passport của chị ở hải quan. Nhưng... mệt... mệt rồi! Em phải đi với chị ra phi trường, không thể chờ. Hai ngày, không biết người ta còn nhớ chị không đây. Không biết ông đó có giữ passport của chị không đây. Cũng chưa chắc là ông này giữa passport của chị. Phiền... phiền!
- Tội nghiệp ông này. Chắc chắn ông sẽ ở khách sạn, phải trình passport... rồi làm sao đây" Nhưng không thể lộn được. Hải quan giải quyết từng người một mà. Có thể liên quan đến nhiều người! Cũng may hôm nay Tư cần passport để ra ngân hàng, còn nếu không là đến ngày ra phi trường, trình passport, mới té ngửa.
Ngồi sau lưng cô em trên đường xa lộ xuống Sài Gòn, đầu óc tôi bắt đầu làm việc: Chắc tại cái tội làm lơ, không thèm nhét một "văn bản" nào khác vô passport nên hắn ghét đây, hắn cho mình một bài học đây. Mà như vậy là liên lụy đến nhiều người. Vô lý! Vô lý! Hải quan giải quyết passport từng người mà. Nhưng biết đâu... biết đâu họ có cách dằn mặt những tên cứng đầu, làm lơ như mình.
Già Mà Ngớ


Trưa nắng chang chang, không nón bảo vệ, không khăn che miệng, không găng tay cao qua cùi chỏ, không vớ, chỉ vỏn vẹn cặp kính mát, tôi gồng mình chịu... cháy. Hôm nay là ngày thứ ba tôi có mặt ở Việt Nam thế mà tôi vẫn chưa làm quen lại những thủ tục trước khi ra đường. Đó là nón, khăn che miệng, nếu che cả cổ càng tốt, găng tay cao quá cùi chỏ, kính mát. Khăn che miệng, chỉ miệng mũi thôi và kính mát thì tôi chấp nhận, còn những thứ kia thì... no thanks! Ấy cho nên cái trán, bàn chân, bàn tay và hai cánh tay vốn dĩ đậm màu đã bắt đầu thành than. Chỉ sau hai ngày! Ơi... nhớ thủa nào cùng nhỏ bạn thân trên chiếc PC thong dong đường phố, tóc thả dài lay lay trong gió chiều, khoái chí giả bộ làm ngơ những ai ngoái đầu nhìn lại... Bây giờ thì các cô chẳng được có người ngoái đầu nhìn lại vì cô nào chạy xe cũng trang phục như sắp sửa đi cướp nhà băng. Nét thơ mộng biết sao tìm được trong lòng Sài Gòn của tôi!
Tôi không ngờ chú công an trẻ măng gật đầu ngay khi tôi trình bày lý do muốn đi vào phía trong, nơi chỉ dành cho nhân viên và hành khách đang chờ qua đợt kiểm tra hành lý, hoàn tất thủ tục nhập cảnh. Tôi đưa passport cho một nhân viên sau quầy, trình bày, xin được gặp ngưòi có thẩm quyền giải quyết chuyện này.
Vừa lật trang đầu của sổ passport, ông ấy kêu to:
- Đây rồi, đây rồi, chính ông này rồi, ông có tóc dài cột túm phía sau nên dễ nhớ. Ông ta đến trả lại cái passport của chị mấy ngày nay rồi. Sao bữa nay chị mới đến"
Mừng húm, tôi trả lời:
- Cũng may là tôi cần passport nên mới khám phá ra hôm nay. Còn không, đến ngày đi, đến phi trường mới biết không phải passport của mình, chừng đó mới quýnh quýu. Anh có passport của tôi đây không"
- Chúng tôi không có ở đây, chị phải lên công an hải quan. Công An Hải Quan giữ. Sao chị lại lấy passport của ông ấy"
- Các anh đưa cho tôi chứ làm sao tôi tự lấy được. Nhưng làm sao lộn được khi công an hải quan giải quyết từng người"
- Lộn là lộn ở đây.
À ra thế! Thôi nhớ rồi! Khi đưa va ly cho chạy qua dây cuốn, người kiểm soát cứ nhận passport, chờ hành lý đi qua khỏi rồi trả lại, không cần ngó mặt người nhận có phù hợp hình hay không. Mà người nhận cũng hấp tấp, va ly qua cửa ải cuối cùng được an toàn nên cứ dơ tay nhận passport màu đỏ giống in hệt của mình, nhét vô giỏ, xong, thủng thẳng ra cửa. Vậy mà tôi nghi ngờ công an hải quan mưu mô làm khó dễ kẻ "làm lơ". Xin lỗi! Xin lỗi!
