Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Kevin Rudd, Chính Khách Độc Tài Từ Qld?

25/04/201000:00:00(Xem: 3197)

Thời sự nước Úc: Kevin Rudd, Chính khách độc tài từ QLD" - Hoàng Đ.Thư

Tuần qua, các nhật báo của hãng News Ltd đồng loạt cho chạy bản tin trang bìa: TT Rudd cùng các  bộ trưởng của ông coi nhân viên văn phòng như chó và số nhân viên thôi việc vì mệt mỏi chán nản quá độ (burnout) lên đến 60% trong thời gian vỏn vẹn có hơn một năm.
Theo các bản tin này thì kể từ khi đảng Lao Động nắm chính quyền đến nay đã có 262 nhân viên văn phòng bộ trưởng, trong số 444 chức vụ, đã thôi việc. Ba tổng trưởng có tỷ lệ nhân viên thôi việc cao hơn 100%, trong đó có Tổng Trưởng Thanh Niên và Thể Thao Kate Ellis, với 13 người xin thôi việc từ dàn nhân viên 10 người. Riêng thủ tướng Rudd đã có 28 nhân viên  từ văn phòng của ông nghỉ việc, khiến cho một số người trong nội bộ chính phủ mỉa mai gọi văn phòng của ông là phòng để nhân viên chờ chuyển tiếp (transit lounge).
Ông Rudd cho rằng áp lực rất cao của một văn phòng chính trị gia có nghĩa là nó không nên được so sánh với văn phòng của giới doanh nhân bình thường. Ông nói: “Đấy là một cuộc đời rất khó khăn. Người ta thường xuyên phải dời chỗ ở, giờ giấc làm việc thì điên khùng, không khí gắt gao và người khác lúc nào cũng gọi điện thoại đến và muốn chuyện X, chuyện Y, chuyện Z phải đuộc thực  hiện trong một thời gian thật ngắn ngủi. Nhưng tôi muốn quay trở về một sự thật rất đơn giản: chúng tôi được dân Úc bầu lên để làm việc. Một năm làm việc của nhân viên văn phòng có lẽ tương đương với một năm tuổi của chó, có nghĩa là một năm có giá trị bằng 7 năm đời thường. Và vì thế, nếu có ai làm việc với tôi 3 hoặc 4 năm thì cũng tương đương với 28 hoặc 30 năm bình thường”.  Cũng theo những bài báo này thì một số cựu nhân viên cũng hết sức bất mãn với phong cách quản lý của ông và cho rằng ông có thể bất thình lình nổi dóa bất cứ lúc nào.
Sau đây, xin mời qúy độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận định của ký giả Paul Daley về phong thái làm việc của TT Rudd, tựa đề “It's a Labor of (lost) love for Rudd” đăng tải trên tuần báo The Sun Herald hôm 18/4/10 vừa qua.

