Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Thủ Tướng 1 Nhiệm Kỳ?

06/06/201000:00:00(Xem: 3894)

Thời sự nước Úc: Thủ tướng 1 nhiệm kỳ" - Hoàng Đ.Thư

Tuần qua, trên chính trường liên bang Úc có nhiều sự kiện đáng kể đã xảy ra. Trước hết là việc cựu thủ tướng Malcolm Fraser thừa nhận ông đã xé bỏ thẻ đảng Tự Do của ông và rút tên khỏi đảng này từ tháng 12/09 vì ông cho rằng đảng này không còn là đảng theo chủ thuyết tự do (liberalism) nữa mà hoàn toàn là đảng theo chủ thuyết bảo thủ (conservatism) sau khi họ đưa ông Tony Abbott lên thay thế ông Malcolm Turnbull. Kế đến, là việc bà Julie Bishop, phó lãnh tụ đảng Tự Do đồng thời là phát ngôn nhân ngoại giao của phe đối lập liên bang đã tự mâu thuẫn trong lúc chỉ trích chính phủ liên bang đã trục xuất nhân viên ngoại giao Do Thái vì làm sổ thông hành giả công dân Úc. Bà tuyên bố rằng gián điệp Úc cũng làm thông hành giả và vì thế, Úc không nên quá khắt khe với Do Thái để lấy lòng các quốc gia Ả Rập! Kế đến, lãnh tụ đối lập Tony Abbott công bố đại cương chính sách vô cùng cứng rắn của phe đối lập liên bang trong việc đối phó với người tỵ nạn, bao gồm việc tái ban hành loại chiếu khán bảo vệ tạm thời (temporary protection visa), buộc những người tỵ nạn thuộc loại chiếu khán này phải tìm việc làm để được nhận trợ cấp và tái lập chương trình xét đơn người tỵ nạn ở ngoài nước Úc, tương tự như Giải Pháp Thái Bình Dương, của John Howard trước đây.
Những tưởng là phe đối lập sẽ là mục tiêu cho giới truyền thông liên tục chĩa mũi dùi sau những vụ việc ấy, thế nhưng, chính phủ Rudd và những vấn đề liên quan đến dự luật đánh thuế lên lợi tức thặng dư (Resources Super Profit Tax- RSPT) của các công ty khai thác khoáng sản lại tiếp tục chiếm hàng đầu, đặc biệt là khi chính phủ liên bang quyết định tự cho phép họ được quyền gác qua một bên quy luật mà chính họ đã đặt ra về chi phí quảng cáo. Chính phủ Rudd đã tự cho phép được chi $38 triệu tiền thuế của dân trong một chiến dịch quảng cáo thông tin về thuế RSPT này, vì chiến dịch quảng cáo này, theo họ, hội đủ điều kiện của “một sự nguy cập mang tầm vóc quốc gia, một sự tối khẩn hoặc những lý do có sức thuyết phục chính đáng” (a national emergency, extreme urgency or other compelling reasons). Theo tổng trưởng đặc trách quốc gia sự vụ (Special Minister of State), ông Joe Ludwig thì tổng trưởng tài chánh Wayne Swan thông báo với ông rằng “có một chiến dịch năng nổ nhằm tung tin sai lạc về những sự thay đổi được dự trù và người dân Úc đang quan ngại về ảnh hưởng của những sự thay đổi này đối với họ”. Nói một cách thẳng thắn thì các công ty khai thác khoáng sản dùng tiền của họ để tấn công chính phủ ráo riết qua những loạt quảng cáo truyền hình tuyên truyền chống thuế RSPT và chính phủ muốn chạy một chiến dịch quảng cáo phản tuyên truyền bằng tiền thuế của dân. Vụ này khiến TT Rudd bị tấn công ráo riết trong suốt cuối tuần qua vì nó được xem như một sự nuốt lời khác của ông kể từ khi thắng cử đến nay. Chính những sự thay đổi quyết định 180 độ trước đây của ông Rudd đã khiến cho ông đi vào lịch sử khi trở thành thủ tướng đầu tiên bị mất uy tín thật tệ hại trong một thời gian thật ngắn ngủi. Liệu ông sẽ đi vào lịch sử như một trong số rất ít những thủ tướng Úc bị đá văng khỏi chức thủ tướng chỉ sau một nhiệm kỳ hay không" Để hiểu rõ vấn đề này, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận định của ký giả Paul Daley, tựa đề “Fears Rudd Could Be A One-Term Wonder- E Ngại Rằng Ông Rudd Có Thể Chỉ Là Người Hùng Một Nhiệm Kỳ”, được đăng tải trên tuần báo The Sun Herald hôm 30/5 vừa qua.