- Anh chỉ dùm tôi đường lên phòng công an hải quan.
Đúng là nơi tôi đã làm thủ tục nhập cảnh! Lại phải trình bày lần nữa, vấn đề coi bộ lạ với những người đang có ca này. Quang cảnh nơi đây có vẻ nghiêm khắc, lạnh lùng. Tận tâm, họ phải gọi điện thoại đi nhiều nơi. Cuối cùng, một cậu rất trẻ, đến, nói, giọng nam:
- Chúng tôi đang quản lý passport của cô.
Giật mình, hơi khớp khi nghe chữ quản lý. Tôi hỏi liền:
- Quản lý là gì"
Đôi mắt còn trong xanh của anh chàng công an mở to, hơi bất bình vì câu hỏi vừa ngơ ngáo vừa vô duyên của người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Cậu ráng lấy vẻ ôn hoà, nhìn thẳng vô mắt tôi, đo lường xem tôi hỏi thật hay đùa, nói:
- Là chúng tôi đang giữ passport của cô.
Lòng nhủ bụng, sao không nói giữ mà nói là quản lý, hừm... háng rộng!
Tôi hỏi tiếp:
- Vậy em cho cô nhận lại được không"
- Cô phải xuống phòng tiếp dân để nhận. Người giữ passport của cô không có ca làm bây giờ, cháu đã gọi điện cho anh đó, anh trên đường đến đây.
- Phòng tiếp dân là phòng gì"
Lại hỏi ngu ngơ! Lại mở to mắt nhìn! Anh chàng công an hải quan kiên nhẫn hướng dẫn đường xuống phòng tiếp dân. Miệng lẩm bẩm... phòng tiếp dân... phòng tiếp dân... xuống hết cầu thang cuốn, đi ra khỏi khu vực, quẹo phải... chết bà... phòng gì ta... phòng gì ta" Chạy ngược lên, hỏi:
- Hồi nãy em nói cô sẽ tới phòng gì"
Mặc kệ những đôi mắt nửa trêu cợt nửa tội nghiệp, tôi lại lẩm bẩm... phòng tiếp dân... phòng tiếp dân... gần lối đi vào của hành khách sẽ lên máy bay... phòng tiếp dân...
- Chị đưa passport cho tôi.
Giật mình, tôi quay lại. Cậu thanh niên mặc thường phục, cũng rất trẻ, cũng nói giọng nam, hơi hối hả, vừa nói vừa như muốn giựt cái passport tôi đang cầm trên tay. Một ý tưởng bén ngay trong đầu tôi: tiền trao cháo múc. Tôi lắc đầu mà trong bụng hơi hơi tự xấu hổ vì cử chỉ nghi ngờ của mình, trả lời:
- Chú em phải đưa passport của tôi.
Quả thật, cậu ta hơi bực mình vì tôi tỏ thái độ nghi ngờ. Nhập gia tùy tục mà! Phải biết nghi ngờ, phải biết đề phòng mới mong sống sót! Hay cậu ta bực mình vì tôi không xuống giọng" Giọng cậu ta khó chịu rõ ràng:
- Chị đừng lo, không ai lấy passport của chị làm gì đâu. Tôi kiếm nhà chị hai ngày nay mà không ra, chị khai địa chỉ nhà sai, chị khai gian.
Nghe hai tiếng "khai gian", các đường gân mặt bắt đầu căng, nóng, tôi cáu, trả lời dấm dẳng:
- Tôi không khai gian, đó là số cũ, địa chỉ thay đổi số mới nên tôi không biết.
- Đáng lý chị phải trả tiền xăng cho tôi.
Không khí bỗng dưng căng thẳng giữa tôi và cậu công an này. Nhận được cái passport của mình, chắc ăn, tôi nghênh mặt, trả lời:
- Chú em cần bao nhiêu" Vài trăm đô" Rõ là giận mất khôn, lỡ hắn ta ừ thì sao" Tiền chùa sao!
Anh chàng công an trẻ, người nam lắc đầu, bỏ đi, chắc chán cái bà Việt Kiều đanh đá này.