*

Mười hai tháng sau khi ông dọn vào Phủ Thủ Tướng (The Lodge), trong khi các cuộc thăm dò dân ý vẫn cho rằng ông Kevin Rudd là một trong những thủ tướng đắc nhân tâm nhất của Úc thì một vài bạn đồng liêu đồng đảng Lao động của ông chỉ biết lắc đầu ngạc nhiên. Họ nói với nhau rằng quả thật là một chuyện bất thường khi một kẻ có rất ít bằng hữu trong đảng Lao động lại có thể được dân chúng ưa thích quá đỗi như thế chứ.
Đảng Lao Động không bao giờ thích những kẻ cô độc, đứng ngoài, và lúc nào cũng nghi ngờ- thậm chí miệt thị, khinh thường- những người trí thức thực sự. Và ông Rudd là cả hai loại người này.
Giờ đây thì ông Rudd khăng khăng, và đôi khi om sòm ngỗ ngược, áp đặt cái kế hoạch y tế liên bang của ông lên một vài tiểu bang khó bảo. Những người biết rõ về ông, hoặc đã quan sát ông cẩn thận trong nhiều năm tin rằng phong thái hành xử của ông hiện nay hoàn toàn phù hợp với thái độ mà qua đó ông đã luôn sử dụng quyền lực chính trị.
Vì ông Rudd là một người thích tập trung quyền lực vốn tin vào phương pháp quân giai từ trên đưa xuống để đạt kết quả, cho dù đó là việc ra lệnh cho các tổng trưởng của ông ta những điều khoản và điều kiện để họ tuân thủ trong việc đối phó với giới truyền thông về những tiểu tiết của chính sách, hoặc bắt nạt các thủ hiến Lao động về vấn đề cải cách y tế.
Và khoảng cuối thập niên 1980, trong lúc những người đảng viên  Lao động cùng thời với ông lo dồn người vào các chi bộ và tuyển mộ đảng viên bằng lời hứa sẽ cho một ly bia miễn phí thì ông Rudd lại chọn con đường trắc trở, ngoằn ngoèo hơn để vào chính trường qua bộ Ngoại Giao trước khi quay về làm việc cho lãnh tụ đối lập Queensland (và sau này là thủ hiến) Wayne Goss.
Trong lúc làm việc dưới trướng ông Goss- qua nhiều chức vụ, từ bí thư chính, đổng lý văn phòng và tổng giám đốc văn phòng nội các- ông Rudd được biết đến vì năng lực miệt mài làm việc không ngừng nghỉ, của ông cũng như xu hướng phân tích một cách khách quan, lạnh lùng của ông. Một khi ông đã quyết định một phương hướng hành động, cho dù đúng hay sai, ông thường có thiên hướng bất di dịch, và vì thế đôi lúc tạo ảnh hưởng xấu cho chính ông hoặc cho chính phủ của ông Goss.
Dạo ấy, cũng như bây giờ, ông có cái nhìn đầy miệt thị mà không cần che giấu về những người trong đảng Lao động vốn miệt mài với những chuyện mà ông cho là chạy mánh ngoài rìa của đảng Lao động, những kẻ nhồi nhét người vào chi bộ, những kẻ cố dàn xếp các vụ tuyển ứng viên, một vài lãnh tụ công đoàn và các ông trùm phe nhóm.
Và vì thế không có gì đáng ngạc nhiên cả khi ông Rudd tự đặt mình vào trọng tâm quyền lực của chính phủ Goss. Với tư cách tổng giám đốc của văn phòng nội các của ông Goss thì ông Rudd là người có quyền lực thứ nhì (có thể là thứ nhất) ở Queensland. Ông tự biến mình thành người có quyết định tối hậu về văn kiện nào sẽ được trình ra trước nội các và bộ trưởng nào sẽ được ông Goss lắng nghe.