*

Mặc dù có một người thật khó thương như ông Abbott làm đối lập, đảng Lao động hiện đang lo ngại về cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ngài thủ tướng đã không còn được nể trọng trong đảng như trước kia. Cuộc tổng tuyển cử liên bang tới đây ngày càng có vẻ là một trong những cuộc tổng tuyển cử khó hiểu nhất và ít tính khai trí cảm hóa nhất cho cả một thế hệ cử tri.
Chiến dịch vận động bầu cử đã bắt đầu từ tháng 12/09 sau khi ông Tony Abbott tranh được quyền lãnh đạo đảng Tự Do và nhanh chóng thu hút được sự chú ý của quần chúng qua kế sách cổ điển của ông là phe đối lập thì phải chống đối.
Kể từ lúc ấy, cả đảng Lao động lẫn đảng Tự Do (vốn cũng được đảng Quốc Gia nhái theo) đã cố tìm một định nghĩa cho những vấn đề mà họ tin rằng sẽ quyết định kết quả của cuộc tổng tuyển cử. Những vấn đề này là kinh tế, y tế, giáo dục, và ở một mức độ ít hơn, cách đối xử với người tầm tỵ.
Tôi [ký giả Paul Daley] tin rằng cả hai phe đã vô cùng dại dột khi cố chôn vùi vấn đề môi sinh không để nó trở thành một vấn đề tranh cử. Tôi nói là “dại dột”, bởi vì cái nguyên tố đơn độc lớn nhất khiến cho sự ủng hộ dành cho ông Kevin Rudd bị tan theo mây khói có vẻ là quyết định của ông trong việc bỏ kế hoạch áp dụng chương trình mua bán khí thải. Ngược lại, ông Abbott, một người không tin vào việc khí hậu thay đổi, đã đề nghị một chính sách hành động trực tiếp mà thực chất chẳng là gì ngoài hành động trục lợi chính trị rõ rệt (a transparent act of political expediency).
Cử tri có vẻ như vô cùng phẫn nộ với sự bất cần đạo lý của cả hai đảng trong vấn đề môi sinh. Và việc này có lẽ là lý do khiến cho sự ủng hộ tiên quyết (primary) chuyển từ ông Rudd (qua đảng Xanh và những người khác) vào thời điểm này đã không biến thành một sự yểm trợ tăng vọt khả dĩ đưa đến chiến thắng lớn lao vẻ vang cho phe đối lập.
Từ xưa đến giờ vẫn có một câu phương ngôn rằng chính phủ- đặcbiệt là ở Úc- không bị thất cử sau một nhiệm kỳ, ngoại trừ chính phủ Scullin, đắc cử năm 1929 bị thất cử 2 năm sau đó. Tuy vậy, hiện nay trong nội bộ tập thể các dân biểu Lao Động liên bang có một nỗi lo âu ngày càng lớn mạnh rằng chính phủ Rudd sẽ là chính phủ một nhiệm kỳ mà thôi. Tuy họ chưa bị hoảng hốt, nhưng chỉ cần một vài kết quả thăm dò dân ý tệ hại cho đảng Lao động nữa, thì hoảng loạn sẽ bùng nổ.