Sau Lưng Những Người Đàn Ông Lạ
Tôi đã quyết định là sẽ sống "bụi đời" trong lần này. Nghĩa là dùng phương tiện giao thông công cộng, ăn uống hàng quán bình dân, ăn mặc xềnh xoàng... để dễ mở to mắt, vểnh rộng tai, hỉnh mũi hít sâu... Cho nên mỗi khi có việc xuống Sài Gòn, tôi đều đi xe buýt, đến trạm gần đó, đón xe honda ôm tiếp tục. Cũng nhờ tôi cố ý tỏ ra ta đây rành Sài Gòn khi nói địa chỉ và cũng chẳng muốn trả giá chi cho mệt nên bao giờ cũng vui lòng cả hai, tôi và người chạy xe ôm. Hay một điều là tôi luôn luôn dùng tên đường cũ thế mà hầu như tài xế honda ôm nào cũng biết. Còn tên đường mới, những đường lớn thì tôi biết, những đường nhỏ, trăm ngàn đường nhỏ, là tôi chịu thua. Những cái tên hoàn toàn lạ quắc lạ quơ đối với một người khá rành sử Việt, biết yêu văn chương như tôi! Ôi... lịch sử Việt Nam hai ngàn năm văn hoá, hai ngàn năm dựng nước giữ nước, sao "nghèo nàn" đến nỗi không đủ người để đặt tên đường nên đành phải dùng những cái tên mà chưa chắc những người tuổi Đảng chất đầy ba lô biết được đó là ai. Nếu hỏi nguồn gốc tên trăm ngàn con đường nhỏ đó thì chỉ có một vài người "viết sử" biết chứ đảng viên làm sao nhớ cho hết tên những em giao liên, những em bắn hạ được một máy bay Mỹ trong khời kỳ đánh-Mỹ-cứu-nước, thời kỳ hột-gạo-tẻ-làm-hai-đặng-đem-chia-cho-miền-Nam-nghèo-khổ-đáng-thương.
Những người bạn thấy tôi đi xe ôm lại nhà, ai cũng lắc đầu, cho là tôi gan, dám đón xe ôm một mình. Sao ai cũng đánh giá "Việt Kiều" khù khờ lơ ngơ" Sao ai cũng đánh giá mạng sống "Việt kiều" đáng giá hơn những người dân khác" Con người, ai ai cũng có trái tim, có khối óc, cũng đều đáng quí đáng giữ như nhau. Xe ôm là một trong những phương tiện giao thông "công cộng", tôi đang sống trong lòng "công cộng" ấy...
Lần nào cũng vậy, ngồi chưa nóng yên xe là tôi bắt đầu gợi chuyện. Nhưng gợi như thế nào để người chạy xe ôm không cho mình ngờ nghệch" Được thôi, nếu "lố" thì cứ phịa là: "Đã ở Sài Gòn trước bảy lăm, dọn về quê ngoài Trung quá lâu nên thấy Sài Gòn có nhiều đổi mới...". Thường là một lời phê bình bâng quơ, một câu hỏi chung chung... là câu chuyện bắt đầu. Có khi đường ngắn mà chuyện dài, cộng thêm sự "thuận khẩu" giữa hai người, vừa trả tiền, tôi vừa "vớt vát" lắng nghe thêm được chút "chuyện lòng". Và rồi kết thúc bằng nụ cười thật tươi trên cả hai gương mặt. Và rồi đôi mắt mở to khi tôi nói: "Anh mua cho tụi nhỏ bịch bánh."
Mà cũng lạ, không ai tỏ vẻ khó chịu vì những câu hỏi có-vẻ-moi-móc của người khách nhiều chuyện phía sau lưng mình. Trái lại là khác! In như được hỏi thăm, được có người lưu tâm đến việc làm của mình... là một niềm vui.
Ấy cho nên những mẩu chuyện trên xe honda ôm bao giờ xanh mướt từ đầu đến cuối. Và dĩ nhiên là tôi tháo bỏ khăn "bảo khẩu", bỏ qua mấy hột bụi lăn tăn trong phố chợ, bỏ qua khói xăng vỡn vờ trong nắng gắt.
***
- Thường chạy chừng bao lâu thì lấy lại vốn chiếc xe vậy anh"
- Xe mướn mà chị.
- Ô" Mướn vậy làm sao chạy đủ sống"
- Chắt mót cũng đủ no chị. Nhưng có cái là tay làm hàm nhai, không bao giờ dành dụm được cái gì.
- Nếu bịnh hoạn thì sao đây"
- Tới đâu hay tới đó. Có bịnh thì ráng chịu, rồi cũng qua.
- Chắc phải hai vợ chồng làm mới có sống"
- Vợ em ngồi bán bánh bao cho tiệm, tháng được gần triệu bạc. Ráng cho ba đứa nhỏ đi học. Đây rồi tới chừng tụi nó bắt đầu lên cấp hai... không biết lo sao cho xuể... bảo hiểm, sách vở, đồng phục, bảo quản trường... chi chi cũng do cha mẹ đóng góp. Bây giờ em mướn xe chạy ngày chạy đêm. Đến chừng tụi nó lên cấp hai, em không biết phải chạy thêm ca nào nữa đây.
