Hôm nay,  

Bản Tóm Tắt: ‘gốm Việt Qua Các Thời Đại’

09/09/201000:00:00(Xem: 3858)

Bản tóm tắt: ‘Gốm Việt qua các thời đại’; Thời đại đồ đá (mésolithique) Hòa Bình, Bắc Sơn; Thời đại đồ đồng (chalcolithique) Đông Sơn

Bích chương mời xem Triển Lãm Cổ Vật.


Văn Mộch


(LTS: Họa sĩ Văn Mộch và viên chức Nguyễn Minh Lân từ Viện Việt Học hôm Thư Tư 8-9-2010 đã ghế thăm tòa soạn Việt Báo, gửi lời mời đồng hương thưởng ngoạn cuộc Triển Lãm Cổ Vật & Tranh Tín Ngưỡng Dân Gian với sự tham gia của các họa sĩ và nhà sưu tầm cổ vật -- Văn Mộch, Trung Nam, Ngô Sơn, Hùng Tuấn -- vào các ngày Thứ Bảy 11 & 18, Chủ Nhật 12 & 19 tháng 9-2010. Tại Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., # 222, Westminster, CA 92683. Web: www.viethoc.com. Tel (714) 775-2050.
Đặc biệt sẽ có buổi hướng dẫn thực hiện Tranh Mộc Bản vào lúc 4:00PM, chủ nhật 19-9-2010 do họa sĩ Văn Mộch phụ trách.  Họa sĩ kính mời đồng hương tới làm tranh, và mỗi người sẽ có một tranh Đức Phật cầm về làm kỷ niệm. Chi tiết cuộc phỏng vấn sẽ được Việt Báo đăng sau. Sau đây là bài viết về nghệ thuật cổ Việt do  họa sĩ Văn Mộch phổ biến.)
Thời đại đồ gốm, từ XIII đến thế kỷ XVI, của Việt Nam có màu xanh lam trên nền trắng ngà, Trà đạo và Hoa Đạo Nhật gọi là "Kôchi" (gốm Giao chỉ diêu), thường có hình dáng Hoa Sen, và những trang trí hoa sen đều có trộn màu nâu hoặc men lam tự chế từ đá mỏ thiên nhiên. Hầu hết dùng trong việc thờ cúng, trang trí, tràđạo, hoa đạo ... và một phần mộ táng.. và được xuất cảng rộng rãi tại các nước đông Nam Á.
Thời tôn giáo phát triển cực thịnh như: Đế Thiên, Đế Thích (Kampuchia), Borobudur (Java), Đôn Hoàng (Trung Hoa), Ajantâ của Ấn Độ, Việt Nam không có những kiến trúc vĩ đại ấy, nhưng Việt Nam không bị xóa tên trên bản đồ thế giời vì có rất nhiều nét đặc thù, một trong những đặc thù ấy là sinh hoạt Phật giáo. Đáng kể là từ thời nhà Lý, cùng với chùa tháp được xây dựng, xã hội phát triển mọi mặt. Vua Lý Thánh Tông (năm 1069) chinh phạt Chiêm Thành, bắt Chế Củ và nhiều tù binh, trong số đó có Hòa Thượng Thảo Đường, sau được tôn làm tổ sư một Thiền phái VN, phái Thảo Đường được các vua quan, dân chúng qui ngưỡng rất đông. Chùa chiền không những là nơi thờ Phật mà còn là trụ sở Văn Hóa mọi ngành, và còn là chỗ để các vua quan, thức giả, dân chúng đến hội họp, tham cứu làm việc nước, việc làng ... những cô yếm thắm, những thằng cu để tóc trái đào, cũng yêu cảnh chùa, rụt rè cảm động bước vào thắp hương, ngó Phật một tí, và có những hình ảnh gần gũi dân gian như tục thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Người ta tin rằng đó là 4 pháp của Phật dùng để phù hộ cho nông dân được mùa, mưa thuận gió hòa. (Tứ Pháp do KAUDRA - Khâu đà la người Đông Ấn truyền dạy cho Man Nương ở Liên Lâu - Giao Châu).


"Có khi vắng vẻ thư phòng
Đốt lò hương giở phím đồng ngày xưa..."
Chúng ta không thể yêu trong trừu tượng, chỉ tưởng đến tinh thần người thương mà không nghĩ đến hình bóng...
Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ
Trầm bay nhạt khói, gió đưa lay rèm ...
Dường như bên nóc, bên thềm
Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng...
Hương Trầm ẩn hiện có trong bóng Kiều. Hình & Bóng ở cùng trong nhau, tách rời hai yếu tố đó chỉ còn hư vô. Ta yêu Phật cũng vậy. Đơn Hà chẻ tượng Phật để đốt lò sưởi, để ngụ ý phải tìm cái Tính ẩn sau Tướng, như tình lang phải cảm nhận cái yêu thương hồn tình nhân ẩn sau xác thịt, nhưng chẳng có tình nương nào lại không hình không bóng!
Goethe đã nói: " Ta nhặt những mảnh di tàn của văn minh xưa mà ta khóc"
Triển lãm hôm nay tại Viện Việt Học dẫn tâm hồn chúng ta tìm lại một chút hình bóng cũ là một phần nhỏ những sưu tập gốm sứ, tranh ảnh xưa sót lại qua nhiều biến đổi lịch sử.
* Gốm Sứ trưng bày gồm có:
1/ Tô Đĩa Mai Hạc đề thơ Nôm của Nguyễn Du:
"Nghêu ngao vui thú Yên Hà,
Mai là bạn cũ, Hạc là người quen"
Đề câu thơ chữ Hán Cổ:
"Hàn Mai xuân tín tảo
Tiên Hạc báo tin đầu ..."
2/ Chén đĩa trà: tượng trưng ý chí quật cường dân tộc.
- Tam Hữu: Trúc Tùng Mai (Tam giáo Phật Khổng Lão)
3/ Gốm Thương Mại Lò Chu Đậu (Hải Dương thế kỷ 16)
Đĩa Đại Tam Thái, xanh trắng, Bình Bú, Bình Tỳ Bà, bình trà gà 2 đầu, 2 đuôi và tô chén men Lam Trà đạo.
* Tranh thờ cúng miền núi và đình chùa Bắc Việt:
1/ Tranh Thầy Tào: Sán dìu, Thái, Hmong.
2/ Tranh A Di Đà, Bà Mụ Thiện (Quán Âm), Bát Nhã...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.