Ông khét tiếng tàn nhẫn với bất kỳ bộ trưởng nào hoặc công chức nào đệ nộp những văn kiện đề nghị mà ông cho là cẩu thả, ông gọi những văn kiện không đủ tiêu chuẩn là “cứt” và bảo tác giả của nó đừng làm mất thời giờ của ông nữa. Ngôn ngữ ấy của ông là một sự chọn lựa thường xuyên và không bao lâu sau thì ông được biết đến với tục danh là “Bác Sĩ Tử Thần” vì “cái nhìn trừng trừng của tử thần” mà ông dành cho những kẻ ông sắp sửa quở mắng chửi rủa.
Dạo ấy ông Rudd không phải là một người tế nhị. Và bây giờ thì cũng không có thay đổi gì nhiêu. Ông không nhẹ nhàng thơ thới bước vào quốc hội như phần lớn những nhà lãnh tụ thường làm, qua những cuộc thương thảo thông đồngđể được tuyển chọn làm ứng viên của một đơn vị an toàn vững chắc. Thật vậy, ông ra tranh cử cho đảng Lao động tại đơn vị Griffith, bị thảm bại và chỉ đắc cử khi ra tranh cử lần thứ nhì năm 1998 mà thôi.
Kể từ thời điểm mà ông ra tranh quyền ứng cử viên thì ông Rudd đã bảo với bạn bè ngoài đảng rằng ông bước vào chính trường để trở thành thủ tướng. Những người cùng thời trong đảng Lao động chế nhạo tham vọng của ông, khẳng định rằng có một cái vẻ gì đó của ông khiến cho ông không thể nào có hy vọng leo lên chức vụ hàng đầu ấy. Một người đồng liêu đồng đảng thâm niên vẫn nhắc đến cái vẻ này như cái sự khác biệt của ông.
Trong tư cách một dân biểu bạch đinh, và sau đó là một người trong nội các đối lập, ông Rudd chuyên chú vào việc phát triển chính sách. Ông chăm chỉ nhẫn nại ve vãn giới truyền thông đại chúng hơn là bắc cầu thân hữu trong đảng, đôi lúc phương hại đến bạn đồng liêu đồng đảng vốn chịu trách nhiệm về lãnh vực mà ông vừa làm ô uế.
Phần còn lại đã đi vào lịch sử mà chúng ta đều biết. Cuối cùng thì cái hình ảnh mà ông xây dựng được trong vai trò phát ngôn nhân đối lập về ngoại giao, cái vẻ ổn định của ông và cái sự khác biệt của ông trong nội bộ đảng Lao động đã biến ông thành một sự chọn lựa rõ rệt và hấp dẫn- thay vì bà Julia Gillard- để thay thế ông Kim Beazley vào cuối năm 2006.
Kể từ khi đại thắng trong kỳ tổng tuyển cử năm 2007 đến nay thì ông Rudd có một quyền hạn lớn lao trong nội bộ đảng mà có lẽ chỉ có ông Bob Hawke có được trong những ngày đầu tiên của chính phủ của ông ta năm 1983 mà thôi. Ông Rudd không quen nghe người ta từ chối ông bất cứ điều gì.
Nhiều tổng trưởng kín đáo than phiền về phong cách của ông cũng như sự bực dọc của họ khi họ phải để văn phòng của ông lọc lựa tất cả- từ các thông cáo báo chí cho đến những công bố thật vô hại. Người ta nói rằng có rất ít người trong nội các ưa thích ông. Thế nhưng họ tiếp tục nể trọng ông và, có lẽ quan trọng nhất, vẫn lắng nghe và tuân thủ theo ông trong vấn đề chính trị và chính sách.
Mặc dù chính phủ Lao động liên bang của ông Rudd hô hào rằng mục tiêu của họ là đưa đến một kỷ nguyên mới về sự hợp tác giữa liên bang và tiểu bang, thế nhưng dường như phong thái quân giai từ trên xuống của ông đối với một vài thủ hiến Lao động đang dẫn đến một kết quả hoàn toàn trái ngược.
Buổi họp đầu tiên của ông Rudd với thủ hiến NSW là bà Kristina Keneally không thể nào là một bình minh mới mẻ trong lãnh vực quan hệ giữa lãnh tụ tiểu bang và liên bang được. Qúy vị còn nhớ không" Ông Rudd phớt lờ bà Keneally, đập nắm tay xuống bàn và nói: “Được rồi, tốt, hãy tiến hành với một vài cải cách y tế”.
Được rồi, tốt! Ai có thể cưỡng lại cách mời mọc như thế chứ" Bà Keneally hòa nhã và độ lượng bỏ qua. Quả thật bà đáng ngợi khen vì sau một nỗ lực nhằm hạ nhục bà như thế mà bà vẫn còn có thể  thương lượng với ông Rudd với thiện tâm thiện ý về kế hoạch của ông trong việc điều chỉnh phương thức tài trợ cho bệnh viện và quản lý y tế.
Đàng sau đề nghị của ông Rudd về phương thức tài trợ cho bệnh viện là cả một biện luận cấp bách về công ích, và ông Rudd đã giành được sự yểm trợ đáng kể từ công chúng cho đề nghị cải cách của ông. Thế nhưng, vẫn còn nhiều nghi ngại rằng kế hoạch này của chính phủ liên bang có đủ bao quát hoặc có đủ khả năng để cải thiện y tế công cộng trong lúc không thực sự đưa thêm tài trợ nào từ chính phủ liên bang cả.
Trong hội nghị bàn tròn sắp tới đây giữa thủ tướng Rudd và các thủ hiến chắc chắn sẽ không có nhiều thiện cảm. Đặc biệt là giữa ông Rudd và ông John Brumby thủ hiến Victoria, vốn tuyệt đối chống đối kế hoạch y tế của liên bang và không để ai xem như đấy là chuyện đã rồi cả.  Ông Brumby, một người giầu kinh nghiệm và được nể trọng đã gần như bảo ông Rudd hãy quên cái kế hoạch ấy đi.
Việc ông Brumby so sánh phong thái của ông Rudd trong vấn đề cải cách y tế như phong thái của ông Joh Bjelke-Petersen (cựu thủ hiến Queensland) không phải là một việc lỡ lời. Điều mà ông Brumby muốn nói, đấy là một phong thái độc tài, độc đoán và tập trung quyền lực. Và, quả thật ông Rudd, như ông Joh Bjelke Petersen, có phong cách khá độc đáo đặc biệt. Có lẽ đó là đặc tính của chính khách Queensland!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.