- Thời giờ đâu mà nghỉ ngơi"
- Nghỉ gần như cả ngày đó chớ chị.
- Ô"
- Thì cả ngày mà chạy được chục chuyến là may rồi. Ngồi tán dóc với anh em chờ khách.
***
- Trước tui cũng có cái cup, chạy cũng đỡ. Xe mình, chạy nhiều ăn nhiều, chạy ít ăn ít, chớ xe mướn mà chạy không đủ trả cho chủ thì nợ chồng nợ chất.
- Xe cũ quá sao"
- Mất, chị. Mất xe tui không ức, chỉ ức công an.
- Ô"
- Nhà ngủ, tụi nó cạy cửa. Tui đi trình công an, tui biết ai cạy cửa. Vậy mà công an biểu: Anh chỉ nghi ngờ thôi thì làm sao chúng tôi điều tra được. Chừng nào anh biết chắc người lấy cắp thì lại đây báo.
Ma quỷ thần ơi!
***
- Chú em chở tôi lại Hai Bà Trưng gần chợ Tân Định. Bao nhiêu"
- Chị cho mười ngàn.
- Ô... nhà thờ đẹp quá! Chú chạy vòng lại cho tôi xem chút.
- Chà... coi bộ nhà nước cũng chịu bỏ tiền lo cho chùa cho nhà thờ lắm đó chớ.
- Nhà nước gì... dân làm hết.
- Dân làm hết"
- Dạ... dân muốn tu sửa thì gom tiền mà sửa. Cha muốn làm đẹp nhà thờ của mình thì kêu gọi dân trong xứ của mình đóng góp.
- Đâu phải ai cũng có tiền dư mà đóng góp.
- Ai cũng ráng dành dụm mà làm nở mặt nở mày nhà thờ của mình. Như giáo xứ của em... đỡ có cái là mấy người giàu cho tiền xây sửa nhà thờ... bà con có góp thêm được bao nhiêu thì góp.
Khôn... khôn thiệt... cho sửa sang... cho trùng tu tự do... nhà thờ nào cũng đẹp, chùa nào cũng lộng lẫy... nhìn qua bộ mặt Sài Gòn, ai dám bảo tự do tôn giáo ở cái xứ Việt Nam này đang bị bóp chặt" Hừm... coi vậy mà không phải vậy... đừng tưởng cha mẹ cho con ăn mặt đẹp là cha mẹ thương con... hừm!
***
Khi tôi tiến lại hai người đàn ông ngồi trên hai chiếc xe mà kinh nghiệm cho tôi biết họ chạy xe ôm. Thường thì những người chạy xe ôm lanh mắt, tôi chưa kịp hỏi là họ đã chào mời. Lần này, tôi lại gần mà không ai thèm ngó tới tôi, hai người mải mê nói chuyện. Tôi vừa hỏi thì một chiếc xe trông thật tồi tệ từ bên kia đường tấp lại. Hai người đàn ông hất hàm nói với người chạy chiếc xe cũ mèm: "Tài của mày." Tôi đành nhủ lòng: "Người ta nghèo, người ta mới chạy cái xe cũ mèm, đừng bày đặt lựa chọn." Vịn nhẹ hông người chạy xe ôm để lấy thế ngồi lên yên xe, tự nhiên tôi không thích cái thế ngồi này của ông ta. Người đàn ông này khá to con nên phần yên phía sau của tôi hơi ít. Xe chạy được vài chục mét, ông ta hơi nhích người về phía sau làm phần ngồi của tôi càng ít hơn và dĩ nhiên khoảng cách giữa ông và tôi gần hơn mặc dù tôi đã cố gắng ngồi hơi ngửa ra phía sau để tránh đụng vào ông ấy. Chạy được vài chục mét, ông nhích ra phía sau chút nữa. Người ông chạm đùi tôi. Ráng chịu đựng. Ông nhích ra sau chút nữa. Rợn người, tôi biểu ông ngừng lại. Không giải thích, trả tiền, không chờ thối lại, tôi quay lưng bước vài bước ngược chiều xe đậu, dơ tay ra dấu một chiếc xe khác đang đậu ở ngã tư gần đó.
May mà hôm nay mình không có hứng nói chuyện. Nếu không, ông ấy tưởng... hừm... coi tui vậy chớ không phải vậy đâu nghen... đừng tưởng bở!

Cuối xuân 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.