Một dân biểu Lao động thâm niên miêu tả thật hùng hồn tâm trạng của họ: “Nếu là bất kỳ ai khác ông Abbott lãnh đạo đảng Tự Do ngay bây giờ, thì tụi tôi ngủm rồi. Bởi vì cử tri cũng không tin tưởng ông Abbott nên chúng tôi còn hy vọng. Nhưng, nói thế chứ đàng nào thì chúng tôi cũng có thể sẽ ngủm luôn”.
Đấy là một nhận xét khá lý thú bởi vì nó gần như nhai lại thật kỹ câu kinh nhật tụng từ văn phòng của ông Rudd (có nghĩa là từ chính ông Thủ Tướng) rằng cử tri không tín nhiệm ông Abbott để trao quyền lực cho ông ta và câu nhận xét này cũng đưa tín hiệu rằng một vài dân biểu Lao động không thực sự tin vào câu nói ấy.
Kể từ khi nắm quyền lãnh đạo đến nay, ông Abbott đã mở chiến dịch hai mũi gọng kềm tấn công ông Rudd. Ông đã cực lực chống đối những dự luật chính yếu cùng những đề nghị chủ yếu của chính phủ, đặc biệt là trong vấn đề buôn bán khí thải. Ông cũng chơi trên đầu ông Rudd cả từ phía Tả lẫn phía Hữu với những chính sách giữ trẻ, nghỉ hậu sản và người tầm tỵ.
Ông Rudd đã lo ngại và đã nhích qua cánh Hữu một cách thực dụng trong những vấn đề người tầm tỵ và buôn bán khí thải, ông tiếp tục biện luận cho một chương trình trả lương nghỉ hậu sản ít hậu hĩ hơn phe đối lập và ông đã vất bỏ kế hoạch xây dựng thêm trung tâm giữ trẻ. Rất nhiều bạn đồng liêu đồng đảng của ông đã bày tỏ trong vòng thân mật riêng tư sự kinh tởm của họ đối với sự di dịch của ông trong vấn đề người tầm tỵ. Tuy nhiên, hiện nay họ vẫn cắn răng ngậm miệng vì họ tin rằng ông Abbott đang thành công trong việc khai thác một sức mạnh chính trị đáng ngại từ tính bài ngoại, vốn có thể cướp mất vài ghế từ đảng Lao động nếu họ không chịu im miệng. Họ nói rằng, im miệng là cái giá phải trả để được tái đắc cử.
Trong khi đó thì ông Abbott tiếp tục miêu tả ông Rudd như một vị thủ tướng sẵn sàng nói bất cứ điều gì với cử tri rồi sau đó “không làm gì cả”. Có một chút sự thật trong cách miêu tả ấy. Thế nhưng, để ông Abbott nói như thế thì quả là một điều hơi quá đáng bởi vì sự khó khăn của chính ông ta đối với sự thực gần đây đã được phơi bày một cách đau đớn.
Khi cuộc tổng tuyển cử ngày càng tiến hơn, chính phủ Rudd sẽ miêu tả ông Abbott như một nguy cơ đối với nền kinh tế Úc cũng như đối với cấu trúc của xã hội Úc. Và một trong những phần quan trọng chủ yếu của kế sách này cũng sẽ là việc tấn công ông Joe Hockey, phát ngôn nhân kinh tế đối lập, đồng thời là kẻ trong tương lai sẽ kế vị lãnh tụ, như một kẻ tập sự cẩu thả không xứng đáng.
Sự thành công của ông Abbot trong cương vị lãnh tụ, dựa theo kết quả các cuộc  thăm dò dân ý, đã có một ảnh hưởng khác nữa. Đó là việc tạm trét giấy, tô hồ che giấu những sự bất đồng ý kiến nghiêm trọng giữa những người ở hàng ghế đầu của đảng Tự Do về sự khác biệt giữa thực chất và phong thái. Rất nhiều dân biểu Tự Do thâm niên có một sự cảm nhận rất mạnh mẽ rằng đảng này hiện nay chỉ cương đại tùy hứng về chích sách, rằng không có sự quan tâm về chi tiết, rằng có quá ít người nhận quá nhiều trách nhiệm nặng nề và cái nạn sùng bái cá nhân xoay quanh ông Abbott sẽ không đủ để hất cẳng ông Rudd mặc dầu cử tri ngày càng nghĩ lại về ông Rudd.
Đàng sau hậu trường thì những thủ đoạn tranh quyền lãnh đạo cũng như việc làm điệu bộ vẫn tiếp tục, có lẽ trong sự tính toán đợi chờ cho một sự thất bại của phe liên đảng trong kỳ bầu cử vốn sẽ phơi bày bản chất hời hợt của sự yểm trợ mà đảng Tự Do dành cho ông Abbott. Từ xưa đến nay, không một chính phủ nào hoặc phe đối lập nào suy nghĩ đến vấn đề lãnh đạo và lãnh tụ nếu họ có một niềm tin vững chãi. Và chuyện này lại mang chúng ta trở về với sức nắm vào chức lãnh tụ lao động của ngài thủ tướng.
Cách đây 4 hoặc 5 tháng thì không một ai trong tập thể  dân biểu Lao động có thể nghĩ đến một lãnh tụ nào khác hơn ngoài ông Kevin Rudd. Nếu đặt nghi vấn về sự phán xét của ông, về kế hoạch và sách lược của ông thì đó là sự vi phạm một cách trầm trọng tới Đức Tin vô lãnh tụ Kevin Rudd. Thế nhưng, tâm trạng và tính khí đã có nhiều thay đổi thật tinh tế. Những người ở hàng ghế đầu cũng như những dân biểu bạch đinh không còn cung kính hoặc tôn trọng Kevin Rudd như xưa nữa. Thậm chí một vài người còn thố lộ cả sự khinh bỉ đối với ông.
Nhưng, có thể họ cũng không khác gì một số cử tri. Ông Rudd bắt đầu nhiệm kỳ với một số vốn chính trị thật khổng lồ nhờ vào sự lo ngại chán chường mà cử tri dành cho chính phủ Howard và phong thái đầy tràn sự lạc quan của đảng Lao động trong những vấn đề như giữ trẻ, môi trường, y tế và giáo dục. Thế nhưng, ông đã để cho những thành quả đáng kể của chính phủ ông trong việc ổn định kinh tế, trong lãnh vực giáo dục và trong lãnh vực y tế bị che khuất bởi những thất bại khi thi hành chính sách, bởi sự dè dặt khi cải cách và sự hời hợt nông cạn về chính trị.
Vào ngày thứ Tư 2/6 tới đây ông Rudd sẽ là diễn giả trong một buổi ăn tối tại tòa nhà Quốc Hội cũ (Old Parliament House) để đánh dấu 100 năm ngày đắc cử của chính phủ mang tính cải cách của ông Andrew Fisher. Ông sẽ nói về “các giá trị của đảng Lao động”.
Buổi tiệc này trùng hợp, một cách may mắn, với bữa tiếp tân thường niên của Hội Đồng Khoáng Sản Úc (Minerals Council of Australia), nơi mà thủ tướng đương nhiệm thường được mời làm diễn giả. Ông sẽ không thắng được gì nhiều bằng việc bước vào hang cọp một lần nữa trong khi tất cả những bạn đồng liêu đồng đảng của ông đều đồng ý rằng việc mà ông cần phải làm- nhân danh sự cải cách-  là đẩy cho thông cái thuế trên lợi tức thặng dư RSPT mà không có vẻ gì là đầu hàng chào thua cả.
Chuyện này sẽ giúp cho thủ tướng có cơ hội thổi một luồng sinh khí mới để làm phấn chấn lại nhuệ khí đang suy sụp và công bố một kế hoạch cải cách cho nhiệm kỳ thứ nhì. Nhưng liệu thủ tướng có làm như thế không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.